spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Các biện pháp điều trị chấy rận

    spot_img

    1. Các thuốc điều trị chấy rận

    Thuốc bôi tại chỗ điều trị chấy rận có hai cơ chế chính: Khiến chấy rận bị ức chế hô hấp và làm chấy rận bị tê liệt do nhiễm độc thần kinh trung ương. Tác dụng của thuốc bôi tác dụng lên trứng chấy rận kém hơn so với con trưởng thành. Do đó, thường phải điều trị nhắc lại sau 7 – 10 ngày.

    – Permethrin 1%: Là một trong những thuốc bôi ngoài da trị chấy rận thường được sử dụng nhất và khá an toàn. Tuy nhiên ký sinh trùng đề kháng với thuốc này đã được ghi nhận.

    Ở dạng dầu gội, thuốc có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên.

    – Piperonyl butoxide + pyrethrin: Là thuốc được sản xuất từ hoa cúc, có thể sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Không sử dụng thuốc này nếu bị dị ứng với hoa cúc hoặc cỏ lưỡi chó.

    – Dimethicone: Là thuốc điều trị chấy rận có chứa silicon, không chứa chất diệt sâu bọ. Thuốc hoạt động bằng cách bao phủ và ngăn chặn khả năng sử dụng nước của chấy rận. Một số nghiên cứu đã cho thấy thuốc trị chấy rận này có hiệu quả hơn các sản phẩm có chứa chất trừ sâu bọ.

    Các biện pháp điều trị chấy rận- Ảnh 1.

    HÌnh ảnh chấy rận ký sinh tại các vùng trong cơ thể người.

    Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn. Không sử dụng nhiều hơn liều lượng được khuyến cáo và không kết hợp các sản phẩm trị chấy rận khác. Trường hợp dùng thuốc không thấy hiệu quả, cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn sử dụng loại thuốc mạnh hơn.

    – Cồn benzyl: Dung dịch benzyl alcohol 5% có tác dụng diệt chấy rận do tác dụng ức chế hô hấp của mầm bệnh. Thuốc này chỉ giết chết chấy sống, không giết được trứng. Có thể sử dụng thuốc để điều trị chấy ở trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Thuốc cũng an toàn cho phụ nữ mang thai/cho con bú.

    – Malathion 0,5%: Có tác dụng ức chế hô hấp ở các loài chân đốt. Là thuốc trị chấy loại rất mạnh, có tác dụng làm tê liệt, giết chấy và một số trứng chấy. Thuốc được sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên. Sau 7-9 ngày điều trị, nếu vẫn thấy chấy xuất hiện, cần điều trị lần thứ 2.

    Lưu ý: Thuốc có nhược điểm mùi gây khó chịu và thời gian sử dụng thuốc thường lâu khoảng 8 – 12 giờ mỗi lần. Thuốc dễ gây cháy, do đó cần để xa nguồn nhiệt, vật dễ gây cháy như máy sấy tóc, máy làm xoăn tóc, bật lửa, lò sưởi, máy sưởi ấm, bếp ga. Khi đang bôi thuốc, không nên sử dụng các vật dụng trên.

    – Spinosad 0,9%: Thuốc gây độc thần kinh với mầm bệnh, thường được chỉ định khi các phương pháp khác không hiệu quả. Thuốc có thể giết chết chấy sống và trứng chấy với một lần điều trị. Thuốc an toàn sử dụng cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên.

    – Ivermectin: Là thuốc uống duy nhất có thể sử dụng để diệt chấy rận trong một số thử nghiệm lâm sàng. Thuốc được cho là biện pháp thay thế khi các biện pháp khác không hiệu quả. Thuốc có thể tiêu diệt hầu hết chấy, không cần phải chải trứng và không cần phải điều trị lần thứ hai.

    Ngoài dùng thuốc, cần kết hợp các biện pháp như đun sôi quần áo, chăn màn, giặt sạch phơi ở ngoài trời nắng nhiệt độ cao. Tầm soát và điều trị chấy rận cho cả gia đình, trẻ cùng nhà trẻ để tránh nguy cơ tái phát.

    2. Điều trị chấy da đầu

    – Cách điều trị tối ưu nhất là sử dụng thuốc diệt trứng chấy hoặc dùng dầu gội trị chấy kết hợp với phương pháp loại bỏ chấy, trứng chấy bằng tay.

    – Nên cắt tóc ngắn để việc loại bỏ chấy dễ dàng hơn. Cần tìm nguồn lây chấy để cùng điều trị triệt để.

    – Không tiếp xúc và dùng chung đồ với người có chấy.

    – Đồ dùng cá nhân cần phải được giặt sạch với nước trên 60 độ, phơi khô ngoài trời nắng nhiệt độ cao rồi bọc kín trong túi nilon trong 2 tuần.

    Các biện pháp điều trị chấy rận- Ảnh 3.

    Rận có thể sống trên quần áo và là nguồn lây bệnh nếu không xử lý sạch.

    3. Điều trị rận

    Trước hết, cần cải thiện vệ sinh cá nhân của người bị nhiễm rận, bao gồm thay quần áo sạch thường xuyên. Quần áo, ga trải giường, gối, khăn tắm của người nhiễm rận phải được khử sạch bằng nước nóng từ 60 độ trở lên. Sấy khô và bọc kín trong túi nilon trong 2 tuần.

    Đối với rận mu, sử dụng các sản phẩm không kê đơn như thuốc bôi permethrin 1% hoặc pyrethrin, rửa sạch sau 10 phút. Nếu không thấy hiệu quả cần đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc mạnh hơn như malathion, ivermectin… Người bệnh cũng cần kết hợp thuốc và thay đổi lối sống để quá trình điều trị hiệu quả hơn.

    Ngoài ra cần:

    – Vệ sinh kỹ khu vực nhiễm rận, mặc đồ lót mới và quần áo sạch sẽ, khô ráo.

    – Không quan hệ tình dục đến khi hết nhiễm rận.

    – Đối với phụ nữ mang thai, khi sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Các biện pháp điều trị chấy rận

    1. Các thuốc điều trị chấy rận

    Thuốc bôi tại chỗ điều trị chấy rận có hai cơ chế chính: Khiến chấy rận bị ức chế hô hấp và làm chấy rận bị tê liệt do nhiễm độc thần kinh trung ương. Tác dụng của thuốc bôi tác dụng lên trứng chấy rận kém hơn so với con trưởng thành. Do đó, thường phải điều trị nhắc lại sau 7 – 10 ngày.

    – Permethrin 1%: Là một trong những thuốc bôi ngoài da trị chấy rận thường được sử dụng nhất và khá an toàn. Tuy nhiên ký sinh trùng đề kháng với thuốc này đã được ghi nhận.

    Ở dạng dầu gội, thuốc có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên.

    – Piperonyl butoxide + pyrethrin: Là thuốc được sản xuất từ hoa cúc, có thể sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Không sử dụng thuốc này nếu bị dị ứng với hoa cúc hoặc cỏ lưỡi chó.

    – Dimethicone: Là thuốc điều trị chấy rận có chứa silicon, không chứa chất diệt sâu bọ. Thuốc hoạt động bằng cách bao phủ và ngăn chặn khả năng sử dụng nước của chấy rận. Một số nghiên cứu đã cho thấy thuốc trị chấy rận này có hiệu quả hơn các sản phẩm có chứa chất trừ sâu bọ.

    Các biện pháp điều trị chấy rận- Ảnh 1.

    HÌnh ảnh chấy rận ký sinh tại các vùng trong cơ thể người.

    Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn. Không sử dụng nhiều hơn liều lượng được khuyến cáo và không kết hợp các sản phẩm trị chấy rận khác. Trường hợp dùng thuốc không thấy hiệu quả, cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn sử dụng loại thuốc mạnh hơn.

    – Cồn benzyl: Dung dịch benzyl alcohol 5% có tác dụng diệt chấy rận do tác dụng ức chế hô hấp của mầm bệnh. Thuốc này chỉ giết chết chấy sống, không giết được trứng. Có thể sử dụng thuốc để điều trị chấy ở trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Thuốc cũng an toàn cho phụ nữ mang thai/cho con bú.

    – Malathion 0,5%: Có tác dụng ức chế hô hấp ở các loài chân đốt. Là thuốc trị chấy loại rất mạnh, có tác dụng làm tê liệt, giết chấy và một số trứng chấy. Thuốc được sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên. Sau 7-9 ngày điều trị, nếu vẫn thấy chấy xuất hiện, cần điều trị lần thứ 2.

    Lưu ý: Thuốc có nhược điểm mùi gây khó chịu và thời gian sử dụng thuốc thường lâu khoảng 8 – 12 giờ mỗi lần. Thuốc dễ gây cháy, do đó cần để xa nguồn nhiệt, vật dễ gây cháy như máy sấy tóc, máy làm xoăn tóc, bật lửa, lò sưởi, máy sưởi ấm, bếp ga. Khi đang bôi thuốc, không nên sử dụng các vật dụng trên.

    – Spinosad 0,9%: Thuốc gây độc thần kinh với mầm bệnh, thường được chỉ định khi các phương pháp khác không hiệu quả. Thuốc có thể giết chết chấy sống và trứng chấy với một lần điều trị. Thuốc an toàn sử dụng cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên.

    – Ivermectin: Là thuốc uống duy nhất có thể sử dụng để diệt chấy rận trong một số thử nghiệm lâm sàng. Thuốc được cho là biện pháp thay thế khi các biện pháp khác không hiệu quả. Thuốc có thể tiêu diệt hầu hết chấy, không cần phải chải trứng và không cần phải điều trị lần thứ hai.

    Ngoài dùng thuốc, cần kết hợp các biện pháp như đun sôi quần áo, chăn màn, giặt sạch phơi ở ngoài trời nắng nhiệt độ cao. Tầm soát và điều trị chấy rận cho cả gia đình, trẻ cùng nhà trẻ để tránh nguy cơ tái phát.

    2. Điều trị chấy da đầu

    – Cách điều trị tối ưu nhất là sử dụng thuốc diệt trứng chấy hoặc dùng dầu gội trị chấy kết hợp với phương pháp loại bỏ chấy, trứng chấy bằng tay.

    – Nên cắt tóc ngắn để việc loại bỏ chấy dễ dàng hơn. Cần tìm nguồn lây chấy để cùng điều trị triệt để.

    – Không tiếp xúc và dùng chung đồ với người có chấy.

    – Đồ dùng cá nhân cần phải được giặt sạch với nước trên 60 độ, phơi khô ngoài trời nắng nhiệt độ cao rồi bọc kín trong túi nilon trong 2 tuần.

    Các biện pháp điều trị chấy rận- Ảnh 3.

    Rận có thể sống trên quần áo và là nguồn lây bệnh nếu không xử lý sạch.

    3. Điều trị rận

    Trước hết, cần cải thiện vệ sinh cá nhân của người bị nhiễm rận, bao gồm thay quần áo sạch thường xuyên. Quần áo, ga trải giường, gối, khăn tắm của người nhiễm rận phải được khử sạch bằng nước nóng từ 60 độ trở lên. Sấy khô và bọc kín trong túi nilon trong 2 tuần.

    Đối với rận mu, sử dụng các sản phẩm không kê đơn như thuốc bôi permethrin 1% hoặc pyrethrin, rửa sạch sau 10 phút. Nếu không thấy hiệu quả cần đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc mạnh hơn như malathion, ivermectin… Người bệnh cũng cần kết hợp thuốc và thay đổi lối sống để quá trình điều trị hiệu quả hơn.

    Ngoài ra cần:

    – Vệ sinh kỹ khu vực nhiễm rận, mặc đồ lót mới và quần áo sạch sẽ, khô ráo.

    – Không quan hệ tình dục đến khi hết nhiễm rận.

    – Đối với phụ nữ mang thai, khi sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!