spot_img
26.2 C
Ho Chi Minh City
Thứ Tư, 23 Tháng 7, 2025
More

    Các biện pháp đơn giản giúp phòng bệnh truyền nhiễm mùa mưa bão

    spot_img

    Để chủ động phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong mùa mưa bão là biện pháp giúp cộng đồng ngăn ngừa bệnh dịch và tự bảo vệ sức khoẻ.

    Vệ sinh môi trường ngăn ngừa dịch bệnh

    Để chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão, các gia đình cần kiểm tra giếng nước, nhà tiêu, nhà tắm, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phát hiện những chỗ hư hỏng, rò, dột, sụt, lún để kịp thời sửa chữa.

    Nạo vét, khơi thông cống rãnh nước thải để khi mưa to không bị tắc, không làm nhiễm bẩn đất và nguồn nước.

    Chuồng chăn nuôi gia cầm cần được vệ sinh, tẩy uế định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan y tế, thú y nhằm bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là phòng chống cúm A/H5N1 cho gia cầm và tránh lây nhiễm sang người. Phân gia súc, gia cầm cần được trộn vôi bột, ủ mục trước khi đem sử dụng. Xác động vật chết cần được thu gom, chôn sâu, cách xa nguồn nước, xa khu dân cư. Tuyệt đối không vứt xuống các dòng sông, dòng suối, các bờ ao, bụi cây…

    Các biện pháp đơn giản giúp phòng bệnh truyền nhiễm mùa mưa bão- Ảnh 1.

    Vệ sinh môi trường ngăn ngừa bệnh dịch mùa mưa bão.

    Thu gom và xử lý thường xuyên các loại rác thải sinh hoạt bằng các cách: chôn, đốt, ủ mục làm phân bón… Bảo vệ nguồn nước từ giếng khơi, giếng khoan, bể chứa nước mưa… Kiểm tra các dụng cụ dự trữ nước sạch.

    Khi có mưa lớn, hoặc lụt úng xảy ra trên địa bàn, cần giữ vệ sinh nơi ăn, chốn ở, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (nếu có), hoặc dùng hóa chất để làm sạch nước. Thu gom và xử lý chất thải của người và gia súc, gia cầm. Hết đợt úng lụt, cần khẩn trương kiểm tra, đánh giá tình trạng các công trình vệ sinh.

    Nước rút đến đâu vệ sinh nhà cửa, sân thềm, chuồng trại đến đó. Những giếng khơi bị ngập, hoặc bị thấm nước bẩn cần được hút cạn, thau rửa. Có thể dùng vôi hoặc hóa chất, viên Cloramin B để làm sạch giếng ăn. Bể và các dụng cụ chứa nước ăn cần được cọ rửa sạch sẽ, bổ sung nước mới và đậy kín.

    Nhà tiêu, chuồng gia súc, gia cầm sau khi ngập nước phải được tẩy uế, sửa chữa, bảo đảm vệ sinh, tránh làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm nơi ở.

    Thu gom rác thải, chôn xác súc vật xa nơi ở, xa nguồn nước. Những khu chăn nuôi, các trang trại lớn sau khi ngập úng cần được tẩy trùng bằng hóa chất hoặc vôi bột.

    Lựa chọn thực phẩm an toàn

    Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi; thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

    Chúng ta cần chú ý tới vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn; diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô … hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng; thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế;… Đặc biệt, khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

    Mùa mưa là mùa tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn, vi nấm, các loại giun sán, ký sinh trùng phát triển, gây bệnh, bệnh có thể lây lan thành dịch ở cộng đồng. Mỗi mầm bệnh có đường lây lan khác nhau từ người bệnh sang người lành.

    Những đường lây bệnh thường gặp là: Lây qua đường hô hấp; đường tiêu hóa; các vết đốt của côn trùng; vết cắn của động vật; đường tình dục… Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã và đang lưu hành tại các địa phương bao gồm: Sốt xuất huyết; Tay – Chân – Miệng; Tiêu chảy; Cúm; Viêm não Nhật Bản…

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bản Tin Y Tế 18/7: Bị rắn hổ mang chúa cắn, người đàn ông ngừng tim, hôn mê sau đắp thuốc lá

    (Thông tin sức khỏe) - Sau hai giờ bị rắn hổ mang chúa cắn, người đàn ông 50 tuổi nguy kịch, nguy cơ tử...
    Lạc có nhiều lợi ích, nên ăn hằng ngày không?- Ảnh 1.

    Lạc có nhiều lợi ích, nên ăn hằng ngày không?

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều người có sở thích ăn lạc hằng ngày, điều này có thể mang lại lợi ích sức khỏe...

    Bản Tin Y Tế 18/7: Bị rắn hổ mang chúa cắn, người đàn ông ngừng tim, hôn mê sau đắp thuốc lá

    (Thông tin sức khỏe) - Sau hai giờ bị rắn hổ mang chúa cắn, người đàn ông 50 tuổi nguy kịch, nguy cơ tử...
    Lạc có nhiều lợi ích, nên ăn hằng ngày không?- Ảnh 1.

    Lạc có nhiều lợi ích, nên ăn hằng ngày không?

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều người có sở thích ăn lạc hằng ngày, điều này có thể mang lại lợi ích sức khỏe...
    7 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột- Ảnh 1.

    7 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột

    (Thông tin sức khỏe) - Đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đường tiêu hóa không tốt....

    bạn Nên đọc!

    Bản Tin Y Tế 18/7: Bị rắn hổ mang chúa cắn, người đàn ông ngừng tim, hôn mê sau đắp thuốc lá

    (Thông tin sức khỏe) - Sau hai giờ bị rắn hổ mang chúa cắn, người đàn ông 50 tuổi nguy kịch, nguy cơ tử vong cao; Ăn cơm với cá muối chua, người đàn ông nguy kịch vì ngộ độc Botulinum; Bé gái 13 tuổi nguy kịch do biến chứng đái tháo đường loại 1,... Đây đều là những thông tin có trong bản tin y tế hôm nay.

    Các biện pháp đơn giản giúp phòng bệnh truyền nhiễm mùa mưa bão

    Để chủ động phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong mùa mưa bão là biện pháp giúp cộng đồng ngăn ngừa bệnh dịch và tự bảo vệ sức khoẻ.

    Vệ sinh môi trường ngăn ngừa dịch bệnh

    Để chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão, các gia đình cần kiểm tra giếng nước, nhà tiêu, nhà tắm, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phát hiện những chỗ hư hỏng, rò, dột, sụt, lún để kịp thời sửa chữa.

    Nạo vét, khơi thông cống rãnh nước thải để khi mưa to không bị tắc, không làm nhiễm bẩn đất và nguồn nước.

    Chuồng chăn nuôi gia cầm cần được vệ sinh, tẩy uế định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan y tế, thú y nhằm bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là phòng chống cúm A/H5N1 cho gia cầm và tránh lây nhiễm sang người. Phân gia súc, gia cầm cần được trộn vôi bột, ủ mục trước khi đem sử dụng. Xác động vật chết cần được thu gom, chôn sâu, cách xa nguồn nước, xa khu dân cư. Tuyệt đối không vứt xuống các dòng sông, dòng suối, các bờ ao, bụi cây…

    Các biện pháp đơn giản giúp phòng bệnh truyền nhiễm mùa mưa bão- Ảnh 1.

    Vệ sinh môi trường ngăn ngừa bệnh dịch mùa mưa bão.

    Thu gom và xử lý thường xuyên các loại rác thải sinh hoạt bằng các cách: chôn, đốt, ủ mục làm phân bón… Bảo vệ nguồn nước từ giếng khơi, giếng khoan, bể chứa nước mưa… Kiểm tra các dụng cụ dự trữ nước sạch.

    Khi có mưa lớn, hoặc lụt úng xảy ra trên địa bàn, cần giữ vệ sinh nơi ăn, chốn ở, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (nếu có), hoặc dùng hóa chất để làm sạch nước. Thu gom và xử lý chất thải của người và gia súc, gia cầm. Hết đợt úng lụt, cần khẩn trương kiểm tra, đánh giá tình trạng các công trình vệ sinh.

    Nước rút đến đâu vệ sinh nhà cửa, sân thềm, chuồng trại đến đó. Những giếng khơi bị ngập, hoặc bị thấm nước bẩn cần được hút cạn, thau rửa. Có thể dùng vôi hoặc hóa chất, viên Cloramin B để làm sạch giếng ăn. Bể và các dụng cụ chứa nước ăn cần được cọ rửa sạch sẽ, bổ sung nước mới và đậy kín.

    Nhà tiêu, chuồng gia súc, gia cầm sau khi ngập nước phải được tẩy uế, sửa chữa, bảo đảm vệ sinh, tránh làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm nơi ở.

    Thu gom rác thải, chôn xác súc vật xa nơi ở, xa nguồn nước. Những khu chăn nuôi, các trang trại lớn sau khi ngập úng cần được tẩy trùng bằng hóa chất hoặc vôi bột.

    Lựa chọn thực phẩm an toàn

    Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi; thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

    Chúng ta cần chú ý tới vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn; diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô … hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng; thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế;… Đặc biệt, khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

    Mùa mưa là mùa tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn, vi nấm, các loại giun sán, ký sinh trùng phát triển, gây bệnh, bệnh có thể lây lan thành dịch ở cộng đồng. Mỗi mầm bệnh có đường lây lan khác nhau từ người bệnh sang người lành.

    Những đường lây bệnh thường gặp là: Lây qua đường hô hấp; đường tiêu hóa; các vết đốt của côn trùng; vết cắn của động vật; đường tình dục… Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã và đang lưu hành tại các địa phương bao gồm: Sốt xuất huyết; Tay – Chân – Miệng; Tiêu chảy; Cúm; Viêm não Nhật Bản…

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bản Tin Y Tế 18/7: Bị rắn hổ mang chúa cắn, người đàn ông ngừng tim, hôn mê sau đắp thuốc lá

    (Thông tin sức khỏe) - Sau hai giờ bị rắn hổ mang chúa cắn, người đàn ông 50 tuổi nguy kịch, nguy cơ tử...
    Lạc có nhiều lợi ích, nên ăn hằng ngày không?- Ảnh 1.

    Lạc có nhiều lợi ích, nên ăn hằng ngày không?

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều người có sở thích ăn lạc hằng ngày, điều này có thể mang lại lợi ích sức khỏe...

    Bản Tin Y Tế 18/7: Bị rắn hổ mang chúa cắn, người đàn ông ngừng tim, hôn mê sau đắp thuốc lá

    (Thông tin sức khỏe) - Sau hai giờ bị rắn hổ mang chúa cắn, người đàn ông 50 tuổi nguy kịch, nguy cơ tử...
    Lạc có nhiều lợi ích, nên ăn hằng ngày không?- Ảnh 1.

    Lạc có nhiều lợi ích, nên ăn hằng ngày không?

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều người có sở thích ăn lạc hằng ngày, điều này có thể mang lại lợi ích sức khỏe...
    7 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột- Ảnh 1.

    7 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột

    (Thông tin sức khỏe) - Đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đường tiêu hóa không tốt....

    bạn Nên đọc!

    Bản Tin Y Tế 18/7: Bị rắn hổ mang chúa cắn, người đàn ông ngừng tim, hôn mê sau đắp thuốc lá

    (Thông tin sức khỏe) - Sau hai giờ bị rắn hổ mang chúa cắn, người đàn ông 50 tuổi nguy kịch, nguy cơ tử vong cao; Ăn cơm với cá muối chua, người đàn ông nguy kịch vì ngộ độc Botulinum; Bé gái 13 tuổi nguy kịch do biến chứng đái tháo đường loại 1,... Đây đều là những thông tin có trong bản tin y tế hôm nay.