spot_img
32.3 C
Ho Chi Minh City
Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024
More

    Các lựa chọn về vaccine phòng cúm

    spot_img

    1. Các loại vaccine phòng cúm mới nhất

    Theo CDC Hoa Kỳ, thuốc chủng ngừa cúm có sẵn bao gồm:

    Vaccine phòng cúm liều tiêu chuẩn được sản xuất bằng cách nuôi cấy virus trong trứng. Hiện có sẵn một số nhãn hiệu vaccine cúm liều tiêu chuẩn khác nhau, bao gồm afluria quadrivalent, fluarix quadrivalent, fluLaval quadrivalent và fluzone quadrivalent… Những loại vaccine này được chấp thuận sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi. Hầu hết các mũi tiêm phòng cúm đều được tiêm vào cánh tay (cơ) bằng kim (Afluria quadrivalent có thể được tiêm bằng kim tiêm đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên).

    – Vaccine phòng cúm dựa trên tế bào  (flucelvax quadrivalent) có chứa virus được nuôi cấy trong tế bào, sử dụng cho người từ 6 tháng tuổi trở lên. Vaccine này hoàn toàn không có trứng.

    – Vaccine ngừa cúm tái tổ hợp  (flublok quadrivalent) là loại thuốc chủng ngừa cúm hoàn toàn không có trứng, được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp và sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Mũi tiêm này không chứa virus mà chứa kháng nguyên gấp ba lần so với các loại vaccine cúm bất hoạt liều tiêu chuẩn khác, giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

    Tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu thì an toàn?

    Có nhiều loại vaccine phòng ngừa cúm và được cập nhật hàng năm.

    – Vaccine ngừa cúm liều cao dựa trên trứng  (fluzone high-dose quadrivalent), được phê duyệt để sử dụng cho người từ 65 tuổi trở lên. Vaccine này chứa kháng nguyên gấp bốn lần so với các loại vaccine cúm bất hoạt liều tiêu chuẩn khác, giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

    – Vaccine cúm bổ trợ dựa trên trứng  (fluad quadrivalent), được chấp thuận cho người từ 65 tuổi trở lên. Vaccine này được bào chế bằng chất bổ trợ (một thành phần giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn).

    Vaccine xịt mũi ngừa cúm giảm độc lực  làm từ trứng (flumist quadrivalent) được bào chế từ virus cúm sống giảm độc lực, được chấp thuận sử dụng cho người từ 2 tuổi đến 49 tuổi. Vaccine này không được khuyến cáo sử dụng cho người mang thai, người bị suy giảm miễn dịch hoặc những người mắc một số bệnh lý nhất định.

    2. Có loại vaccine cúm nào tốt nhất không?

    Theo CDC, một số loại vaccine cúm được ưu tiên khuyên dùng cho những người từ 65 tuổi trở lên. Khuyến nghị này dựa trên việc xem xét các nghiên cứu hiện có cho thấy rằng, ở người trên 65 tuổi, những loại vaccine này có hiệu quả hơn so với vaccine cúm liều tiêu chuẩn không có bổ trợ. Không có khuyến nghị ưu tiên cho những người dưới 65 tuổi. Cụ thể:

    Đối với những người dưới 65 tuổi, CDC không ưu tiên khuyến nghị bất kỳ loại vaccine cúm nào tốt nhất. Các lựa chọn cho nhóm tuổi này bao gồm vaccine cúm bất hoạt (IIV), vaccine cúm tái tổ hợp (RIV) hoặc vaccine cúm sống giảm độc lực (LAIV)…

    – Đối với những người từ 65 tuổi trở lên, có ba loại vaccine cúm được ưu tiên khuyên dùng hơn vaccine cúm liều tiêu chuẩn, không có bổ trợ. Đó là vaccine cúm tứ giá liều cao fluzone, vaccine cúm tái tổ hợp hóa trị bốn flublok và vaccine cúm bổ trợ hóa trị bốn fluad.

    Nếu không có loại vaccine nào trong số ba loại được khuyến nghị ưu tiên trên cho những người từ 65 tuổi trở lên tại thời điểm tiêm, thì những người ở độ tuổi này nên tiêm bất kỳ loại vaccine cúm nào khác phù hợp với lứa tuổi để thay thế.

    Theo Trung tâm tiêm chủng VNVC, liều tiêm và lịch tiêm phòng vaccine cúm ở trẻ em và người lớn cụ thể như sau:

    • Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn: Tiêm liều 0,5 ml.
    • Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vaccine cúm thì tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
    • Trẻ từ trên 9 tuổi và người lớn thì tiêm 1 mũi. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

    Vaccine cúm không có tác dụng ngay lập tức, phải mất khoảng hai tuần sau khi tiêm chủng các kháng thể mới phát triển trong cơ thể và cung cấp khả năng bảo vệ chống lại nhiễm virus cúm. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên tiêm phòng trước khi virus cúm bắt đầu lây lan trong cộng đồng.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được...
    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được...
    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...
    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?- Ảnh 1.

    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống phù...

    bạn Nên đọc!

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, nhồi máu cơ tim có thể tái phát. Vậy cần làm gì để tránh tái phát bệnh.

    Các lựa chọn về vaccine phòng cúm

    1. Các loại vaccine phòng cúm mới nhất

    Theo CDC Hoa Kỳ, thuốc chủng ngừa cúm có sẵn bao gồm:

    Vaccine phòng cúm liều tiêu chuẩn được sản xuất bằng cách nuôi cấy virus trong trứng. Hiện có sẵn một số nhãn hiệu vaccine cúm liều tiêu chuẩn khác nhau, bao gồm afluria quadrivalent, fluarix quadrivalent, fluLaval quadrivalent và fluzone quadrivalent… Những loại vaccine này được chấp thuận sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi. Hầu hết các mũi tiêm phòng cúm đều được tiêm vào cánh tay (cơ) bằng kim (Afluria quadrivalent có thể được tiêm bằng kim tiêm đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên).

    – Vaccine phòng cúm dựa trên tế bào  (flucelvax quadrivalent) có chứa virus được nuôi cấy trong tế bào, sử dụng cho người từ 6 tháng tuổi trở lên. Vaccine này hoàn toàn không có trứng.

    – Vaccine ngừa cúm tái tổ hợp  (flublok quadrivalent) là loại thuốc chủng ngừa cúm hoàn toàn không có trứng, được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp và sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Mũi tiêm này không chứa virus mà chứa kháng nguyên gấp ba lần so với các loại vaccine cúm bất hoạt liều tiêu chuẩn khác, giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

    Tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu thì an toàn?

    Có nhiều loại vaccine phòng ngừa cúm và được cập nhật hàng năm.

    – Vaccine ngừa cúm liều cao dựa trên trứng  (fluzone high-dose quadrivalent), được phê duyệt để sử dụng cho người từ 65 tuổi trở lên. Vaccine này chứa kháng nguyên gấp bốn lần so với các loại vaccine cúm bất hoạt liều tiêu chuẩn khác, giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

    – Vaccine cúm bổ trợ dựa trên trứng  (fluad quadrivalent), được chấp thuận cho người từ 65 tuổi trở lên. Vaccine này được bào chế bằng chất bổ trợ (một thành phần giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn).

    Vaccine xịt mũi ngừa cúm giảm độc lực  làm từ trứng (flumist quadrivalent) được bào chế từ virus cúm sống giảm độc lực, được chấp thuận sử dụng cho người từ 2 tuổi đến 49 tuổi. Vaccine này không được khuyến cáo sử dụng cho người mang thai, người bị suy giảm miễn dịch hoặc những người mắc một số bệnh lý nhất định.

    2. Có loại vaccine cúm nào tốt nhất không?

    Theo CDC, một số loại vaccine cúm được ưu tiên khuyên dùng cho những người từ 65 tuổi trở lên. Khuyến nghị này dựa trên việc xem xét các nghiên cứu hiện có cho thấy rằng, ở người trên 65 tuổi, những loại vaccine này có hiệu quả hơn so với vaccine cúm liều tiêu chuẩn không có bổ trợ. Không có khuyến nghị ưu tiên cho những người dưới 65 tuổi. Cụ thể:

    Đối với những người dưới 65 tuổi, CDC không ưu tiên khuyến nghị bất kỳ loại vaccine cúm nào tốt nhất. Các lựa chọn cho nhóm tuổi này bao gồm vaccine cúm bất hoạt (IIV), vaccine cúm tái tổ hợp (RIV) hoặc vaccine cúm sống giảm độc lực (LAIV)…

    – Đối với những người từ 65 tuổi trở lên, có ba loại vaccine cúm được ưu tiên khuyên dùng hơn vaccine cúm liều tiêu chuẩn, không có bổ trợ. Đó là vaccine cúm tứ giá liều cao fluzone, vaccine cúm tái tổ hợp hóa trị bốn flublok và vaccine cúm bổ trợ hóa trị bốn fluad.

    Nếu không có loại vaccine nào trong số ba loại được khuyến nghị ưu tiên trên cho những người từ 65 tuổi trở lên tại thời điểm tiêm, thì những người ở độ tuổi này nên tiêm bất kỳ loại vaccine cúm nào khác phù hợp với lứa tuổi để thay thế.

    Theo Trung tâm tiêm chủng VNVC, liều tiêm và lịch tiêm phòng vaccine cúm ở trẻ em và người lớn cụ thể như sau:

    • Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn: Tiêm liều 0,5 ml.
    • Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vaccine cúm thì tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
    • Trẻ từ trên 9 tuổi và người lớn thì tiêm 1 mũi. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

    Vaccine cúm không có tác dụng ngay lập tức, phải mất khoảng hai tuần sau khi tiêm chủng các kháng thể mới phát triển trong cơ thể và cung cấp khả năng bảo vệ chống lại nhiễm virus cúm. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên tiêm phòng trước khi virus cúm bắt đầu lây lan trong cộng đồng.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được...
    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được...
    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...
    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?- Ảnh 1.

    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống phù...

    bạn Nên đọc!

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, nhồi máu cơ tim có thể tái phát. Vậy cần làm gì để tránh tái phát bệnh.