spot_img
25 C
Ho Chi Minh City
Thứ bảy, 21 Tháng chín, 2024
More

    Các thuốc điều trị táo bón

    spot_img

    Các triệu chứng táo bón bao gồm:

    • Gặp khó khăn khi đi tiêu
    • Không đi tiêu thường xuyên như bình thường
    • Đi đại tiện phân cứng, vón cục…
    • Căng thẳng để đi tiêu
    • Cảm thấy bị tắc nghẽn hoặc như thể bạn chưa đi tiêu hết…

    Nguyên nhân gây táo bón:

    • Không ăn đủ chất xơ
    • Không uống đủ nước
    • Lười hoạt động thể chất
    • Nhịn đi tiêu
    • Bị căng thẳng hoặc có sự thay đổi trong môi trường sống…

    Ngoài ra, bạn cũng có thể bị táo bón khi:

    • Mang thai
    • Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau, viên sắt…
    • Mắc một số bệnh lý như trầm cảm, vấn đề về tuyến giáp, đa xơ cứng…
    • Có vấn đề với đường tiêu hóa, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac, viêm túi thừa…
    Các thuốc điều trị táo bón- Ảnh 1.

    Thiếu chất xơ là nguyên nhân gây táo bón.

    1. Táo bón được điều trị như thế nào?

    Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây táo bón, nhưng những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống rất quan trọng.

    1.1 Tự chăm sóc tại nhà chữa táo bón

    Để giúp điều trị và ngăn ngừa táo bón, bạn cần:

    • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
    • Uống nhiều nước và các chất lỏng khác.
    • Hoạt động thể chất thường xuyên.
    • Đi vệ sinh khi cần thiết (không nhịn đi tiêu).
    • Quản lý căng thẳng…

    Nếu những biện pháp này không hiệu quả, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn thêm, có thể cần kiểm tra các loại thuốc bạn đang dùng (vì có thể là nguyên nhân gây táo bón) hoặc khuyên dùng thuốc nhuận tràng thích hợp.

    1.2 Thuốc trị táo bón

    Thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng để điều trị táo bón khi cần thiết. Có nhiều loại thuốc nhuận tràng khác nhau, bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại thuốc nhuận tràng tốt nhất cho tình trạng táo bón cụ thể của người bệnh.

    Thuốc nhuận tràng tạo khối (bổ sung chất xơ) như psyllium, ispaghula, sterculia… giúp hấp thụ nước để tạo khối phân to, mềm… dễ thải ra ngoài. Thuốc thường có tác dụng trong vòng 24 giờ, nhưng có thể cần điều trị từ 2 đến 3 ngày. Hãy đảm bảo uống nhiều nước khi dùng các thuốc nhuận tràng này. Tác dụng phụ có thể bao gồm đầy hơi, đau bụng

    Thuốc nhuận tràng thẩm thấu như lactulose, sorbitol, lactitol, muối magiê… Thuốc hoạt động bằng cách giữ nước trong ruột (giúp hút nước vào ruột già), làm mềm phân, thường có tác dụng trong vòng 2 đến 48 giờ. Tác dụng phụ có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi và khó chịu… Thận trọng dùng cho người người lớn tuổi hoặc bị suy tim hoặc thận…

    Thuốc nhuận tràng kích thích như senna, senexon, bisacodyl… kích thích đại tràng có bóp và tăng nhu động ruột để đẩy khối phân ra ngoài; chỉ dùng nếu chứng táo bón trầm trọng và các loại thuốc khác không có tác dụng. Thuốc dạng uống cần khoảng 6 – 12 giờ để có tác dụng. Nếu cần giảm triệu chứng nhanh hơn, có thể cân nhắc sử dụng đường đặt hậu môn, tác dụng trực tiếp vào trực tràng. Tác dụng phụ có thể bao gồm co thắt dạ dày.

    như docusate natri (colace), có tác dụng hút nước từ ruột để làm mềm phân (thường được sử dụng kết hợp với thuốc nhuận tràng kích thích), chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.

    – Thuốc nhuận tràng bôi trơn: Các chất bôi trơn như dầu khoáng, giúp di chuyển phân qua đại tràng dễ dàng hơn.

    Các thuốc điều trị táo bón- Ảnh 2.

    Người bệnh nên tuân thủ dùng thuốc nhuận tràng trị táo bón theo chỉ đinh của bác sĩ.

    Nếu các thuốc trên không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc như:

    – Lactulose (cephulac, constulose, duphalac…): Đây là chất thẩm thấu có tác dụng hút nước vào ruột để làm mềm, lỏng phân. Các tác dụng phụ bao gồm đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng và co thắt dạ dày.

    – Linaclotide (lizess): Được sử dụng để điều trị táo bón vô căn mạn tính (CIC) và hội chứng ruột kích thích kèm táo bón (IBS-C). Thuốc có thể làm dịu chứng táo bón bằng cách hút nước vào ruột, giúp phân di chuyển dễ dàng và giúp việc đi tiêu diễn ra thường xuyên hơn. Tác dụng phụ thường gặp nhất là tiêu chảy. Chỉ dùng thuốc này nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

    – Lubiprostone (amitiza): Thuốc dùng nếu bạn bị táo bón mạn tính hoặc táo bón do opioid gây ra hoặc điều trị IBS-C (táo bón là triệu chứng chính) ở phụ nữ. Thuốc làm mềm phân bằng cách hút nước vào phân. Dùng thuốc hai lần một ngày với thức ăn. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra là nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và nôn…

    – Plecanatide (trulance): Giúp cơ thể tạo ra chất lỏng trong ruột, làm cho phân di chuyển qua dễ dàng. Thuốc dùng cho những người bị táo bón vô căn mạn tính (CIC) và IBS-C; chỉ dùng thuốc khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ có thể xảy ra.

    2. Lưu ý khi dùng thuốc trị táo bón

    – Người bệnh táo bón nên thực hiện các phương pháp không dùng thuốc trước, bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và tập thể dục thường xuyên…

    – Hãy nhớ rằng với bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào, nếu dùng thường xuyên hoặc với số lượng lớn, bạn có thể gặp các tác dụng phụ, bao gồm cả mất cân bằng điện giải (gồm canxi, clorua, kali, magiê và natri…), gây hại cho sức khỏe. Do đó, không được lạm dụng dùng các thuốc nhuận tràng.

    – Nên dùng thuốc theo sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ. Không dùng nhiều hơn hay tự ý giảm liều, giảm thời gian dùng thuốc (theo khuyến cáo).

    – Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp bất thường về sức khỏe cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử lý kịp thời, thích hợp.

    – Để tránh tương tác bất lợi do dùng nhiều thuốc một lúc, người bệnh cần cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà mình đang sử dụng, bao gồm thuốc theo đơn, thuốc không kê đơn (OTC), chất bổ sung vitamin, thảo dược…

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?- Ảnh 1.

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?

    (Thông tin sức khỏe) - Người bệnh động kinh có nên tập luyện thể dục thể thao, tập luyện môn gì cho thích hợp,...
    ipiccyimage-39-23231039

    Bài thuốc chữa bệnh từ cây, quả sung

    (Thông tin sức khỏe) - Quả sung khô và tươi có tác dụng chữa bệnh dạ dày, viêm họng, táo bón… Ngoài ra, lá...
    Người bệnh động kinh có nên tập dục?- Ảnh 1.

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?

    (Thông tin sức khỏe) - Người bệnh động kinh có nên tập luyện thể dục thể thao, tập luyện môn gì cho thích hợp,...
    ipiccyimage-39-23231039

    Bài thuốc chữa bệnh từ cây, quả sung

    (Thông tin sức khỏe) - Quả sung khô và tươi có tác dụng chữa bệnh dạ dày, viêm họng, táo bón… Ngoài ra, lá...
    Có nên sử dụng kem chống nắng làm kem lót nền trang điểm?- Ảnh 1.

    Có nên sử dụng kem chống nắng làm kem lót nền trang điểm?

    (Thông tin sức khỏe) - Kết hợp các bước chăm sóc da khi trang điểm không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp...

    bạn Nên đọc!

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?

    (Thông tin sức khỏe) - Người bệnh động kinh có nên tập luyện thể dục thể thao, tập luyện môn gì cho thích hợp, … Đó là những câu hỏi mà bệnh nhân động kinh cũng như người nhà luôn quan tâm và cần phải giải đáp thắc mắc.

    Các thuốc điều trị táo bón

    Các triệu chứng táo bón bao gồm:

    • Gặp khó khăn khi đi tiêu
    • Không đi tiêu thường xuyên như bình thường
    • Đi đại tiện phân cứng, vón cục…
    • Căng thẳng để đi tiêu
    • Cảm thấy bị tắc nghẽn hoặc như thể bạn chưa đi tiêu hết…

    Nguyên nhân gây táo bón:

    • Không ăn đủ chất xơ
    • Không uống đủ nước
    • Lười hoạt động thể chất
    • Nhịn đi tiêu
    • Bị căng thẳng hoặc có sự thay đổi trong môi trường sống…

    Ngoài ra, bạn cũng có thể bị táo bón khi:

    • Mang thai
    • Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau, viên sắt…
    • Mắc một số bệnh lý như trầm cảm, vấn đề về tuyến giáp, đa xơ cứng…
    • Có vấn đề với đường tiêu hóa, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac, viêm túi thừa…
    Các thuốc điều trị táo bón- Ảnh 1.

    Thiếu chất xơ là nguyên nhân gây táo bón.

    1. Táo bón được điều trị như thế nào?

    Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây táo bón, nhưng những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống rất quan trọng.

    1.1 Tự chăm sóc tại nhà chữa táo bón

    Để giúp điều trị và ngăn ngừa táo bón, bạn cần:

    • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
    • Uống nhiều nước và các chất lỏng khác.
    • Hoạt động thể chất thường xuyên.
    • Đi vệ sinh khi cần thiết (không nhịn đi tiêu).
    • Quản lý căng thẳng…

    Nếu những biện pháp này không hiệu quả, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn thêm, có thể cần kiểm tra các loại thuốc bạn đang dùng (vì có thể là nguyên nhân gây táo bón) hoặc khuyên dùng thuốc nhuận tràng thích hợp.

    1.2 Thuốc trị táo bón

    Thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng để điều trị táo bón khi cần thiết. Có nhiều loại thuốc nhuận tràng khác nhau, bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại thuốc nhuận tràng tốt nhất cho tình trạng táo bón cụ thể của người bệnh.

    Thuốc nhuận tràng tạo khối (bổ sung chất xơ) như psyllium, ispaghula, sterculia… giúp hấp thụ nước để tạo khối phân to, mềm… dễ thải ra ngoài. Thuốc thường có tác dụng trong vòng 24 giờ, nhưng có thể cần điều trị từ 2 đến 3 ngày. Hãy đảm bảo uống nhiều nước khi dùng các thuốc nhuận tràng này. Tác dụng phụ có thể bao gồm đầy hơi, đau bụng

    Thuốc nhuận tràng thẩm thấu như lactulose, sorbitol, lactitol, muối magiê… Thuốc hoạt động bằng cách giữ nước trong ruột (giúp hút nước vào ruột già), làm mềm phân, thường có tác dụng trong vòng 2 đến 48 giờ. Tác dụng phụ có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi và khó chịu… Thận trọng dùng cho người người lớn tuổi hoặc bị suy tim hoặc thận…

    Thuốc nhuận tràng kích thích như senna, senexon, bisacodyl… kích thích đại tràng có bóp và tăng nhu động ruột để đẩy khối phân ra ngoài; chỉ dùng nếu chứng táo bón trầm trọng và các loại thuốc khác không có tác dụng. Thuốc dạng uống cần khoảng 6 – 12 giờ để có tác dụng. Nếu cần giảm triệu chứng nhanh hơn, có thể cân nhắc sử dụng đường đặt hậu môn, tác dụng trực tiếp vào trực tràng. Tác dụng phụ có thể bao gồm co thắt dạ dày.

    như docusate natri (colace), có tác dụng hút nước từ ruột để làm mềm phân (thường được sử dụng kết hợp với thuốc nhuận tràng kích thích), chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.

    – Thuốc nhuận tràng bôi trơn: Các chất bôi trơn như dầu khoáng, giúp di chuyển phân qua đại tràng dễ dàng hơn.

    Các thuốc điều trị táo bón- Ảnh 2.

    Người bệnh nên tuân thủ dùng thuốc nhuận tràng trị táo bón theo chỉ đinh của bác sĩ.

    Nếu các thuốc trên không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc như:

    – Lactulose (cephulac, constulose, duphalac…): Đây là chất thẩm thấu có tác dụng hút nước vào ruột để làm mềm, lỏng phân. Các tác dụng phụ bao gồm đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng và co thắt dạ dày.

    – Linaclotide (lizess): Được sử dụng để điều trị táo bón vô căn mạn tính (CIC) và hội chứng ruột kích thích kèm táo bón (IBS-C). Thuốc có thể làm dịu chứng táo bón bằng cách hút nước vào ruột, giúp phân di chuyển dễ dàng và giúp việc đi tiêu diễn ra thường xuyên hơn. Tác dụng phụ thường gặp nhất là tiêu chảy. Chỉ dùng thuốc này nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

    – Lubiprostone (amitiza): Thuốc dùng nếu bạn bị táo bón mạn tính hoặc táo bón do opioid gây ra hoặc điều trị IBS-C (táo bón là triệu chứng chính) ở phụ nữ. Thuốc làm mềm phân bằng cách hút nước vào phân. Dùng thuốc hai lần một ngày với thức ăn. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra là nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và nôn…

    – Plecanatide (trulance): Giúp cơ thể tạo ra chất lỏng trong ruột, làm cho phân di chuyển qua dễ dàng. Thuốc dùng cho những người bị táo bón vô căn mạn tính (CIC) và IBS-C; chỉ dùng thuốc khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ có thể xảy ra.

    2. Lưu ý khi dùng thuốc trị táo bón

    – Người bệnh táo bón nên thực hiện các phương pháp không dùng thuốc trước, bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và tập thể dục thường xuyên…

    – Hãy nhớ rằng với bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào, nếu dùng thường xuyên hoặc với số lượng lớn, bạn có thể gặp các tác dụng phụ, bao gồm cả mất cân bằng điện giải (gồm canxi, clorua, kali, magiê và natri…), gây hại cho sức khỏe. Do đó, không được lạm dụng dùng các thuốc nhuận tràng.

    – Nên dùng thuốc theo sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ. Không dùng nhiều hơn hay tự ý giảm liều, giảm thời gian dùng thuốc (theo khuyến cáo).

    – Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp bất thường về sức khỏe cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử lý kịp thời, thích hợp.

    – Để tránh tương tác bất lợi do dùng nhiều thuốc một lúc, người bệnh cần cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà mình đang sử dụng, bao gồm thuốc theo đơn, thuốc không kê đơn (OTC), chất bổ sung vitamin, thảo dược…

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?- Ảnh 1.

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?

    (Thông tin sức khỏe) - Người bệnh động kinh có nên tập luyện thể dục thể thao, tập luyện môn gì cho thích hợp,...
    ipiccyimage-39-23231039

    Bài thuốc chữa bệnh từ cây, quả sung

    (Thông tin sức khỏe) - Quả sung khô và tươi có tác dụng chữa bệnh dạ dày, viêm họng, táo bón… Ngoài ra, lá...
    Người bệnh động kinh có nên tập dục?- Ảnh 1.

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?

    (Thông tin sức khỏe) - Người bệnh động kinh có nên tập luyện thể dục thể thao, tập luyện môn gì cho thích hợp,...
    ipiccyimage-39-23231039

    Bài thuốc chữa bệnh từ cây, quả sung

    (Thông tin sức khỏe) - Quả sung khô và tươi có tác dụng chữa bệnh dạ dày, viêm họng, táo bón… Ngoài ra, lá...
    Có nên sử dụng kem chống nắng làm kem lót nền trang điểm?- Ảnh 1.

    Có nên sử dụng kem chống nắng làm kem lót nền trang điểm?

    (Thông tin sức khỏe) - Kết hợp các bước chăm sóc da khi trang điểm không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp...

    bạn Nên đọc!

    Người bệnh động kinh có nên tập dục?

    (Thông tin sức khỏe) - Người bệnh động kinh có nên tập luyện thể dục thể thao, tập luyện môn gì cho thích hợp, … Đó là những câu hỏi mà bệnh nhân động kinh cũng như người nhà luôn quan tâm và cần phải giải đáp thắc mắc.