spot_img
33.4 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 24 Tháng mười, 2024
More

    Các yếu tố nguy cơ của tiền đái tháo đường

    spot_img

    Tiền đái tháo đường hay còn gọi là tiền tiểu đường, là bệnh lý trung gian giữa khỏe mạnh và đái tháo đường type 2. Người bị tiền đái tháo đường sẽ có lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2.

    Tiền đái tháo đường không có triệu chứng, nhưng nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và các bệnh lý tim mạch, đột quỵ.

    Nếu không điều trị thì có khoảng 5-10% người bị tiền đái tháo đường sẽ phát triển thành đái tháo đường type 2 mỗi năm. Và khoảng 70% những người bị tiền đái tháo đường sẽ bị đái tháo đường thực sự.

    Thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa tiền tiểu đường hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường type 2 và các vấn đề sức khỏe khác.

    Nguyên nhân của tiền đái tháo đường

    Tuyến tụy tạo ra hormone insulin giúp đưa đường trong máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Khi bị tiền đái tháo đường, các tế bào trong cơ thể không đáp ứng với insulin. Tuyến tụy phải tạo ra nhiều insulin hơn và cuối cùng khi tuyến tụy không thể theo kịp, lượng đường trong máu tăng lên, tạo tiền đề cho bệnh tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường type 2.

    Các yếu tố nguy cơ của tiền đái tháo đường

    Các yếu tố nguy cơ của tiền đái tháo đường tương tự như bệnh đái tháo đường, bao gồm:

    • Thừa cân béo phì.
    • Rối loạn chuyển hóa lipid máu.
    • Tăng huyết áp.
    • Ít hoạt động thể lực.
    Các yếu tố nguy cơ của tiền đái tháo đường- Ảnh 2.

    Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết cao hơn hơn bình thường.

    Dấu hiệu của tiền đái tháo đường

    Nhiều trường hợp có thể bị tiền đái tháo đường nhiều năm nhưng không có triệu chứng rõ ràng, chỉ phát hiện bệnh khi đi thăm khám các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, lúc này tiền tiểu đường đã tiến triển thành đái tháo đường. Tuy vậy, ở một số người, tiền đái tháo đường thể hiện qua các dấu hiệu như:

    • Vùng da ở một số bộ phận trên cơ thể như cổ, nách, bẹn bị sẫm màu. 
    • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó tập trung nhưng không rõ nguyên nhân. 
    • Khát nước, háo nước nhiều hơn bình thường.

    Để chẩn đoán cần làm các xét nghiệm, bình thường lượng glucose (đường) trong máu khi đói (nhịn ăn ít nhất 8h) là từ ( 4.0 – 5.5 mmol/l). Tiền đái tháo đường hay còn được gọi là tiền tiểu đường khi xét nghiệm đường máu lúc đói từ 5.6 – 6.9 mmol/l, đôi khi còn được xem như là rối loạn dung nạp glucose khi đói hay rối loạn dung nạp glucose.

    Vì vậy, cách tốt nhất để phát hiện bệnh là thực hiện các xét nghiệm, đặc biệt là nhóm đối tượng có nguy cơ cao như:

    • Các trường hợp bị béo phì.
    • Tiền sử bệnh tiểu đường trong gia đình.
    • Người ít vận động thể chất.
    • Người bị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc đã từng bị đái tháo đường trong thời gian mang thai.

    Cần làm gì khi được chẩn đoán tiền đái tháo đường?

    Nếu được chẩn đoán tiền đái tháo đường, có thể thực hiện một số biện pháp để giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường và đưa đường huyết trở về mức bình thường.

    Cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Thay đổi chế độ ăn uống có thể cần cả một quá trình dài, vì vậy hãy bắt đầu bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ. Theo dõi tất cả mọi loại thức ăn trong vài ngày để có thể hiểu những nhóm thực phẩm nào đang ăn quá mức. Nên ăn các thực phẩm như: rau, trái cây, hạt… mục tiêu là chọn thực phẩm tươi sống thay vì thực phẩm chế biến có chứa đường, ít chất xơ và chất béo không lành mạnh.

    Cần tập thể dục thường xuyên, vì điều này rất quan trọng để kiểm soát đường huyết của bạn. Mục tiêu cần đạt được là 30 phút tập mỗi ngày và ít nhất 5 ngày 1 tuần.

    Hãy nhớ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một thói quen tập luyện mới, nhằm có những sự lựa chọn vận động thể chất thích hợp.

    Tiền đái tháo đường thường dẫn đến bệnh đái tháo đường, hầu hết không có triệu chứng đáng chú ý. Đó là lý do tại sao cần phải kiểm tra mức đường huyết thường xuyên, đặc biệt với các đối tượng trên 45 tuổi hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường.

    Nên tiến hành xét nghiệm trước 45 tuổi nếu có một trong những yếu tố rủi ro khác như: 

    • Ít hoạt động thể chất; 
    • Tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường; 
    • Sinh em bé nặng hơn 4kg, tăng huyết áp, béo phì…
    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?- Ảnh 1.

    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Hội chứng urê huyết tán huyết (HUS) là một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể gây...
    Người bệnh hẹp ống sống nên tập luyện như thế nào?- Ảnh 1.

    Người bệnh hẹp ống sống nên tập luyện như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tình trạng hẹp ống sống có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là nữ...
    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?- Ảnh 1.

    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Hội chứng urê huyết tán huyết (HUS) là một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể gây...
    Người bệnh hẹp ống sống nên tập luyện như thế nào?- Ảnh 1.

    Người bệnh hẹp ống sống nên tập luyện như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tình trạng hẹp ống sống có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là nữ...

    Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne là một bệnh di truyền liên kết với giới tính lặn, có tần số...

    bạn Nên đọc!

    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Hội chứng urê huyết tán huyết (HUS) là một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể gây suy thận dẫn đến tử vong...

    Các yếu tố nguy cơ của tiền đái tháo đường

    Tiền đái tháo đường hay còn gọi là tiền tiểu đường, là bệnh lý trung gian giữa khỏe mạnh và đái tháo đường type 2. Người bị tiền đái tháo đường sẽ có lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2.

    Tiền đái tháo đường không có triệu chứng, nhưng nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và các bệnh lý tim mạch, đột quỵ.

    Nếu không điều trị thì có khoảng 5-10% người bị tiền đái tháo đường sẽ phát triển thành đái tháo đường type 2 mỗi năm. Và khoảng 70% những người bị tiền đái tháo đường sẽ bị đái tháo đường thực sự.

    Thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa tiền tiểu đường hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường type 2 và các vấn đề sức khỏe khác.

    Nguyên nhân của tiền đái tháo đường

    Tuyến tụy tạo ra hormone insulin giúp đưa đường trong máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Khi bị tiền đái tháo đường, các tế bào trong cơ thể không đáp ứng với insulin. Tuyến tụy phải tạo ra nhiều insulin hơn và cuối cùng khi tuyến tụy không thể theo kịp, lượng đường trong máu tăng lên, tạo tiền đề cho bệnh tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường type 2.

    Các yếu tố nguy cơ của tiền đái tháo đường

    Các yếu tố nguy cơ của tiền đái tháo đường tương tự như bệnh đái tháo đường, bao gồm:

    • Thừa cân béo phì.
    • Rối loạn chuyển hóa lipid máu.
    • Tăng huyết áp.
    • Ít hoạt động thể lực.
    Các yếu tố nguy cơ của tiền đái tháo đường- Ảnh 2.

    Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết cao hơn hơn bình thường.

    Dấu hiệu của tiền đái tháo đường

    Nhiều trường hợp có thể bị tiền đái tháo đường nhiều năm nhưng không có triệu chứng rõ ràng, chỉ phát hiện bệnh khi đi thăm khám các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, lúc này tiền tiểu đường đã tiến triển thành đái tháo đường. Tuy vậy, ở một số người, tiền đái tháo đường thể hiện qua các dấu hiệu như:

    • Vùng da ở một số bộ phận trên cơ thể như cổ, nách, bẹn bị sẫm màu. 
    • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó tập trung nhưng không rõ nguyên nhân. 
    • Khát nước, háo nước nhiều hơn bình thường.

    Để chẩn đoán cần làm các xét nghiệm, bình thường lượng glucose (đường) trong máu khi đói (nhịn ăn ít nhất 8h) là từ ( 4.0 – 5.5 mmol/l). Tiền đái tháo đường hay còn được gọi là tiền tiểu đường khi xét nghiệm đường máu lúc đói từ 5.6 – 6.9 mmol/l, đôi khi còn được xem như là rối loạn dung nạp glucose khi đói hay rối loạn dung nạp glucose.

    Vì vậy, cách tốt nhất để phát hiện bệnh là thực hiện các xét nghiệm, đặc biệt là nhóm đối tượng có nguy cơ cao như:

    • Các trường hợp bị béo phì.
    • Tiền sử bệnh tiểu đường trong gia đình.
    • Người ít vận động thể chất.
    • Người bị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc đã từng bị đái tháo đường trong thời gian mang thai.

    Cần làm gì khi được chẩn đoán tiền đái tháo đường?

    Nếu được chẩn đoán tiền đái tháo đường, có thể thực hiện một số biện pháp để giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường và đưa đường huyết trở về mức bình thường.

    Cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Thay đổi chế độ ăn uống có thể cần cả một quá trình dài, vì vậy hãy bắt đầu bằng cách thực hiện những thay đổi nhỏ. Theo dõi tất cả mọi loại thức ăn trong vài ngày để có thể hiểu những nhóm thực phẩm nào đang ăn quá mức. Nên ăn các thực phẩm như: rau, trái cây, hạt… mục tiêu là chọn thực phẩm tươi sống thay vì thực phẩm chế biến có chứa đường, ít chất xơ và chất béo không lành mạnh.

    Cần tập thể dục thường xuyên, vì điều này rất quan trọng để kiểm soát đường huyết của bạn. Mục tiêu cần đạt được là 30 phút tập mỗi ngày và ít nhất 5 ngày 1 tuần.

    Hãy nhớ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một thói quen tập luyện mới, nhằm có những sự lựa chọn vận động thể chất thích hợp.

    Tiền đái tháo đường thường dẫn đến bệnh đái tháo đường, hầu hết không có triệu chứng đáng chú ý. Đó là lý do tại sao cần phải kiểm tra mức đường huyết thường xuyên, đặc biệt với các đối tượng trên 45 tuổi hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường.

    Nên tiến hành xét nghiệm trước 45 tuổi nếu có một trong những yếu tố rủi ro khác như: 

    • Ít hoạt động thể chất; 
    • Tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường; 
    • Sinh em bé nặng hơn 4kg, tăng huyết áp, béo phì…
    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?- Ảnh 1.

    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Hội chứng urê huyết tán huyết (HUS) là một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể gây...
    Người bệnh hẹp ống sống nên tập luyện như thế nào?- Ảnh 1.

    Người bệnh hẹp ống sống nên tập luyện như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tình trạng hẹp ống sống có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là nữ...
    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?- Ảnh 1.

    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Hội chứng urê huyết tán huyết (HUS) là một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể gây...
    Người bệnh hẹp ống sống nên tập luyện như thế nào?- Ảnh 1.

    Người bệnh hẹp ống sống nên tập luyện như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tình trạng hẹp ống sống có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là nữ...

    Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne là một bệnh di truyền liên kết với giới tính lặn, có tần số...

    bạn Nên đọc!

    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Hội chứng urê huyết tán huyết (HUS) là một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể gây suy thận dẫn đến tử vong...