spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ bảy, 19 Tháng mười, 2024
More

    Cách ăn bơ để giảm mỡ bụng

    spot_img

    Quả bơ với hàm lượng chất xơ, chất béo lành mạnh, không chỉ giàu vitamin C, E, K , B6, folate, magiê, kali… loại trái cây này còn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa lượng hàng ngày, hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng.

    Quả bơ chứa nhiều chất béo hơn các loại trái cây khác, nhưng chất béo trong bơ chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, giúp bạn no lâu hơn, giảm nhu cầu ăn vặt thường xuyên, giảm cảm giác thèm ăn. Hàm lượng chất xơ cao hỗ trợ tiêu hóa, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa tình trạng sụt giảm năng lượng dẫn đến ăn quá nhiều.

    Ngoài ra, quả bơ rất giàu vitamin, chất chống oxy hóa, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và sức khỏe tổng thể, khiến chúng trở thành một sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân.

    Một nghiên cứu gần đây do Đại học Illinois thực hiện cho biết, những phụ nữ ăn bơ hàng ngày có lượng mỡ bụng giảm. Bơ có thể là một phần có lợi của chế độ ăn kiêng giảm cân khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

    bánh mì nướng bơ

    Bánh mì nướng hạnh nhân, bơ là món ăn có thể giúp giảm mỡ bụng.

    Chất béo không bão hòa đơn, chất chống oxy hóa trong bơ còn làm giảm viêm trong cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như viêm khớp. Bơ chứa lutein, zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Các hợp chất này giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh có hại, làm giảm nguy cơ thoái hóa hoàng điểm do tuổi tác, đục thủy tinh thể.

    1. Cách ăn bơ để giảm mỡ bụng

    Bánh mì nướng hạnh nhân và bơ

    Chuẩn bị một chiếc bánh mì nướng nhanh vào buổi sáng là lựa chọn tiện lợi cho bữa sáng của nhiều người. Bánh mì nướng hạnh nhân và bơ dễ làm, ngon, tốt cho sức khỏe.

    Hạnh nhân giàu protein, chất xơ, vitamin E, canxi, đồng, magiê, riboflavin, giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng vào bữa ăn của bạn. Lấy bánh mì tươi, cắt đôi quả bơ, phết lên bánh mì. Trang trí bằng muối biển, hạnh nhân để có hương vị hoàn hảo.

    Cuộn rau bina và bơ

    Một bữa sáng cân bằng để có sức khỏe toàn diện. Rau bina có sắt, canxi, magiê, vitamin A, trong khi quả bơ là kho chứa chất béo lành mạnh, folate, vitamin K. Sự kết hợp của hai loại thực phẩm này làm cho buổi sáng của bạn tràn đầy năng lượng. 

    Lấy bánh mì, phết bơ, đặt rau bina đã nấu chín lên trên. Trang trí bằng rau mùi, muối biển, rồi thưởng thức.

    Sinh tố bơ chuối

    Nếu bạn muốn có một bữa sáng bổ dưỡng, nhanh nhất, sinh tố là lựa chọn dễ dàng, lành mạnh. Chỉ với 2-3 nguyên liệu đơn giản như bơ, chuối đã mang lại cho bạn một ly sinh tố hoàn hảo. Cả hai đều tốt cho tiêu hóa, chứa kali, có lợi cho làn da. 

    Xay bơ, chuối với một cốc sữa rồi thưởng thức một bữa sáng lành mạnh.

    Salad giá và bơ

    Salad là một món ăn quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Giá đỗ là một thành phần rất quan trọng trong món salad, vì chúng chứa sắt, canxi và các khoáng chất thiết yếu.

    Thêm bơ vào sẽ làm cho món ăn lành mạnh hơn, bổ dưỡng hơn. Cắt bơ thành từng miếng, trộn với giá đỗ. Trang trí với hạt tiêu, muối để làm cho món ăn ngon hơn. Thưởng thức như một bữa ăn nhẹ giữa bữa tối.

    2. Lưu ý khi ăn quả bơ

    Ăn quá nhiều bơ có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó chịu ở dạ dày, đặc biệt nếu bạn không quen với chế độ ăn nhiều chất xơ.

    Mặc dù bơ rất tốt cho sức khỏe, nhưng chúng cũng chứa nhiều calo, chất béo. Ăn bơ với số lượng lớn mà không cân nhắc đến tổng lượng calo nạp vào sẽ dẫn đến tăng cân.

    Quả bơ chứa vitamin K, có thể ảnh hưởng đến thuốc làm loãng máu như warfarin, có khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc. Quả bơ giàu kali, thường có lợi, nhưng tiêu thụ quá nhiều dẫn đến tăng kali máu (nồng độ kali cao). Tình trạng này có thể nguy hiểm đối với những người mắc bệnh thận.

    Quả bơ chứa một hợp chất gọi là tyramine, có thể tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI) được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm, các tình trạng khác, có thể dẫn đến tăng huyết áp.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    bạn Nên đọc!

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây là biểu hiện của bệnh tim. Vậy khó thở là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không, khi nào cần nhập viện?

    Cách ăn bơ để giảm mỡ bụng

    Quả bơ với hàm lượng chất xơ, chất béo lành mạnh, không chỉ giàu vitamin C, E, K , B6, folate, magiê, kali… loại trái cây này còn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa lượng hàng ngày, hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng.

    Quả bơ chứa nhiều chất béo hơn các loại trái cây khác, nhưng chất béo trong bơ chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, giúp bạn no lâu hơn, giảm nhu cầu ăn vặt thường xuyên, giảm cảm giác thèm ăn. Hàm lượng chất xơ cao hỗ trợ tiêu hóa, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa tình trạng sụt giảm năng lượng dẫn đến ăn quá nhiều.

    Ngoài ra, quả bơ rất giàu vitamin, chất chống oxy hóa, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và sức khỏe tổng thể, khiến chúng trở thành một sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân.

    Một nghiên cứu gần đây do Đại học Illinois thực hiện cho biết, những phụ nữ ăn bơ hàng ngày có lượng mỡ bụng giảm. Bơ có thể là một phần có lợi của chế độ ăn kiêng giảm cân khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

    bánh mì nướng bơ

    Bánh mì nướng hạnh nhân, bơ là món ăn có thể giúp giảm mỡ bụng.

    Chất béo không bão hòa đơn, chất chống oxy hóa trong bơ còn làm giảm viêm trong cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như viêm khớp. Bơ chứa lutein, zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Các hợp chất này giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh có hại, làm giảm nguy cơ thoái hóa hoàng điểm do tuổi tác, đục thủy tinh thể.

    1. Cách ăn bơ để giảm mỡ bụng

    Bánh mì nướng hạnh nhân và bơ

    Chuẩn bị một chiếc bánh mì nướng nhanh vào buổi sáng là lựa chọn tiện lợi cho bữa sáng của nhiều người. Bánh mì nướng hạnh nhân và bơ dễ làm, ngon, tốt cho sức khỏe.

    Hạnh nhân giàu protein, chất xơ, vitamin E, canxi, đồng, magiê, riboflavin, giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng vào bữa ăn của bạn. Lấy bánh mì tươi, cắt đôi quả bơ, phết lên bánh mì. Trang trí bằng muối biển, hạnh nhân để có hương vị hoàn hảo.

    Cuộn rau bina và bơ

    Một bữa sáng cân bằng để có sức khỏe toàn diện. Rau bina có sắt, canxi, magiê, vitamin A, trong khi quả bơ là kho chứa chất béo lành mạnh, folate, vitamin K. Sự kết hợp của hai loại thực phẩm này làm cho buổi sáng của bạn tràn đầy năng lượng. 

    Lấy bánh mì, phết bơ, đặt rau bina đã nấu chín lên trên. Trang trí bằng rau mùi, muối biển, rồi thưởng thức.

    Sinh tố bơ chuối

    Nếu bạn muốn có một bữa sáng bổ dưỡng, nhanh nhất, sinh tố là lựa chọn dễ dàng, lành mạnh. Chỉ với 2-3 nguyên liệu đơn giản như bơ, chuối đã mang lại cho bạn một ly sinh tố hoàn hảo. Cả hai đều tốt cho tiêu hóa, chứa kali, có lợi cho làn da. 

    Xay bơ, chuối với một cốc sữa rồi thưởng thức một bữa sáng lành mạnh.

    Salad giá và bơ

    Salad là một món ăn quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Giá đỗ là một thành phần rất quan trọng trong món salad, vì chúng chứa sắt, canxi và các khoáng chất thiết yếu.

    Thêm bơ vào sẽ làm cho món ăn lành mạnh hơn, bổ dưỡng hơn. Cắt bơ thành từng miếng, trộn với giá đỗ. Trang trí với hạt tiêu, muối để làm cho món ăn ngon hơn. Thưởng thức như một bữa ăn nhẹ giữa bữa tối.

    2. Lưu ý khi ăn quả bơ

    Ăn quá nhiều bơ có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó chịu ở dạ dày, đặc biệt nếu bạn không quen với chế độ ăn nhiều chất xơ.

    Mặc dù bơ rất tốt cho sức khỏe, nhưng chúng cũng chứa nhiều calo, chất béo. Ăn bơ với số lượng lớn mà không cân nhắc đến tổng lượng calo nạp vào sẽ dẫn đến tăng cân.

    Quả bơ chứa vitamin K, có thể ảnh hưởng đến thuốc làm loãng máu như warfarin, có khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc. Quả bơ giàu kali, thường có lợi, nhưng tiêu thụ quá nhiều dẫn đến tăng kali máu (nồng độ kali cao). Tình trạng này có thể nguy hiểm đối với những người mắc bệnh thận.

    Quả bơ chứa một hợp chất gọi là tyramine, có thể tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI) được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm, các tình trạng khác, có thể dẫn đến tăng huyết áp.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?- Ảnh 1.

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây...

    Thói quen và lối sống có ảnh hưởng đến suy giáp không?

    (Thông tin sức khỏe) - Suy giáp (hay tuyến giáp hoạt động kém – Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không tạo ra đủ...
    Viêm khớp thoái hóa ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

    Cách kiểm soát viêm khớp và đau khớp tại nhà

    (Thông tin sức khỏe) - Khớp là các phần ở giữa các xương trong cơ thể. Chúng cho phép xương di chuyển một cách...

    bạn Nên đọc!

    Khó thở có phải bệnh tim, khi nào cần nhập viện?

    (Thông tin sức khỏe) - Khó thở là vấn đề thường gặp, nhiều người có biểu hiện này thường lo lắng cho rằng đây là biểu hiện của bệnh tim. Vậy khó thở là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không, khi nào cần nhập viện?