spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Cách dùng nhân sâm chữa huyết áp thấp

    spot_img

    Biểu hiện của bệnh huyết áp thấp

    Đông y không có bệnh danh về huyết áp. Đông y khám bệnh qua 4 bước gọi là tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) để chẩn đoán bệnh.

    • Vọng: Nhìn thần sắc và hình dáng người bệnh. Người huyết áp thấp thường da xanh, dáng mệt mỏi, lưỡi nhiệt, môi nhợt.
    • Văn: Nghe, ngửi. Người huyết áp thấp tiếng nói nhỏ, hơi thở yếu hơn bình thường hoặc hôi.
    • Vấn: Hỏi bệnh. Người bệnh huyết áp thấp đổi tư thế dễ chóng mặt hoa mắt; Đau lưng cổ gáy, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi. Có thể hồi hộp, mất ngủ, có thể sa trực tràng, sa tử cung.
    • Thiết: Sờ. Người bệnh huyết áp thấp sờ da thường lạnh ẩm. Sờ mạch, mạch trầm nhược hoặc trầm tế.
    Triệu chứng của huyết áp thấp và cách phòng ngừa

    Huyết áp quá thấp có thể dẫn đến hồi hộp, chóng mặt, trụy tim mạch.

    Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp

    Theo Đông y: Nguyên nhân chủ yếu là do “Dương khí suy yếu”, “Âm huyết hư tổn”, hoặc “Âm Dương lưỡng hư” (cả phần Âm và phần Dương đều suy yếu) gây nên.

    Theo y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp như mất nước vì tiêu chảy, sốt, nôn, đổ mồ hôi nhiều hoặc do dùng thuốc bị bệnh xuất huyết làm giảm khối lượng máu. Bệnh nhân suy tim, rối loạn van tim, nhịp tim chậm; các bệnh đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, Parkinson, ngộ độc hóa chất, suy gan, nhiễm khuẩn huyết, dị ứng, thiếu vitamin B12, sử dụng các thuốc lợi tiểu, giãn mạch, thuốc viagra, chống trầm cảm, giảm đau… đều có thể dẫn đến huyết áp thấp.

    Một số vị thuốc có thể sử dụng để điều trị huyết áp là: Nhân sâm, hoàng kỳ, đông trùng hạ thảo, mạch môn, long nhãn, nhục quế, đại táo… trong đó nhân sâm có tác dụng song tương vừa hưng phấn vừa trấn tĩnh bổ ích khí huyết, tư âm, trợ dương giúp điều trị huyết áp thấp hiệu quả. Tuy nhiên, nếu huyết áp quá thấp, bệnh nhân có thể bị trụy tim mạch, sốc… cần phối hợp cấp cứu theo Y học hiện đại.

    Cách dùng nhân sâm chữa huyết áp thấp

    Chữa huyết áp thấp ở người làm việc trí óc cường độ cao và độ tuổi trung niên

    Thành phần: Nhân sâm 6g, hạt sen 30g, đường phèn 30g.

    Cách dùng: Trước hết cho nhân sâm và hạt sen (bỏ tâm) vào một cái bát nhỏ, thêm nước vào ngâm cho nhân sâm và hạt sen nở ra. Sau đó đặt lên nồi cơm hấp, hoặc hấp cách thủy 1 giờ. Ăn hạt sen và uống nước thuốc; sâm giữ lại để nấu lần thứ hai. Mỗi ngày ăn 2 lần; lần thứ hai có thể ăn luôn cả sâm. Dùng liên tục 2 tháng liền.

    Tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe & những điều cần chú ý khi dùng

    Nhân sâm giúp điều trị huyết áp thấp hiệu quả.

    Chữa huyết áp thấp ở người cao tuổi:

    – Thành phần: Nhân sâm 12g (hoặc đảng sâm 24g), mạch môn 16g, ngũ vị tử 16g.

    – Cách dùng: Sắc uống trong ngày vào lúc đói bụng. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

    Chống mệt mỏi, chữa huyết áp thấp, kích thích tiêu hóa:

    – Thành phần: Nhân sâm 12g, bạch phục linh 12g, gạo tẻ 80g, gừng tươi 3 lát.

    – Cách dùng: Sắc nhân sâm, phục linh và gừng lấy nước bỏ bã, sau đó cho gạo vào nấu cháo. Nêm gia vị, chia ăn trong ngày vào lúc đói bụng.

    Thực phẩm không nên dùng khi uống thuốc có nhân sâm: Củ cải trắng, củ cải đỏ; đậu đen; nước chè (trà); các loại hải sản.

    Không được dùng nhâm sâm (độc vị) trong những trường hợp sau:

    Người bình thường khỏe mạnh, phụ nữ có thai, trẻ từ sơ sinh đến 14 tuổi, người đang bị táo bón, viêm loét dạ dày, đau dạ dày, đau bụng do lạnh, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, nấc, ho ra máu, giãn phế quản, viêm phế quản, lao phổi, ngoại cảm (phong hàn, phong nhiệt, phong ôn), tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tự miễn (vẩy nến, viêm khớp phong thấp, lupus ban đỏ), người đang dùng thuốc chống huyết khối.

    Giải độc nhân sâm: Củ cải 250 -500g, thái miếng, thêm nước nấu chín. Ăn cái uống nước.

    Lưu ý các bài thuốc chữa huyết áp thấp chỉ mang tính tham khảo. Người bị huyết áp thấp cần được tư vấn và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng mà lợi bất cập hại.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Cách dùng nhân sâm chữa huyết áp thấp

    Biểu hiện của bệnh huyết áp thấp

    Đông y không có bệnh danh về huyết áp. Đông y khám bệnh qua 4 bước gọi là tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) để chẩn đoán bệnh.

    • Vọng: Nhìn thần sắc và hình dáng người bệnh. Người huyết áp thấp thường da xanh, dáng mệt mỏi, lưỡi nhiệt, môi nhợt.
    • Văn: Nghe, ngửi. Người huyết áp thấp tiếng nói nhỏ, hơi thở yếu hơn bình thường hoặc hôi.
    • Vấn: Hỏi bệnh. Người bệnh huyết áp thấp đổi tư thế dễ chóng mặt hoa mắt; Đau lưng cổ gáy, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi. Có thể hồi hộp, mất ngủ, có thể sa trực tràng, sa tử cung.
    • Thiết: Sờ. Người bệnh huyết áp thấp sờ da thường lạnh ẩm. Sờ mạch, mạch trầm nhược hoặc trầm tế.
    Triệu chứng của huyết áp thấp và cách phòng ngừa

    Huyết áp quá thấp có thể dẫn đến hồi hộp, chóng mặt, trụy tim mạch.

    Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp

    Theo Đông y: Nguyên nhân chủ yếu là do “Dương khí suy yếu”, “Âm huyết hư tổn”, hoặc “Âm Dương lưỡng hư” (cả phần Âm và phần Dương đều suy yếu) gây nên.

    Theo y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp như mất nước vì tiêu chảy, sốt, nôn, đổ mồ hôi nhiều hoặc do dùng thuốc bị bệnh xuất huyết làm giảm khối lượng máu. Bệnh nhân suy tim, rối loạn van tim, nhịp tim chậm; các bệnh đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, Parkinson, ngộ độc hóa chất, suy gan, nhiễm khuẩn huyết, dị ứng, thiếu vitamin B12, sử dụng các thuốc lợi tiểu, giãn mạch, thuốc viagra, chống trầm cảm, giảm đau… đều có thể dẫn đến huyết áp thấp.

    Một số vị thuốc có thể sử dụng để điều trị huyết áp là: Nhân sâm, hoàng kỳ, đông trùng hạ thảo, mạch môn, long nhãn, nhục quế, đại táo… trong đó nhân sâm có tác dụng song tương vừa hưng phấn vừa trấn tĩnh bổ ích khí huyết, tư âm, trợ dương giúp điều trị huyết áp thấp hiệu quả. Tuy nhiên, nếu huyết áp quá thấp, bệnh nhân có thể bị trụy tim mạch, sốc… cần phối hợp cấp cứu theo Y học hiện đại.

    Cách dùng nhân sâm chữa huyết áp thấp

    Chữa huyết áp thấp ở người làm việc trí óc cường độ cao và độ tuổi trung niên

    Thành phần: Nhân sâm 6g, hạt sen 30g, đường phèn 30g.

    Cách dùng: Trước hết cho nhân sâm và hạt sen (bỏ tâm) vào một cái bát nhỏ, thêm nước vào ngâm cho nhân sâm và hạt sen nở ra. Sau đó đặt lên nồi cơm hấp, hoặc hấp cách thủy 1 giờ. Ăn hạt sen và uống nước thuốc; sâm giữ lại để nấu lần thứ hai. Mỗi ngày ăn 2 lần; lần thứ hai có thể ăn luôn cả sâm. Dùng liên tục 2 tháng liền.

    Tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe & những điều cần chú ý khi dùng

    Nhân sâm giúp điều trị huyết áp thấp hiệu quả.

    Chữa huyết áp thấp ở người cao tuổi:

    – Thành phần: Nhân sâm 12g (hoặc đảng sâm 24g), mạch môn 16g, ngũ vị tử 16g.

    – Cách dùng: Sắc uống trong ngày vào lúc đói bụng. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

    Chống mệt mỏi, chữa huyết áp thấp, kích thích tiêu hóa:

    – Thành phần: Nhân sâm 12g, bạch phục linh 12g, gạo tẻ 80g, gừng tươi 3 lát.

    – Cách dùng: Sắc nhân sâm, phục linh và gừng lấy nước bỏ bã, sau đó cho gạo vào nấu cháo. Nêm gia vị, chia ăn trong ngày vào lúc đói bụng.

    Thực phẩm không nên dùng khi uống thuốc có nhân sâm: Củ cải trắng, củ cải đỏ; đậu đen; nước chè (trà); các loại hải sản.

    Không được dùng nhâm sâm (độc vị) trong những trường hợp sau:

    Người bình thường khỏe mạnh, phụ nữ có thai, trẻ từ sơ sinh đến 14 tuổi, người đang bị táo bón, viêm loét dạ dày, đau dạ dày, đau bụng do lạnh, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, nấc, ho ra máu, giãn phế quản, viêm phế quản, lao phổi, ngoại cảm (phong hàn, phong nhiệt, phong ôn), tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tự miễn (vẩy nến, viêm khớp phong thấp, lupus ban đỏ), người đang dùng thuốc chống huyết khối.

    Giải độc nhân sâm: Củ cải 250 -500g, thái miếng, thêm nước nấu chín. Ăn cái uống nước.

    Lưu ý các bài thuốc chữa huyết áp thấp chỉ mang tính tham khảo. Người bị huyết áp thấp cần được tư vấn và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng mà lợi bất cập hại.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!