spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Cách dùng vỏ quả lựu chữa bệnh

    spot_img

    Sau khi ăn quả, chúng ta có thể giữ lấy phần vỏ quả lựu, loại bỏ tạp chất, loại bỏ hết phần thịt quả và hạt còn sót lại, rửa sạch, cắt khúc, phơi khô là đã có một vị thuốc quý trong nhà.

    1. Tác dụng của vỏ quả lựu

    Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, vỏ quả lựu có các thành phần như tannin, mannitol, đường không kết tinh, inulin, chất nhầy, acid gallic, acid malic, pectin và calcium oxalate, isoquercitrin…

    Vỏ quả lựu có tác dụng mạnh với sán dây, có thể làm sán dây co cứng do đó có tác dụng diệt trừ giun sán. Bên cạnh đó, dịch chiết từ vỏ quả lựu có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn, có tác dụng ức chế với nhiều loại nấm da và có tác dụng ức chế virus cúm.

    Như vậy có thể nói vỏ quả lựu có tác dụng rất tốt trong việc diệt trừ giun sán, kháng vi khuẩn, virus và kháng nấm, đây đều là những tác dụng điều trị bệnh hết sức quý báu.

    Cách dùng vỏ quả lựu chữa bệnh- Ảnh 1.

    Vỏ quả lựu là dược liệu quý với sức khỏe.

    Theo Đông y, vỏ quả lựu được dùng làm thuốc với tên gọi ‘Thạch lựu bì’. Vị thuốc này có vị chua, chát, tính ấm, không có độc, đi vào kinh Đại trường và kinh Thận.

    Vỏ lựu có các công dụng sáp trường, chỉ huyết, khu trùng, thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh đi ngoài phân lỏng trong thời gian dài, lỵ, đi ngoài ra máu, sa trực tràng, hoạt tinh, băng huyết, đới hạ, đau bụng do giun, ghẻ lở…

    2. Món ăn bài thuốc từ vỏ lựu

    2.1 Nước sắc vỏ quả lựu

    – Bài 1:

    Thành phần:

    • Vỏ lựu chua (sao qua) 40g.
    • Can khương (sao) 40g.
    • Hoàng bá (bỏ vỏ thô, sao, nếu không có hoàng bá có thể thay bằng hoàng liên) 1g.
    • A giao (nướng khô) 1g.

    Cách làm: Các thành phần trên nghiền thành bột thô. Mỗi lần dùng 12g, sắc với 1 bát nước, còn lại 4 phần, bỏ bã, uống ấm lúc đói.

    Công dụng: Trị hư hàn ở hạ tiêu, trượt ruột, tiêu chảy nặng, muốn chết; lỵ lạnh và bạch đới.

    – Bài 2:

    Thành phần:

    • Vỏ lựu chua 50g.
    • Đảng sâm 30g.
    • Bạch truật 30g.

    Cách làm: Sắc lấy nước, bỏ bã, thêm mật ong lượng vừa đủ, uống mỗi ngày 2 lần.

    Công dụng: Trị xuất huyết tử cung do tỳ hư với các triệu chứng ra máu âm đạo, băng kinh, kinh nguyệt nhạt và loãng, hơi thở ngắn, mệt mỏi, da mặt xanh xao, tay chân không ấm, ăn uống kém, lưỡi nhạt đỏ, rêu lưỡi mỏng trắng.

    Cách dùng vỏ quả lựu chữa bệnh- Ảnh 2.

    Can khương kết hợp với vỏ quả lựu trị tiêu chảy nặng.

    Công dụng: Vỏ lựu có tính ấm, vị chua, chát, vào kinh vị và đại tràng, có tác dụng se ruột mạnh, sắc thuốc có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus ngoài cơ thể, dùng trị lỵ trực khuẩn và lỵ amip hiệu quả.

    Phối hợp với mật ong có tác dụng giảm đau và điều chỉnh tính chua chát của vỏ lựu để không quá mạnh, đồng thời giúp tạo vị. Hai vị kết hợp có tác dụng se ruột, cầm lỵ, thích hợp với bệnh lỵ trực khuẩn, lỵ amip lâu ngày không khỏi.

    Nguyên liệu:

    • Vỏ lựu tươi 1000g (vỏ khô dùng 500g).
    • Mật ong 300ml.

    Cách làm:

    Rửa sạch vỏ lựu, cắt nhỏ, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, đun sôi 30 phút, lọc lấy nước; tiếp tục thêm nước đun sôi lần thứ hai.

    Trộn hai lần nước lại với nhau, đun lửa nhỏ đến khi đặc lại, thêm mật ong khuấy đều, đun sôi rồi tắt bếp, để nguội, cho vào lọ sứ để dùng dần. Mỗi lần dùng 10ml, pha với nước sôi, ngày 3 lần, 7-10 ngày là một liệu trình.

    Cách dùng vỏ quả lựu chữa bệnh- Ảnh 3.

    Vỏ lựu tươi kết hợp với mật ong trị bệnh lỵ hiệu quả.

    2.3 Cháo vỏ quả lựu

    Công dụng: Trị viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính và tiêu chảy cấp.

    Nguyên liệu:

    • Vỏ lựu (khô) 15g.
    • Rau chân vịt tươi 50g.
    • Gạo tẻ 100g.
    • Mật ong 30g.

    Cách làm: Bọc vỏ lựu vào túi vải sạch; cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun sôi với gạo thành cháo, khi gần chín thêm rau chân vịt, tiếp tục đun đến khi cháo chín, vớt bỏ túi vỏ lựu, thêm mật ong. Ngày ăn 2 lần, ăn liên tục 3-5 ngày.

    Cách dùng vỏ quả lựu chữa bệnh- Ảnh 4.

    Vỏ lựu nấu cháo trị bệnh tiêu hóa.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Súp lơ xanh giàu chất gì? Tại sao súp lơ xanh là thực phẩm bổ dưỡng? –  Sulforaphane Kagome - TPBVSK GAN số 1 từ Nhật Bản

    10 loại rau giàu chất sắt

    (Thông tin sức khỏe) - Việc thiếu hụt sắt có thể gây thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng tới lưu lượng oxy đến...
    Những ai không nên uống hoa đu đủ đực?- Ảnh 1.

    Những ai không nên uống hoa đu đủ đực?

    (Thông tin sức khỏe) - Trong y học cổ truyền hoa đu đủ đực được xem như một vị thuốc rất tốt cho sức...
    Súp lơ xanh giàu chất gì? Tại sao súp lơ xanh là thực phẩm bổ dưỡng? –  Sulforaphane Kagome - TPBVSK GAN số 1 từ Nhật Bản

    10 loại rau giàu chất sắt

    (Thông tin sức khỏe) - Việc thiếu hụt sắt có thể gây thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng tới lưu lượng oxy đến...
    Những ai không nên uống hoa đu đủ đực?- Ảnh 1.

    Những ai không nên uống hoa đu đủ đực?

    (Thông tin sức khỏe) - Trong y học cổ truyền hoa đu đủ đực được xem như một vị thuốc rất tốt cho sức...
    Ngày Dinh dưỡng cộng đồng VN lần 3: Chương trình gắn kết cộng đồng vì một Việt Nam khỏe mạnh- Ảnh 1.

    Ngày Dinh dưỡng cộng đồng VN lần 3: Chương trình gắn kết cộng đồng vì một Việt Nam khỏe mạnh

    (Thông tin sức khỏe) - Báo Sức khỏe và Đời sống với sự đồng hành của Herbalife Việt Nam tổ chức chương trình Ngày...

    bạn Nên đọc!

    10 loại rau giàu chất sắt

    (Thông tin sức khỏe) - Việc thiếu hụt sắt có thể gây thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng tới lưu lượng oxy đến não. Một số loại rau giàu chất sắt và các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể giúp bổ sung sự thiếu hụt này.

    Cách dùng vỏ quả lựu chữa bệnh

    Sau khi ăn quả, chúng ta có thể giữ lấy phần vỏ quả lựu, loại bỏ tạp chất, loại bỏ hết phần thịt quả và hạt còn sót lại, rửa sạch, cắt khúc, phơi khô là đã có một vị thuốc quý trong nhà.

    1. Tác dụng của vỏ quả lựu

    Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, vỏ quả lựu có các thành phần như tannin, mannitol, đường không kết tinh, inulin, chất nhầy, acid gallic, acid malic, pectin và calcium oxalate, isoquercitrin…

    Vỏ quả lựu có tác dụng mạnh với sán dây, có thể làm sán dây co cứng do đó có tác dụng diệt trừ giun sán. Bên cạnh đó, dịch chiết từ vỏ quả lựu có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn, có tác dụng ức chế với nhiều loại nấm da và có tác dụng ức chế virus cúm.

    Như vậy có thể nói vỏ quả lựu có tác dụng rất tốt trong việc diệt trừ giun sán, kháng vi khuẩn, virus và kháng nấm, đây đều là những tác dụng điều trị bệnh hết sức quý báu.

    Cách dùng vỏ quả lựu chữa bệnh- Ảnh 1.

    Vỏ quả lựu là dược liệu quý với sức khỏe.

    Theo Đông y, vỏ quả lựu được dùng làm thuốc với tên gọi ‘Thạch lựu bì’. Vị thuốc này có vị chua, chát, tính ấm, không có độc, đi vào kinh Đại trường và kinh Thận.

    Vỏ lựu có các công dụng sáp trường, chỉ huyết, khu trùng, thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh đi ngoài phân lỏng trong thời gian dài, lỵ, đi ngoài ra máu, sa trực tràng, hoạt tinh, băng huyết, đới hạ, đau bụng do giun, ghẻ lở…

    2. Món ăn bài thuốc từ vỏ lựu

    2.1 Nước sắc vỏ quả lựu

    – Bài 1:

    Thành phần:

    • Vỏ lựu chua (sao qua) 40g.
    • Can khương (sao) 40g.
    • Hoàng bá (bỏ vỏ thô, sao, nếu không có hoàng bá có thể thay bằng hoàng liên) 1g.
    • A giao (nướng khô) 1g.

    Cách làm: Các thành phần trên nghiền thành bột thô. Mỗi lần dùng 12g, sắc với 1 bát nước, còn lại 4 phần, bỏ bã, uống ấm lúc đói.

    Công dụng: Trị hư hàn ở hạ tiêu, trượt ruột, tiêu chảy nặng, muốn chết; lỵ lạnh và bạch đới.

    – Bài 2:

    Thành phần:

    • Vỏ lựu chua 50g.
    • Đảng sâm 30g.
    • Bạch truật 30g.

    Cách làm: Sắc lấy nước, bỏ bã, thêm mật ong lượng vừa đủ, uống mỗi ngày 2 lần.

    Công dụng: Trị xuất huyết tử cung do tỳ hư với các triệu chứng ra máu âm đạo, băng kinh, kinh nguyệt nhạt và loãng, hơi thở ngắn, mệt mỏi, da mặt xanh xao, tay chân không ấm, ăn uống kém, lưỡi nhạt đỏ, rêu lưỡi mỏng trắng.

    Cách dùng vỏ quả lựu chữa bệnh- Ảnh 2.

    Can khương kết hợp với vỏ quả lựu trị tiêu chảy nặng.

    Công dụng: Vỏ lựu có tính ấm, vị chua, chát, vào kinh vị và đại tràng, có tác dụng se ruột mạnh, sắc thuốc có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus ngoài cơ thể, dùng trị lỵ trực khuẩn và lỵ amip hiệu quả.

    Phối hợp với mật ong có tác dụng giảm đau và điều chỉnh tính chua chát của vỏ lựu để không quá mạnh, đồng thời giúp tạo vị. Hai vị kết hợp có tác dụng se ruột, cầm lỵ, thích hợp với bệnh lỵ trực khuẩn, lỵ amip lâu ngày không khỏi.

    Nguyên liệu:

    • Vỏ lựu tươi 1000g (vỏ khô dùng 500g).
    • Mật ong 300ml.

    Cách làm:

    Rửa sạch vỏ lựu, cắt nhỏ, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, đun sôi 30 phút, lọc lấy nước; tiếp tục thêm nước đun sôi lần thứ hai.

    Trộn hai lần nước lại với nhau, đun lửa nhỏ đến khi đặc lại, thêm mật ong khuấy đều, đun sôi rồi tắt bếp, để nguội, cho vào lọ sứ để dùng dần. Mỗi lần dùng 10ml, pha với nước sôi, ngày 3 lần, 7-10 ngày là một liệu trình.

    Cách dùng vỏ quả lựu chữa bệnh- Ảnh 3.

    Vỏ lựu tươi kết hợp với mật ong trị bệnh lỵ hiệu quả.

    2.3 Cháo vỏ quả lựu

    Công dụng: Trị viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính và tiêu chảy cấp.

    Nguyên liệu:

    • Vỏ lựu (khô) 15g.
    • Rau chân vịt tươi 50g.
    • Gạo tẻ 100g.
    • Mật ong 30g.

    Cách làm: Bọc vỏ lựu vào túi vải sạch; cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun sôi với gạo thành cháo, khi gần chín thêm rau chân vịt, tiếp tục đun đến khi cháo chín, vớt bỏ túi vỏ lựu, thêm mật ong. Ngày ăn 2 lần, ăn liên tục 3-5 ngày.

    Cách dùng vỏ quả lựu chữa bệnh- Ảnh 4.

    Vỏ lựu nấu cháo trị bệnh tiêu hóa.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Súp lơ xanh giàu chất gì? Tại sao súp lơ xanh là thực phẩm bổ dưỡng? –  Sulforaphane Kagome - TPBVSK GAN số 1 từ Nhật Bản

    10 loại rau giàu chất sắt

    (Thông tin sức khỏe) - Việc thiếu hụt sắt có thể gây thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng tới lưu lượng oxy đến...
    Những ai không nên uống hoa đu đủ đực?- Ảnh 1.

    Những ai không nên uống hoa đu đủ đực?

    (Thông tin sức khỏe) - Trong y học cổ truyền hoa đu đủ đực được xem như một vị thuốc rất tốt cho sức...
    Súp lơ xanh giàu chất gì? Tại sao súp lơ xanh là thực phẩm bổ dưỡng? –  Sulforaphane Kagome - TPBVSK GAN số 1 từ Nhật Bản

    10 loại rau giàu chất sắt

    (Thông tin sức khỏe) - Việc thiếu hụt sắt có thể gây thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng tới lưu lượng oxy đến...
    Những ai không nên uống hoa đu đủ đực?- Ảnh 1.

    Những ai không nên uống hoa đu đủ đực?

    (Thông tin sức khỏe) - Trong y học cổ truyền hoa đu đủ đực được xem như một vị thuốc rất tốt cho sức...
    Ngày Dinh dưỡng cộng đồng VN lần 3: Chương trình gắn kết cộng đồng vì một Việt Nam khỏe mạnh- Ảnh 1.

    Ngày Dinh dưỡng cộng đồng VN lần 3: Chương trình gắn kết cộng đồng vì một Việt Nam khỏe mạnh

    (Thông tin sức khỏe) - Báo Sức khỏe và Đời sống với sự đồng hành của Herbalife Việt Nam tổ chức chương trình Ngày...

    bạn Nên đọc!

    10 loại rau giàu chất sắt

    (Thông tin sức khỏe) - Việc thiếu hụt sắt có thể gây thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng tới lưu lượng oxy đến não. Một số loại rau giàu chất sắt và các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể giúp bổ sung sự thiếu hụt này.