spot_img
33.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, 19 Tháng 7, 2025
More

    Cách dưỡng sinh trong mùa hè nâng cao sức khỏe

    spot_img

    1. Nắng nóng thường gây ra các triệu chứng gì?

    Nắng nóng là chủ khí mùa hạ, là dương tà, tính thăng tán dễ làm hao tổn khí và tân dịch. Thử tà xâm nhập cơ thể gây ra nhiều mồ hôi làm tổn thương tân dịch, nếu không kịp thời bù đắp, thậm chí có thể làm hao tổn nguyên khí. Biểu hiện ra bên ngoài bằng các triệu chứng như mệt lả, khó thở, ngại nói, có khi đột nhiên ngã bất tỉnh (say nắng, say nóng)…

    Cách dưỡng sinh trong mùa hè nâng cao sức khỏe- Ảnh 1.

    Mùa hè thường gây đổ mồ hôi nhiều làm hao tổn tân dịch của cơ thể.

    Hơn nữa, thử thường kèm với thấp (độ ẩm), thấp là âm tà dễ làm tổn thương dương khí. Đặc điểm của thấp tà là nặng trệ, kết dính, dễ gây thương tổn tỳ dương. Biểu hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng như chân tay tê mỏi, mình mẩy nặng nề, đầu nặng như đeo đá, không muốn ăn, hay đầy bụng, dễ đi lỏng, thậm chí có thể phù nhẹ hai chân…

    2. Một số điều cần chú ý trong dưỡng sinh vào mùa hè

    Để hạn chế các triệu chứng của cơ thể do nắng nóng gây ra cần chú ý một số điều sau trong phép dưỡng sinh:

    2.1. Về dinh dưỡng

    Trong mùa hạ, Đông y khuyên nên chú trọng dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lợi niệu trừ thấp như dưa hấu, mướp đắng, dưa chuột, bí đao, đậu xanh, đậu đen, cháo ngũ đậu, cháo ý dĩ, cháo đậu xanh, cháo biển đậu, cháo lá sen, trà nhân trần, trà hoa cúc, trà nụ hoặc lá vối, trà actiso, trà khổ qua…

    Cách dưỡng sinh trong mùa hè nâng cao sức khỏe- Ảnh 2.

    Mùa hè nên ăn cà chua tốt cho cơ thể.

    Ăn thực phẩm dưỡng Tâm: Vị toan cam, tâm (cay), khổ (đắng).

    – Vị cay giúp thúc đẩy dương khí được phát tiết. Xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng, ăn uống dưỡng sinh cần thuận theo nhịp điệu của tự nhiên, để mọi thứ sinh trưởng, phát triển phát tiết. Ví dụ các thực phẩm như gừng, hành…

    – Mùa hạ dễ xảy ra trường hợp mồ hôi ra quá nhiều, tâm khí tẩu tán, vị chua sẽ giúp thu liễm lại. Ngoài ra toan cam sinh âm, ăn vị chua ngọt giúp sinh âm tân. Cà chua, nho, chanh dây… là những thực phẩm tốt cho mùa này, nhưng không ăn quá nhiều.

    – Vị đắng nhập tâm, thường mang tính hàn lương, giúp thanh nhiệt lương huyết. Mùa hạ quá nóng bức, tâm hỏa quá vượng, biểu hiện bằng việc nổi mụn, các chứng viêm, mất ngủ… thực phẩm vị đắng như mướp đắng, tâm sen có thể giảm bớt tình trạng này. Ngoài ra, một chút vị đắng cũng giúp kích thích tâm dương, nhưng thái quá không chỉ tổn thương tâm dương, mà còn hại đến tỳ vị.

    Cách dưỡng sinh trong mùa hè nâng cao sức khỏe- Ảnh 3.

    Mướp đắng rất thích hợp ăn vào mùa hè.

    – Những ngày quá nóng bức có thể dùng một chút nước ướp lạnh hoặc nước đá để giúp cơ thể giải nhiệt nhưng không được dùng nhiều để tránh làm thương tổn tỳ vị, tạo điều kiện cho thấp tà gây bệnh bên trong. Khi mồ hôi ra nhiều phải chú ý bổ sung đủ lượng nước đã mất bằng đường ăn uống.

    Cổ nhân có câu: “Hãn vi tâm dịch” (mồ hôi là dịch của tâm), bởi thế khi mất mồ hôi âm dịch trong cơ thể nói chung và âm dịch trong tạng Tâm nói riêng (gọi là Tâm âm) cần chú ý trọng dụng những đồ ăn thức uống có công dụng thanh nhiệt dưỡng âm như thạch đen, chè đậu đen, trà mạch môn, nước ép quả lê, nước ép ngó sen, nước mơ, nước mận, nước dâu, trà bát bảo…

    Cách dưỡng sinh trong mùa hè nâng cao sức khỏe- Ảnh 4.

    Cháo ý dĩ cũng thích hợp trong mùa hè.

    2.2. Về tinh thần

    Dưỡng tâm tĩnh thần, đây là trọng điểm dưỡng Tâm mùa hạ, do đó, nên dành ra 15 – 30 phút ngủ trưa. Cơ thể mùa hạ trao đổi chất diễn ra nhanh, quãng nghỉ buổi trưa là cần thiết để tâm não và các tạng phủ khác được nghỉ ngơi.

    Trong Đông y, khoảng 11 – 13 giờ trưa thuộc tuần hành kinh Tâm, thời điểm này cần tránh lao lực, nghỉ trưa thích đáng, lợi cho hệ thống tâm mạch được thư hoãn, giảm các nguy cơ của bệnh tâm mạch. Đây cũng là thời điểm Dương tận Âm sinh trong ngày, cần chú ý ngừng hoạt động, duy trì tâm thể an tĩnh.

    Giữ tình chí thư thái, nghe nhạc thư giãn, trầm lắng đọc sách, tránh cho tình chí dao động thái quá. Hòa mình vào thiên nhiên, đi vào công viên, vào rừng, đi bộ… có thể làm giảm áp lực cho tinh thần trong cuộc sống vào mùa hè.

    2.3. Về vận động

    Vận động vừa phải, tiết ra mồ hôi nhưng tránh tình trạng mồ hôi ra quá nhiều. Chú trọng những vận động ôn hòa như: Thái Cực quyền, bát đoạn cầm, sáng sớm tản bộ, tránh vận động quá mạnh, tránh để mồ hôi ra quá nhiều, bởi vì mồ hôi ra quá nhiều gây mất nước, mất tân dịch, không tốt đối với cơ thể.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    5 biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả- Ảnh 1.

    5 biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của...
    Thực phẩm làm mát cơ thể từ bên trong khi tập luyện- Ảnh 1.

    Thực phẩm làm mát cơ thể từ bên trong khi tập luyện

    (Thông tin sức khỏe) - Mùa hè oi bức khiến cơ thể dễ bị mất nước, nóng trong, mệt mỏi, đặc biệt khi luyện...
    5 biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả- Ảnh 1.

    5 biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của...
    Thực phẩm làm mát cơ thể từ bên trong khi tập luyện- Ảnh 1.

    Thực phẩm làm mát cơ thể từ bên trong khi tập luyện

    (Thông tin sức khỏe) - Mùa hè oi bức khiến cơ thể dễ bị mất nước, nóng trong, mệt mỏi, đặc biệt khi luyện...
    5 sai lầm thường gặp khi bổ sung men vi sinh cho trẻ- Ảnh 2.

    5 sai lầm thường gặp khi bổ sung men vi sinh cho trẻ

    (Thông tin sức khỏe) – Việc bổ sung men vi sinh cho trẻ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hệ...

    bạn Nên đọc!

    5 biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của hệ tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đa số các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuất phát từ cơ quan tiết niệu dưới, bao gồm bàng quang và niệu đạo.

    Cách dưỡng sinh trong mùa hè nâng cao sức khỏe

    1. Nắng nóng thường gây ra các triệu chứng gì?

    Nắng nóng là chủ khí mùa hạ, là dương tà, tính thăng tán dễ làm hao tổn khí và tân dịch. Thử tà xâm nhập cơ thể gây ra nhiều mồ hôi làm tổn thương tân dịch, nếu không kịp thời bù đắp, thậm chí có thể làm hao tổn nguyên khí. Biểu hiện ra bên ngoài bằng các triệu chứng như mệt lả, khó thở, ngại nói, có khi đột nhiên ngã bất tỉnh (say nắng, say nóng)…

    Cách dưỡng sinh trong mùa hè nâng cao sức khỏe- Ảnh 1.

    Mùa hè thường gây đổ mồ hôi nhiều làm hao tổn tân dịch của cơ thể.

    Hơn nữa, thử thường kèm với thấp (độ ẩm), thấp là âm tà dễ làm tổn thương dương khí. Đặc điểm của thấp tà là nặng trệ, kết dính, dễ gây thương tổn tỳ dương. Biểu hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng như chân tay tê mỏi, mình mẩy nặng nề, đầu nặng như đeo đá, không muốn ăn, hay đầy bụng, dễ đi lỏng, thậm chí có thể phù nhẹ hai chân…

    2. Một số điều cần chú ý trong dưỡng sinh vào mùa hè

    Để hạn chế các triệu chứng của cơ thể do nắng nóng gây ra cần chú ý một số điều sau trong phép dưỡng sinh:

    2.1. Về dinh dưỡng

    Trong mùa hạ, Đông y khuyên nên chú trọng dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lợi niệu trừ thấp như dưa hấu, mướp đắng, dưa chuột, bí đao, đậu xanh, đậu đen, cháo ngũ đậu, cháo ý dĩ, cháo đậu xanh, cháo biển đậu, cháo lá sen, trà nhân trần, trà hoa cúc, trà nụ hoặc lá vối, trà actiso, trà khổ qua…

    Cách dưỡng sinh trong mùa hè nâng cao sức khỏe- Ảnh 2.

    Mùa hè nên ăn cà chua tốt cho cơ thể.

    Ăn thực phẩm dưỡng Tâm: Vị toan cam, tâm (cay), khổ (đắng).

    – Vị cay giúp thúc đẩy dương khí được phát tiết. Xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng, ăn uống dưỡng sinh cần thuận theo nhịp điệu của tự nhiên, để mọi thứ sinh trưởng, phát triển phát tiết. Ví dụ các thực phẩm như gừng, hành…

    – Mùa hạ dễ xảy ra trường hợp mồ hôi ra quá nhiều, tâm khí tẩu tán, vị chua sẽ giúp thu liễm lại. Ngoài ra toan cam sinh âm, ăn vị chua ngọt giúp sinh âm tân. Cà chua, nho, chanh dây… là những thực phẩm tốt cho mùa này, nhưng không ăn quá nhiều.

    – Vị đắng nhập tâm, thường mang tính hàn lương, giúp thanh nhiệt lương huyết. Mùa hạ quá nóng bức, tâm hỏa quá vượng, biểu hiện bằng việc nổi mụn, các chứng viêm, mất ngủ… thực phẩm vị đắng như mướp đắng, tâm sen có thể giảm bớt tình trạng này. Ngoài ra, một chút vị đắng cũng giúp kích thích tâm dương, nhưng thái quá không chỉ tổn thương tâm dương, mà còn hại đến tỳ vị.

    Cách dưỡng sinh trong mùa hè nâng cao sức khỏe- Ảnh 3.

    Mướp đắng rất thích hợp ăn vào mùa hè.

    – Những ngày quá nóng bức có thể dùng một chút nước ướp lạnh hoặc nước đá để giúp cơ thể giải nhiệt nhưng không được dùng nhiều để tránh làm thương tổn tỳ vị, tạo điều kiện cho thấp tà gây bệnh bên trong. Khi mồ hôi ra nhiều phải chú ý bổ sung đủ lượng nước đã mất bằng đường ăn uống.

    Cổ nhân có câu: “Hãn vi tâm dịch” (mồ hôi là dịch của tâm), bởi thế khi mất mồ hôi âm dịch trong cơ thể nói chung và âm dịch trong tạng Tâm nói riêng (gọi là Tâm âm) cần chú ý trọng dụng những đồ ăn thức uống có công dụng thanh nhiệt dưỡng âm như thạch đen, chè đậu đen, trà mạch môn, nước ép quả lê, nước ép ngó sen, nước mơ, nước mận, nước dâu, trà bát bảo…

    Cách dưỡng sinh trong mùa hè nâng cao sức khỏe- Ảnh 4.

    Cháo ý dĩ cũng thích hợp trong mùa hè.

    2.2. Về tinh thần

    Dưỡng tâm tĩnh thần, đây là trọng điểm dưỡng Tâm mùa hạ, do đó, nên dành ra 15 – 30 phút ngủ trưa. Cơ thể mùa hạ trao đổi chất diễn ra nhanh, quãng nghỉ buổi trưa là cần thiết để tâm não và các tạng phủ khác được nghỉ ngơi.

    Trong Đông y, khoảng 11 – 13 giờ trưa thuộc tuần hành kinh Tâm, thời điểm này cần tránh lao lực, nghỉ trưa thích đáng, lợi cho hệ thống tâm mạch được thư hoãn, giảm các nguy cơ của bệnh tâm mạch. Đây cũng là thời điểm Dương tận Âm sinh trong ngày, cần chú ý ngừng hoạt động, duy trì tâm thể an tĩnh.

    Giữ tình chí thư thái, nghe nhạc thư giãn, trầm lắng đọc sách, tránh cho tình chí dao động thái quá. Hòa mình vào thiên nhiên, đi vào công viên, vào rừng, đi bộ… có thể làm giảm áp lực cho tinh thần trong cuộc sống vào mùa hè.

    2.3. Về vận động

    Vận động vừa phải, tiết ra mồ hôi nhưng tránh tình trạng mồ hôi ra quá nhiều. Chú trọng những vận động ôn hòa như: Thái Cực quyền, bát đoạn cầm, sáng sớm tản bộ, tránh vận động quá mạnh, tránh để mồ hôi ra quá nhiều, bởi vì mồ hôi ra quá nhiều gây mất nước, mất tân dịch, không tốt đối với cơ thể.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    5 biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả- Ảnh 1.

    5 biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của...
    Thực phẩm làm mát cơ thể từ bên trong khi tập luyện- Ảnh 1.

    Thực phẩm làm mát cơ thể từ bên trong khi tập luyện

    (Thông tin sức khỏe) - Mùa hè oi bức khiến cơ thể dễ bị mất nước, nóng trong, mệt mỏi, đặc biệt khi luyện...
    5 biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả- Ảnh 1.

    5 biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của...
    Thực phẩm làm mát cơ thể từ bên trong khi tập luyện- Ảnh 1.

    Thực phẩm làm mát cơ thể từ bên trong khi tập luyện

    (Thông tin sức khỏe) - Mùa hè oi bức khiến cơ thể dễ bị mất nước, nóng trong, mệt mỏi, đặc biệt khi luyện...
    5 sai lầm thường gặp khi bổ sung men vi sinh cho trẻ- Ảnh 2.

    5 sai lầm thường gặp khi bổ sung men vi sinh cho trẻ

    (Thông tin sức khỏe) – Việc bổ sung men vi sinh cho trẻ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hệ...

    bạn Nên đọc!

    5 biện pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của hệ tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đa số các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuất phát từ cơ quan tiết niệu dưới, bao gồm bàng quang và niệu đạo.