spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Cách khởi động nâng cao hiệu quả tập luyện

    spot_img

    Mục tiêu chính của việc thực hiện các bài tập khởi động là tăng lưu lượng máu và cung cấp oxy cho cơ bắp.

    Bên cạnh đó, các bài tập khởi động còn giúp tăng cường tính linh hoạt, tăng phạm vi chuyển động đồng thời cải thiện hiệu suất tập luyện và giảm nguy cơ chấn thương.

    Vì vậy, việc thực hiện các bài tập khởi động trước khi tập luyện là điều cần thiết để có một buổi tập luyện an toàn và hiệu quả.

    Dưới đây là loạt bài tập khởi động được chuyên gia khuyên dùng mà bạn nên thực hiện trước khi tập luyện:

    1. Bài tập khởi động xoay tròn cánh tay

    Vòng tay là cách đơn giản nhưng hiệu quả để làm ấm vai và cải thiện khả năng vận động của phần trên cơ thể. Chuyên gia thể dục người Ấn Độ Sonia Bakshi cho biết, bài tập vòng tay giúp tăng lưu lượng máu đến các khớp và cơ vai, chuẩn bị cho cơ thể thực hiện các hoạt động nâng cao hơn.

    Cách thực hiện:

    • Đứng hai chân rộng bằng vai, dang hai tay ra hai bên ngang vai.
    • Bắt đầu xoay cánh tay tạo thành những vòng tròn nhỏ, tăng dần kích thước của vòng tròn.
    • Sau một số lần lặp lại nhất định, hãy đảo ngược hướng của các vòng tròn. Hãy nhớ rằng bạn nên thực hiện bài tập một cách chậm rãi.
    Cách khởi động nâng cao hiệu quả tập luyện- Ảnh 2.

    Xoay tròn cánh tay khởi động phần thân trên.

    2. Xoay vòng hông

    Vòng hông rất cần thiết để nới lỏng khớp hông và cải thiện tính linh hoạt của phần dưới cơ thể.

    Cách thực hiện:

    • Đứng hai chân rộng bằng vai,đặt hai tay lên hông.
    • Thực hiện xoay các vòng tròn lớn bằng hông, đầu tiên theo một hướng trong 15-20 giây, sau đó chuyển sang hướng ngược lại.

    3. Xoay cổ tay

    Xoay cổ tay là điều cần thiết để làm nóng cổ tay, đặc biệt nếu quá trình tập luyện của bạn liên quan đến cử tạ hoặc các bài tập gây căng thẳng cho cổ tay.

    Cách thực hiện:

    • Đưa cánh tay về phía trước, lòng bàn tay hướng xuống.
    • Gập ngón cái vào lòng bàn tay, các ngón khác ôm ngón tay cái và thực hiện xoay cổ tay theo chuyển động tròn.
    • Sau vài lần quay, thay đổi hướng.
    Cách khởi động nâng cao hiệu quả tập luyện- Ảnh 3.

    Cách nắm tay để xoay tròn cổ tay.

    4. Nhảy dang tay chân

    Nhảy dang tay chân là một bài tập khởi động toàn thân năng động nhằm vào các cơ ở chân, tay và cơ lõi của. Việc kết hợp bài tập khởi động này vào thói quen khởi động của bạn có thể giúp tăng nhịp tim và cải thiện khả năng phối hợp, chuẩn bị cho cơ thể bạn các hoạt động thể chất cường độ cao hơn.

    Cách thực hiện:

    • Đứng thẳng, cánh tay để xuôi theo thân.
    • Nhảy bật lên cao trong khi dang hai chân rộng bằng vai và đồng thời giơ hai tay lên trên đầu.
    • Nhanh chóng nhảy về vị trí ban đầu và lặp lại.
    Cách khởi động nâng cao hiệu quả tập luyện- Ảnh 4.

    Cách thực hiện bài tập khởi động nhảy dang hai chân.

    5. Tư thế mèo bò

    Tư thế con mèo – con bò là một trong những bài tập khởi động tốt nhất để kéo giãn và kích hoạt cơ cột sống và cơ lưng. Chuỗi động tác này nhẹ nhàng kéo giãn cột sống, cổ và vai, thúc đẩy sự linh hoạt và giảm căng thẳng ở lưng.

    Cách thực hiện:

    • Bắt đầu bằng bốn chân với cổ tay ngay dưới vai, đầu gối dưới hông.
    • Hít vào, cong lưng, hướng bụng xuống sàn và nâng đầu, xương cụt hướng lên trần nhà (tư thế con bò).
    • Thở ra và cong cột sống về phía trần nhà, kéo cằm vào ngực và kéo rốn về phía cột sống (tư thế con mèo).
    • Luân phiên giữa hai vị trí này trong vài nhịp thở.

    6. Chùng chân 2 bên liên tục

    Bài tập khởi động này có tác dụng làm nóng phần thân dưới, đặc biệt là cơ tứ đầu, gân kheo và cơ mông, giúp cải thiện tính linh hoạt, sức mạnh và khả năng phối hợp.

    Cách thực hiện:

    • Đứng thẳng, hai chân rộng bằng hông.
    • Bước chân phải về phía trước, hạ thấp cơ thể cho đến khi đùi phải song song với sàn, đầu gối trái gần chạm đất.
    • Đẩy chân phải ra để trở về vị trí ban đầu và lặp lại với chân trái. Tiếp tục luân phiên hai chân.

    7. Nâng cao đùi

    Nâng cao đùi là bài tập khởi động tăng cường sức bền của tim mạch, làm nóng phần thân dưới. Nâng cao đùi nhắm vào cơ gấp hông, cơ tứ đầu, gân kheo và bắp chân.

    Cách thực hiện:

    • Bắt đầu bằng cách đứng với hai chân rộng bằng hông.
    • Chạy bộ tại chỗ, đưa đầu gối lên về phía ngực càng cao càng tốt sau mỗi bước đi.
    • Duy trì tốc độ nhanh trong khi vung tay để tác động vào phần thân trên của bạn.

    • Ưu tiên hình thức phù hợp để ngăn ngừa chấn thương và tối đa hóa hiệu quả.
    • Bắt đầu với cường độ thấp, tăng dần để chuẩn bị cho cơ thể mà không phải gắng sức quá mức.
    • Hãy chú ý đến hơi thở, giữ hơi thở ổn định, có kiểm soát.
    • Tránh các chuyển động nảy hoặc giật để giảm căng thẳng cho cơ, khớp.
    • Thực hiện các chuyển động năng động một cách cẩn thận và tập trung.
    • Giữ đủ nước, lắng nghe cơ thể, dừng lại nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu.

    Mời bạn xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Cách khởi động nâng cao hiệu quả tập luyện

    Mục tiêu chính của việc thực hiện các bài tập khởi động là tăng lưu lượng máu và cung cấp oxy cho cơ bắp.

    Bên cạnh đó, các bài tập khởi động còn giúp tăng cường tính linh hoạt, tăng phạm vi chuyển động đồng thời cải thiện hiệu suất tập luyện và giảm nguy cơ chấn thương.

    Vì vậy, việc thực hiện các bài tập khởi động trước khi tập luyện là điều cần thiết để có một buổi tập luyện an toàn và hiệu quả.

    Dưới đây là loạt bài tập khởi động được chuyên gia khuyên dùng mà bạn nên thực hiện trước khi tập luyện:

    1. Bài tập khởi động xoay tròn cánh tay

    Vòng tay là cách đơn giản nhưng hiệu quả để làm ấm vai và cải thiện khả năng vận động của phần trên cơ thể. Chuyên gia thể dục người Ấn Độ Sonia Bakshi cho biết, bài tập vòng tay giúp tăng lưu lượng máu đến các khớp và cơ vai, chuẩn bị cho cơ thể thực hiện các hoạt động nâng cao hơn.

    Cách thực hiện:

    • Đứng hai chân rộng bằng vai, dang hai tay ra hai bên ngang vai.
    • Bắt đầu xoay cánh tay tạo thành những vòng tròn nhỏ, tăng dần kích thước của vòng tròn.
    • Sau một số lần lặp lại nhất định, hãy đảo ngược hướng của các vòng tròn. Hãy nhớ rằng bạn nên thực hiện bài tập một cách chậm rãi.
    Cách khởi động nâng cao hiệu quả tập luyện- Ảnh 2.

    Xoay tròn cánh tay khởi động phần thân trên.

    2. Xoay vòng hông

    Vòng hông rất cần thiết để nới lỏng khớp hông và cải thiện tính linh hoạt của phần dưới cơ thể.

    Cách thực hiện:

    • Đứng hai chân rộng bằng vai,đặt hai tay lên hông.
    • Thực hiện xoay các vòng tròn lớn bằng hông, đầu tiên theo một hướng trong 15-20 giây, sau đó chuyển sang hướng ngược lại.

    3. Xoay cổ tay

    Xoay cổ tay là điều cần thiết để làm nóng cổ tay, đặc biệt nếu quá trình tập luyện của bạn liên quan đến cử tạ hoặc các bài tập gây căng thẳng cho cổ tay.

    Cách thực hiện:

    • Đưa cánh tay về phía trước, lòng bàn tay hướng xuống.
    • Gập ngón cái vào lòng bàn tay, các ngón khác ôm ngón tay cái và thực hiện xoay cổ tay theo chuyển động tròn.
    • Sau vài lần quay, thay đổi hướng.
    Cách khởi động nâng cao hiệu quả tập luyện- Ảnh 3.

    Cách nắm tay để xoay tròn cổ tay.

    4. Nhảy dang tay chân

    Nhảy dang tay chân là một bài tập khởi động toàn thân năng động nhằm vào các cơ ở chân, tay và cơ lõi của. Việc kết hợp bài tập khởi động này vào thói quen khởi động của bạn có thể giúp tăng nhịp tim và cải thiện khả năng phối hợp, chuẩn bị cho cơ thể bạn các hoạt động thể chất cường độ cao hơn.

    Cách thực hiện:

    • Đứng thẳng, cánh tay để xuôi theo thân.
    • Nhảy bật lên cao trong khi dang hai chân rộng bằng vai và đồng thời giơ hai tay lên trên đầu.
    • Nhanh chóng nhảy về vị trí ban đầu và lặp lại.
    Cách khởi động nâng cao hiệu quả tập luyện- Ảnh 4.

    Cách thực hiện bài tập khởi động nhảy dang hai chân.

    5. Tư thế mèo bò

    Tư thế con mèo – con bò là một trong những bài tập khởi động tốt nhất để kéo giãn và kích hoạt cơ cột sống và cơ lưng. Chuỗi động tác này nhẹ nhàng kéo giãn cột sống, cổ và vai, thúc đẩy sự linh hoạt và giảm căng thẳng ở lưng.

    Cách thực hiện:

    • Bắt đầu bằng bốn chân với cổ tay ngay dưới vai, đầu gối dưới hông.
    • Hít vào, cong lưng, hướng bụng xuống sàn và nâng đầu, xương cụt hướng lên trần nhà (tư thế con bò).
    • Thở ra và cong cột sống về phía trần nhà, kéo cằm vào ngực và kéo rốn về phía cột sống (tư thế con mèo).
    • Luân phiên giữa hai vị trí này trong vài nhịp thở.

    6. Chùng chân 2 bên liên tục

    Bài tập khởi động này có tác dụng làm nóng phần thân dưới, đặc biệt là cơ tứ đầu, gân kheo và cơ mông, giúp cải thiện tính linh hoạt, sức mạnh và khả năng phối hợp.

    Cách thực hiện:

    • Đứng thẳng, hai chân rộng bằng hông.
    • Bước chân phải về phía trước, hạ thấp cơ thể cho đến khi đùi phải song song với sàn, đầu gối trái gần chạm đất.
    • Đẩy chân phải ra để trở về vị trí ban đầu và lặp lại với chân trái. Tiếp tục luân phiên hai chân.

    7. Nâng cao đùi

    Nâng cao đùi là bài tập khởi động tăng cường sức bền của tim mạch, làm nóng phần thân dưới. Nâng cao đùi nhắm vào cơ gấp hông, cơ tứ đầu, gân kheo và bắp chân.

    Cách thực hiện:

    • Bắt đầu bằng cách đứng với hai chân rộng bằng hông.
    • Chạy bộ tại chỗ, đưa đầu gối lên về phía ngực càng cao càng tốt sau mỗi bước đi.
    • Duy trì tốc độ nhanh trong khi vung tay để tác động vào phần thân trên của bạn.

    • Ưu tiên hình thức phù hợp để ngăn ngừa chấn thương và tối đa hóa hiệu quả.
    • Bắt đầu với cường độ thấp, tăng dần để chuẩn bị cho cơ thể mà không phải gắng sức quá mức.
    • Hãy chú ý đến hơi thở, giữ hơi thở ổn định, có kiểm soát.
    • Tránh các chuyển động nảy hoặc giật để giảm căng thẳng cho cơ, khớp.
    • Thực hiện các chuyển động năng động một cách cẩn thận và tập trung.
    • Giữ đủ nước, lắng nghe cơ thể, dừng lại nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu.

    Mời bạn xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!