spot_img
26.2 C
Ho Chi Minh City
Thứ bảy, 21 Tháng chín, 2024
More

    Cách kiểm soát cơn thèm đồ ngọt giữ làn da tươi trẻ

    spot_img

    1. Ăn nhiều đồ ngọt ảnh hưởng thế nào đến làn da?

    Theo ThS. BS. Nguyễn Ngọc Oanh, Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai, ăn quá nhiều đồ ngọt không chỉ tiềm ẩn các nguy cơ sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến vẻ đẹp của làn da. Các nghiên cứu cho thấy, lượng đường trong máu cao trong thời gian dài sẽ làm tăng tổn thương mạch máu và tạo ra số lượng lớn các gốc tự do.

    Khi các gốc tự do xuất hiện, chúng sẽ nhanh chóng tác động lên lipid của màng tế bào. Nếu không có đủ chất chống oxy hóa để bảo vệ lipid thì màng tế bào sẽ bị tổn thương do oxy hóa. Chính điều này sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa da, khiến da khô, xuất hiện nếp nhăn, mẩn đỏ, mụn trứng cá.

    Ngoài ra, quá trình glycation (đường hóa) xảy ra khi đường liên kết với protein trong da, chẳng hạn như collagen và elastin, làm biến tính các protein này. Kết quả là da mất đi độ đàn hồi, chức năng hàng rào bảo vệ da bị tổn thương.

    Bởi vậy, để làm chậm lão hóa, ngoài việc chăm sóc da đúng cách, bạn cần kiểm soát lượng đường tiêu thụ. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo lượng đường tiêu thụ hàng ngày của người trưởng thành nên được kiểm soát ở mức khoảng 5% tổng năng lượng, khoảng 25 gram.

    Kẹo, sô cô la, món tráng miệng, kem, bánh quy, đồ uống… là những thực phẩm nhiều đường phổ biến nhất, nếu có thể thì hãy cố gắng hạn chế ăn, đặc biệt là vào ban đêm.

    Cách kiểm soát cơn thèm đồ ngọt giữ làn da tươi trẻ- Ảnh 1.

    Ăn nhiều đồ ngọt là một trong những nguyên nhân gây xuất hiện mụn trứng cá.

    2. Làm sao để chống lại cơn thèm đồ ngọt?

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn thèm đồ ngọt. Các nhà khoa học tin rằng cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm có đường là do mong muốn cải thiện tâm trạng vì tiêu thụ đồ ngọt làm tăng mức serotonin – “hormone hạnh phúc” trong não. Ngoài ra, bạn thường sẽ cảm thấy thèm ăn khi thiếu ngủ, căng thẳng tinh thần, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo…

    – Ăn nhiều trái cây: Khi bạn cắt giảm lượng đường bổ sung, ban đầu cảm giác thèm ăn của bạn sẽ tăng lên. Bạn nên ăn các loại trái cây như quả mọng, chuối, dưa hoặc trái cây họ cam quýt để chống lại cơn thèm đường đồng thời giúp bổ sung chất xơ, vitamin.

    – Tăng cường các thực phẩm lành mạnh: Nên ăn bữa sáng giàu protein, chất xơ để cảm thấy no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn đồ ngọt. Ví dụ trứng, sữa chua không đường, ngũ cốc nguyên hạt…

    – Điều chỉnh thói quen ăn uống ngọt một cách từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi: Giảm từ từ mức tiêu thụ đồ uống có đường như soda, đồ uống thể thao và đồ uống cà phê ngọt. Đảm bảo rằng bạn uống đủ nước.

    – Duy trì lối sống lành mạnh, tích cực: Thư giãn sau mỗi ngày làm việc để tránh căng thẳng kéo dài, ngủ đủ giấc, tăng cường thể dục thể thao…

    Cách kiểm soát cơn thèm đồ ngọt giữ làn da tươi trẻ- Ảnh 2.

    Ăn trái cây sẽ giúp kiểm soát cảm giác thèm đồ ngọt.

    3. Các loại thực phẩm trong chế độ ăn ít đường

    Bạn không cần thiết phải kiêng khem, cắt giảm các thực phẩm chứa đường một cách tuyệt đối. Bởi vốn dĩ việc loại bỏ tất cả thực phẩm chứa đường là không thực tế. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn thực phẩm nguyên chất, tránh các mặt hàng đã qua chế biến, đóng gói sẵn.

    Ăn thực phẩm toàn phần sẽ giúp bạn dễ dàng tuân theo chế độ ăn ít đường hơn, vì chúng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp no lâu. Một số đường, đặc biệt là đường từ các nguồn tự nhiên như trái cây hoặc sữa có thể là một bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của bạn.

    Theo đó, một số thực phẩm lành mạnh mà bạn nên ăn có thể kể đến như rau lá xanh, trái cây (ưu tiên trái cây họ cam quýt, quả mọng), các loại ngũ cốc, các loại đậu, khoai lang, cá béo, protein nạc, trứng…

    Đồng thời, không nên ăn trái cây ngọt có chỉ số đường huyết cao, bánh mì trắng hoặc bột mì, đường tinh luyện, đồ uống có đường bổ sung, thực phẩm ăn nhẹ đóng gói như khoai tây chiên và bánh quy giòn… Đặc biệt, nên hạn chế tối đa uống rượu.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Điểm đến trị liệu mùa thu đông "gây sốt" tại Quảng Ninh- Ảnh 1.

    Điểm đến trị liệu mùa thu đông “gây sốt” tại Quảng Ninh

    Nghỉ dưỡng thượng hạng kết hợp chăm sóc sức khỏe, với những lợi ích từ mạch nguồn khoáng nóng quý hiếm tại Quang Hanh,...

    bạn Nên đọc!

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride. Có nhiều trường hợp dù đã kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao là vì sao?

    Cách kiểm soát cơn thèm đồ ngọt giữ làn da tươi trẻ

    1. Ăn nhiều đồ ngọt ảnh hưởng thế nào đến làn da?

    Theo ThS. BS. Nguyễn Ngọc Oanh, Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai, ăn quá nhiều đồ ngọt không chỉ tiềm ẩn các nguy cơ sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến vẻ đẹp của làn da. Các nghiên cứu cho thấy, lượng đường trong máu cao trong thời gian dài sẽ làm tăng tổn thương mạch máu và tạo ra số lượng lớn các gốc tự do.

    Khi các gốc tự do xuất hiện, chúng sẽ nhanh chóng tác động lên lipid của màng tế bào. Nếu không có đủ chất chống oxy hóa để bảo vệ lipid thì màng tế bào sẽ bị tổn thương do oxy hóa. Chính điều này sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa da, khiến da khô, xuất hiện nếp nhăn, mẩn đỏ, mụn trứng cá.

    Ngoài ra, quá trình glycation (đường hóa) xảy ra khi đường liên kết với protein trong da, chẳng hạn như collagen và elastin, làm biến tính các protein này. Kết quả là da mất đi độ đàn hồi, chức năng hàng rào bảo vệ da bị tổn thương.

    Bởi vậy, để làm chậm lão hóa, ngoài việc chăm sóc da đúng cách, bạn cần kiểm soát lượng đường tiêu thụ. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo lượng đường tiêu thụ hàng ngày của người trưởng thành nên được kiểm soát ở mức khoảng 5% tổng năng lượng, khoảng 25 gram.

    Kẹo, sô cô la, món tráng miệng, kem, bánh quy, đồ uống… là những thực phẩm nhiều đường phổ biến nhất, nếu có thể thì hãy cố gắng hạn chế ăn, đặc biệt là vào ban đêm.

    Cách kiểm soát cơn thèm đồ ngọt giữ làn da tươi trẻ- Ảnh 1.

    Ăn nhiều đồ ngọt là một trong những nguyên nhân gây xuất hiện mụn trứng cá.

    2. Làm sao để chống lại cơn thèm đồ ngọt?

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn thèm đồ ngọt. Các nhà khoa học tin rằng cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm có đường là do mong muốn cải thiện tâm trạng vì tiêu thụ đồ ngọt làm tăng mức serotonin – “hormone hạnh phúc” trong não. Ngoài ra, bạn thường sẽ cảm thấy thèm ăn khi thiếu ngủ, căng thẳng tinh thần, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo…

    – Ăn nhiều trái cây: Khi bạn cắt giảm lượng đường bổ sung, ban đầu cảm giác thèm ăn của bạn sẽ tăng lên. Bạn nên ăn các loại trái cây như quả mọng, chuối, dưa hoặc trái cây họ cam quýt để chống lại cơn thèm đường đồng thời giúp bổ sung chất xơ, vitamin.

    – Tăng cường các thực phẩm lành mạnh: Nên ăn bữa sáng giàu protein, chất xơ để cảm thấy no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn đồ ngọt. Ví dụ trứng, sữa chua không đường, ngũ cốc nguyên hạt…

    – Điều chỉnh thói quen ăn uống ngọt một cách từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi: Giảm từ từ mức tiêu thụ đồ uống có đường như soda, đồ uống thể thao và đồ uống cà phê ngọt. Đảm bảo rằng bạn uống đủ nước.

    – Duy trì lối sống lành mạnh, tích cực: Thư giãn sau mỗi ngày làm việc để tránh căng thẳng kéo dài, ngủ đủ giấc, tăng cường thể dục thể thao…

    Cách kiểm soát cơn thèm đồ ngọt giữ làn da tươi trẻ- Ảnh 2.

    Ăn trái cây sẽ giúp kiểm soát cảm giác thèm đồ ngọt.

    3. Các loại thực phẩm trong chế độ ăn ít đường

    Bạn không cần thiết phải kiêng khem, cắt giảm các thực phẩm chứa đường một cách tuyệt đối. Bởi vốn dĩ việc loại bỏ tất cả thực phẩm chứa đường là không thực tế. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn thực phẩm nguyên chất, tránh các mặt hàng đã qua chế biến, đóng gói sẵn.

    Ăn thực phẩm toàn phần sẽ giúp bạn dễ dàng tuân theo chế độ ăn ít đường hơn, vì chúng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp no lâu. Một số đường, đặc biệt là đường từ các nguồn tự nhiên như trái cây hoặc sữa có thể là một bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của bạn.

    Theo đó, một số thực phẩm lành mạnh mà bạn nên ăn có thể kể đến như rau lá xanh, trái cây (ưu tiên trái cây họ cam quýt, quả mọng), các loại ngũ cốc, các loại đậu, khoai lang, cá béo, protein nạc, trứng…

    Đồng thời, không nên ăn trái cây ngọt có chỉ số đường huyết cao, bánh mì trắng hoặc bột mì, đường tinh luyện, đồ uống có đường bổ sung, thực phẩm ăn nhẹ đóng gói như khoai tây chiên và bánh quy giòn… Đặc biệt, nên hạn chế tối đa uống rượu.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride.

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo...
    Thực hư chiêu bài "up-sale" bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ? - Ảnh 1.

    Thực hư chiêu bài “up-sale” bắt buộc đặt túi khi treo sa trễ?

    Đa phần chị em đi tư vấn treo sa trễ đều được tư vấn phải kết hợp với đặt túi khiến chi phí phẫu...
    Điểm đến trị liệu mùa thu đông "gây sốt" tại Quảng Ninh- Ảnh 1.

    Điểm đến trị liệu mùa thu đông “gây sốt” tại Quảng Ninh

    Nghỉ dưỡng thượng hạng kết hợp chăm sóc sức khỏe, với những lợi ích từ mạch nguồn khoáng nóng quý hiếm tại Quang Hanh,...

    bạn Nên đọc!

    Vì sao kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao?

    (Thông tin sức khỏe) - Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride. Có nhiều trường hợp dù đã kiêng ăn dầu mỡ, các chất béo mà mỡ máu vẫn cao là vì sao?