spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Cách phát hiện sớm bệnh rận mu

    spot_img

    Rận mu còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn… là loài ký sinh trùng nhỏ không cánh, hút máu vật chủ. Rận mu đẻ trứng ở lông vùng kín, hậu môn, nách, đùi, bụng, thậm chí ở cả lông mi, râu, ria mép, ngực, rất ít gặp ở tóc.

    Nhiễm ký sinh trùng rận mu được xem là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Chúng có chu kỳ phát triển nội sinh, tức hoàn thiện vòng đời ngay trên cơ thể ký chủ. Rận mu còn có thể bám trên chăn, ga, gối, đệm, chiếu, quần áo… nên cũng dễ lây qua những người khác trong gia đình. Do đó, rận mu không chỉ ký sinh ở người lớn, mà chúng còn ký sinh ở cả trẻ em và ở hai giới nam và nữ.

    Triệu chứng nhiễm bệnh rận mu

    Rận mu cho tới nay chưa phát hiện truyền bệnh gì. Ngứa là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh, nguyên nhân là do nước bọt của rận, khi rận hút máu, nước bọt tiết ra tạo phản ứng. Ngứa xảy ra sau 1 – 2 tuần nhiễm bệnh. Như với nhiễm ký sinh trùng rận khác, ngứa dữ dội dẫn đến gãi, gãi có thể gây ra lở loét và nhiễm khuẩn thứ phát. Nếu lông mi bị nhiễm rận, kèm theo nhiễm trùng thứ cấp thì có thể đưa tới viêm kết mạc mụn rộp và viêm giác mạc. Ngoài ra, bệnh nhân có thể mất ngủ, tâm thần bị ức chế.

    Sẩn đỏ ngứa là biểu hiện phổ biến nhất, ngứa có xu hướng tồi tệ hơn vào ban đêm. Vết thâm và trầy xước tìm thấy trên da bệnh nhân.

    Một biểu hiện khác của căn bệnh là trứng. Trứng rận mu gắn liền với lông mu hoặc các vùng lông khác của cơ thể (lông mi, lông mày, râu, ria mép, nách, ngực, lưng) làm cho chúng ta khó chịu.

    Rận mu trên đầu (lông mi hay lông mày) có thể là một dấu hiệu cho thấy tiếp xúc tình dục hoặc lạm dụng.

    Người bị nhiễm rận mu nên được đánh giá đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STDs).

    Rận mu được truyền qua tiếp xúc cơ thể gần gũi (ví dụ, từ một bộ râu bị nhiễm khuẩn hoặc ngực), có thể quan hệ tình dục.

    Bệnh rận mu thường được chẩn đoán bằng cách kiểm tra kỹ lông mu để kiếm trứng, ấu trùng hay rận trưởng thành. Rận và trứng có thể được gắp ra bằng kẹp hoặc dùng kéo cắt vùng lông/tóc bị nhiễm rận (ngoại lệ không thể dùng phương pháp này nếu rận sống ở lông mi). Có thể dùng kính lúp hoặc kính hiển vi để xác định chính xác. 

    Nếu một trong những thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh, toàn bộ gia đình cần phải được kiểm tra và chỉ có những người đang bị nhiễm những con rận đang còn sống mới cần được điều trị. Khuyến cáo bệnh nhân cũng nên kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

    Cách phát hiện sớm bệnh rận mu- Ảnh 2.

    Ngứa là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh rận mu.

    Xử trí khi bị bệnh rận mu

    Về xử trí rận mu, cần làm vệ sinh, cạo sạch lông ở vùng mu và vùng bẹn, tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ 2 – 3 lần/ngày. Sử dụng hóa chất diệt côn trùng để diệt rận mu dạng dầu nước, nhũ tương hoặc bột chứa Pyrethroid tổng hợp, vì sẽ không làm rát da và ít gây nên các phản ứng phụ. Dùng xà phòng hóa chất chứa 1% Permethrin, thuộc nhóm Pyrethroid tổng hợp tắm rửa để diệt rận mu.

    Để phòng bệnh rận mu thì có khuyến cáo cho rằng không nên mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật, nhất là vào mùa nắng nóng.

    Lây nhiễm rận mu là từ người sang nguời, chủ yếu qua con đường tình dục. Ngoài ra, các vật trung gian như quần áo, chăn màn, giường, chiếu, tấm trải giường cũng khiến rận mu phát tán và lây lan. Do vậy, khi bị rận mu thì nên chủ động đi khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để có thuốc bôi đặc trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi khi chưa có sự chỉ dẫn của những người có chuyên môn, để bệnh mau khỏi và không gây hại cho sức khỏe.

    Tránh tiếp xúc tình dục với người lạ, người đang mắc bệnh rận mu. Không mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, ga, gối, đệm, chiếu và khăn tắm. Khi ngứa vùng kín, hoặc các vùng có lông khác cần đi khám ngay ở chuyên khoa da liễu để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Cách phát hiện sớm bệnh rận mu

    Rận mu còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn… là loài ký sinh trùng nhỏ không cánh, hút máu vật chủ. Rận mu đẻ trứng ở lông vùng kín, hậu môn, nách, đùi, bụng, thậm chí ở cả lông mi, râu, ria mép, ngực, rất ít gặp ở tóc.

    Nhiễm ký sinh trùng rận mu được xem là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Chúng có chu kỳ phát triển nội sinh, tức hoàn thiện vòng đời ngay trên cơ thể ký chủ. Rận mu còn có thể bám trên chăn, ga, gối, đệm, chiếu, quần áo… nên cũng dễ lây qua những người khác trong gia đình. Do đó, rận mu không chỉ ký sinh ở người lớn, mà chúng còn ký sinh ở cả trẻ em và ở hai giới nam và nữ.

    Triệu chứng nhiễm bệnh rận mu

    Rận mu cho tới nay chưa phát hiện truyền bệnh gì. Ngứa là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh, nguyên nhân là do nước bọt của rận, khi rận hút máu, nước bọt tiết ra tạo phản ứng. Ngứa xảy ra sau 1 – 2 tuần nhiễm bệnh. Như với nhiễm ký sinh trùng rận khác, ngứa dữ dội dẫn đến gãi, gãi có thể gây ra lở loét và nhiễm khuẩn thứ phát. Nếu lông mi bị nhiễm rận, kèm theo nhiễm trùng thứ cấp thì có thể đưa tới viêm kết mạc mụn rộp và viêm giác mạc. Ngoài ra, bệnh nhân có thể mất ngủ, tâm thần bị ức chế.

    Sẩn đỏ ngứa là biểu hiện phổ biến nhất, ngứa có xu hướng tồi tệ hơn vào ban đêm. Vết thâm và trầy xước tìm thấy trên da bệnh nhân.

    Một biểu hiện khác của căn bệnh là trứng. Trứng rận mu gắn liền với lông mu hoặc các vùng lông khác của cơ thể (lông mi, lông mày, râu, ria mép, nách, ngực, lưng) làm cho chúng ta khó chịu.

    Rận mu trên đầu (lông mi hay lông mày) có thể là một dấu hiệu cho thấy tiếp xúc tình dục hoặc lạm dụng.

    Người bị nhiễm rận mu nên được đánh giá đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STDs).

    Rận mu được truyền qua tiếp xúc cơ thể gần gũi (ví dụ, từ một bộ râu bị nhiễm khuẩn hoặc ngực), có thể quan hệ tình dục.

    Bệnh rận mu thường được chẩn đoán bằng cách kiểm tra kỹ lông mu để kiếm trứng, ấu trùng hay rận trưởng thành. Rận và trứng có thể được gắp ra bằng kẹp hoặc dùng kéo cắt vùng lông/tóc bị nhiễm rận (ngoại lệ không thể dùng phương pháp này nếu rận sống ở lông mi). Có thể dùng kính lúp hoặc kính hiển vi để xác định chính xác. 

    Nếu một trong những thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh, toàn bộ gia đình cần phải được kiểm tra và chỉ có những người đang bị nhiễm những con rận đang còn sống mới cần được điều trị. Khuyến cáo bệnh nhân cũng nên kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

    Cách phát hiện sớm bệnh rận mu- Ảnh 2.

    Ngứa là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh rận mu.

    Xử trí khi bị bệnh rận mu

    Về xử trí rận mu, cần làm vệ sinh, cạo sạch lông ở vùng mu và vùng bẹn, tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ 2 – 3 lần/ngày. Sử dụng hóa chất diệt côn trùng để diệt rận mu dạng dầu nước, nhũ tương hoặc bột chứa Pyrethroid tổng hợp, vì sẽ không làm rát da và ít gây nên các phản ứng phụ. Dùng xà phòng hóa chất chứa 1% Permethrin, thuộc nhóm Pyrethroid tổng hợp tắm rửa để diệt rận mu.

    Để phòng bệnh rận mu thì có khuyến cáo cho rằng không nên mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật, nhất là vào mùa nắng nóng.

    Lây nhiễm rận mu là từ người sang nguời, chủ yếu qua con đường tình dục. Ngoài ra, các vật trung gian như quần áo, chăn màn, giường, chiếu, tấm trải giường cũng khiến rận mu phát tán và lây lan. Do vậy, khi bị rận mu thì nên chủ động đi khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để có thuốc bôi đặc trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi khi chưa có sự chỉ dẫn của những người có chuyên môn, để bệnh mau khỏi và không gây hại cho sức khỏe.

    Tránh tiếp xúc tình dục với người lạ, người đang mắc bệnh rận mu. Không mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, ga, gối, đệm, chiếu và khăn tắm. Khi ngứa vùng kín, hoặc các vùng có lông khác cần đi khám ngay ở chuyên khoa da liễu để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.