spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Cách tốt nhất phòng ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch

    spot_img

    Thưởng thức những đặc sản địa phương khi đi du lịch cần phải đề phòng nguy cơ gặp phải các mối nguy hiểm về an toàn thực phẩm như vi khuẩn, ký sinh trùng và virus truyền qua thực phẩm và nước. Theo các chuyên gia, tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, nhiễm khuẩn Salmonella, viêm gan A, viêm gan E, sốt thương hàn, dịch tả và nhiều bệnh khác.

    Theo PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu – Đại học Y Hà Nội, có nhiều loại vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm trong đó phải kể đến vi khuẩn và vi nấm. Vi khuẩn hay gặp nhất gây ngộ độc thực phẩm là vi khuẩn tả (V. Cholerae) – một loại vi khuẩn có khả năng sống trong môi trường bên ngoài khá lâu nhất là trong nước và thực phẩm. Thứ 2 là vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, Campylobacter.

    Thực hiện theo những lời khuyên đơn giản sau sẽ giúp bạn và gia đình giảm thiểu những nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi đến một môi trường xa lạ trong vài ngày cùng với một lịch trình tham quan dày đặc.

    1. Luôn giữ bàn tay sạch

    Bàn tay có thể mang vi khuẩn vào miệng. Hãy chắc chắn rằng mình rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trước khi ăn. Nếu nơi đến du lịch không có nước sạch hoặc xà phòng, hãy mang theo một chai nước rửa tay chứa cồn hoặc khăn lau kháng khuẩn dùng một lần để rửa tay trước bữa ăn.

    2. Luôn sử dụng nguồn nước sạch

    Luôn luôn dùng nước đun sôi hoặc nước đóng chai sạch. Theo lời khuyên từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chỉ cần đun sôi nước là đủ để tiêu diệt hầu hết các sinh vật có hại.

    Đối với nước đóng chai, hãy đảm bảo rằng dấu niêm phong còn nguyên vẹn và nước được lấy từ nguồn đáng tin cậy. Những chai đã đổ đầy lại hoặc những chai không có nắp hay đã mở một thời gian không nên dùng để uống.

    Cách tốt nhất phòng ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch- Ảnh 2.

    Khi đi du lịch, tuyệt đối không được sử dụng nguồn nước chưa được làm sạch để ăn, uống trực tiếp.

    Nếu nơi bạn đến chưa có nguồn nước sạch hoặc mới bị lũ lụt gần đây, hãy mang theo các viên xử lý nước bằng hóa chất đơn giản. Nếu làm theo đúng hướng dẫn, những viên này sẽ giúp làm sạch nước trừ khi nước bị nhiễm chất hữu cơ hoặc chất bẩn.

    Tránh dùng đá viên ở nhà hàng, quán ăn khu du lịch vì chúng có thể được làm từ nước bị ô nhiễm. Tránh đánh răng bằng nước bẩn hoặc bị ô nhiễm để tránh việc bạn nuốt phải vi khuẩn gây ngộ độc.

    3. Sử dụng thức ăn đảm bảo an toàn để tránh ngộ độc thực phẩm

    Bạn không cần phải bỏ lỡ trải nghiệm thưởng thức ẩm thực địa phương khi đi du lịch. Chỉ cần chú ý thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để đảm bảo thực phẩm bạn ăn là an toàn và tốt cho sức khỏe.

    • Chọn thực phẩm mới nấu như đồ chiên, luộc hoặc hấp.
    • Chọn các loại trái cây có thể gọt vỏ như cam quýt, chuối và tự gọt vỏ.
    • Chọn thực phẩm được đóng gói hoặc đóng hộp kín và được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín.
    • Hãy chắc chắn rằng bát đũa ăn sạch sẽ. Nếu nghi ngờ, hãy yêu cầu nhà hàng vệ sinh kỹ lại đồ dùng.
    • Nấu và chuẩn bị bữa ăn riêng từ các nguyên liệu tươi, an toàn.
    • Chọn những nhà hàng sạch sẽ, được nhiều người biết đến và nổi tiếng với các món ăn địa phương.

    Nếu bạn đi du lịch ở một vùng thường ăn cá sống như món sushi Nhật Bản, gỏi cá, hãy đảm bảo cá đó là cá biển sâu tươi sống, tránh ăn cá nước ngọt được chế biến theo cách này vì mù tạt hay chanh, giấm đều không thể tiêu diệt được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.

    Cách tốt nhất phòng ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch- Ảnh 4.

    Không nên ăn các loại cá sống hoặc hải sản chưa nấu kỹ.

    4. Những thực phẩm cần tránh khi đi du lịch

    Tham khảo danh sách những thực phẩm cần tránh khi đi du lịch vì những thực phẩm này có nguy cơ khiến du khách bị ngộ độc cao hơn.

    • Thực phẩm sống, nấu chưa chín hoặc hâm nóng.
    • Hải sản sống và hải sản có vỏ không được nấu chín kỹ vì chúng có nguy cơ cao hơn.
    • Trứng sống hoặc nấu chưa chín.
    • Salad và thịt nguội.
    • Trái cây và rau quả không thể gọt vỏ
    • Các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng – hãy cẩn thận vì không phải tất cả sữa và phô mai đều được tiệt trùng.
    • Kem trừ khi được đóng gói và mang nhãn hiệu uy tín.
    • Thức ăn để lâu ngày hoặc bị ruồi muỗi tiếp xúc.

    Theo PGS. TS Vũ Đức Định, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmmec, du khách lưu ý nên tìm hiểu kỹ địa điểm du lịch và các quán ăn, lựa chọn những quán ăn được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Hãy hỏi kinh nghiệm người dân địa phương về các món ăn lạ và cân nhắc khi ăn những món chưa ăn bao giờ, hạn chế ăn các món gỏi sống, nên ăn chín uống sôi.

    PGS. Vũ Đức Định cũng lưu ý, những người ăn kiêng hoặc chế độ ăn bệnh lý không nên ăn thức ăn lạ, hạn chế các món ăn quá nhiều đạm, dầu mỡ và đường. Không ăn dồn dập các món ăn, nhất là các món ăn cùng lúc có thể gây rối loạn tiêu hóa.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Cách tốt nhất phòng ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch

    Thưởng thức những đặc sản địa phương khi đi du lịch cần phải đề phòng nguy cơ gặp phải các mối nguy hiểm về an toàn thực phẩm như vi khuẩn, ký sinh trùng và virus truyền qua thực phẩm và nước. Theo các chuyên gia, tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, nhiễm khuẩn Salmonella, viêm gan A, viêm gan E, sốt thương hàn, dịch tả và nhiều bệnh khác.

    Theo PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu – Đại học Y Hà Nội, có nhiều loại vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm trong đó phải kể đến vi khuẩn và vi nấm. Vi khuẩn hay gặp nhất gây ngộ độc thực phẩm là vi khuẩn tả (V. Cholerae) – một loại vi khuẩn có khả năng sống trong môi trường bên ngoài khá lâu nhất là trong nước và thực phẩm. Thứ 2 là vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, Campylobacter.

    Thực hiện theo những lời khuyên đơn giản sau sẽ giúp bạn và gia đình giảm thiểu những nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi đến một môi trường xa lạ trong vài ngày cùng với một lịch trình tham quan dày đặc.

    1. Luôn giữ bàn tay sạch

    Bàn tay có thể mang vi khuẩn vào miệng. Hãy chắc chắn rằng mình rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trước khi ăn. Nếu nơi đến du lịch không có nước sạch hoặc xà phòng, hãy mang theo một chai nước rửa tay chứa cồn hoặc khăn lau kháng khuẩn dùng một lần để rửa tay trước bữa ăn.

    2. Luôn sử dụng nguồn nước sạch

    Luôn luôn dùng nước đun sôi hoặc nước đóng chai sạch. Theo lời khuyên từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chỉ cần đun sôi nước là đủ để tiêu diệt hầu hết các sinh vật có hại.

    Đối với nước đóng chai, hãy đảm bảo rằng dấu niêm phong còn nguyên vẹn và nước được lấy từ nguồn đáng tin cậy. Những chai đã đổ đầy lại hoặc những chai không có nắp hay đã mở một thời gian không nên dùng để uống.

    Cách tốt nhất phòng ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch- Ảnh 2.

    Khi đi du lịch, tuyệt đối không được sử dụng nguồn nước chưa được làm sạch để ăn, uống trực tiếp.

    Nếu nơi bạn đến chưa có nguồn nước sạch hoặc mới bị lũ lụt gần đây, hãy mang theo các viên xử lý nước bằng hóa chất đơn giản. Nếu làm theo đúng hướng dẫn, những viên này sẽ giúp làm sạch nước trừ khi nước bị nhiễm chất hữu cơ hoặc chất bẩn.

    Tránh dùng đá viên ở nhà hàng, quán ăn khu du lịch vì chúng có thể được làm từ nước bị ô nhiễm. Tránh đánh răng bằng nước bẩn hoặc bị ô nhiễm để tránh việc bạn nuốt phải vi khuẩn gây ngộ độc.

    3. Sử dụng thức ăn đảm bảo an toàn để tránh ngộ độc thực phẩm

    Bạn không cần phải bỏ lỡ trải nghiệm thưởng thức ẩm thực địa phương khi đi du lịch. Chỉ cần chú ý thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để đảm bảo thực phẩm bạn ăn là an toàn và tốt cho sức khỏe.

    • Chọn thực phẩm mới nấu như đồ chiên, luộc hoặc hấp.
    • Chọn các loại trái cây có thể gọt vỏ như cam quýt, chuối và tự gọt vỏ.
    • Chọn thực phẩm được đóng gói hoặc đóng hộp kín và được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín.
    • Hãy chắc chắn rằng bát đũa ăn sạch sẽ. Nếu nghi ngờ, hãy yêu cầu nhà hàng vệ sinh kỹ lại đồ dùng.
    • Nấu và chuẩn bị bữa ăn riêng từ các nguyên liệu tươi, an toàn.
    • Chọn những nhà hàng sạch sẽ, được nhiều người biết đến và nổi tiếng với các món ăn địa phương.

    Nếu bạn đi du lịch ở một vùng thường ăn cá sống như món sushi Nhật Bản, gỏi cá, hãy đảm bảo cá đó là cá biển sâu tươi sống, tránh ăn cá nước ngọt được chế biến theo cách này vì mù tạt hay chanh, giấm đều không thể tiêu diệt được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.

    Cách tốt nhất phòng ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch- Ảnh 4.

    Không nên ăn các loại cá sống hoặc hải sản chưa nấu kỹ.

    4. Những thực phẩm cần tránh khi đi du lịch

    Tham khảo danh sách những thực phẩm cần tránh khi đi du lịch vì những thực phẩm này có nguy cơ khiến du khách bị ngộ độc cao hơn.

    • Thực phẩm sống, nấu chưa chín hoặc hâm nóng.
    • Hải sản sống và hải sản có vỏ không được nấu chín kỹ vì chúng có nguy cơ cao hơn.
    • Trứng sống hoặc nấu chưa chín.
    • Salad và thịt nguội.
    • Trái cây và rau quả không thể gọt vỏ
    • Các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng – hãy cẩn thận vì không phải tất cả sữa và phô mai đều được tiệt trùng.
    • Kem trừ khi được đóng gói và mang nhãn hiệu uy tín.
    • Thức ăn để lâu ngày hoặc bị ruồi muỗi tiếp xúc.

    Theo PGS. TS Vũ Đức Định, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmmec, du khách lưu ý nên tìm hiểu kỹ địa điểm du lịch và các quán ăn, lựa chọn những quán ăn được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Hãy hỏi kinh nghiệm người dân địa phương về các món ăn lạ và cân nhắc khi ăn những món chưa ăn bao giờ, hạn chế ăn các món gỏi sống, nên ăn chín uống sôi.

    PGS. Vũ Đức Định cũng lưu ý, những người ăn kiêng hoặc chế độ ăn bệnh lý không nên ăn thức ăn lạ, hạn chế các món ăn quá nhiều đạm, dầu mỡ và đường. Không ăn dồn dập các món ăn, nhất là các món ăn cùng lúc có thể gây rối loạn tiêu hóa.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.