spot_img
25.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Cải thiện sức khỏe tâm thần cho người nhiễm HIV

    spot_img

    1. Tại sao người nhiễm HIV có nguy cơ mắc rối loạn tâm thần cao?

    Tỷ lệ người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng gia tăng. Một nghiên cứu đa địa điểm ở Hoa Kỳ trên 2.800 người nhiễm HIV cho thấy 36% bệnh nhân trầm cảm, 15,8% mắc rối loạn lo âu tổng quát. Những người nhiễm HIV có nguy cơ trầm cảm cao gấp đôi so với những người không nhiễm HIV.

    Sự căng thẳng liên quan đến việc sống chung với HIV có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người nhiễm bệnh. Người bệnh gặp những lo lắng khi phải nói cho người khác về chẩn đoán HIV của mình, chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử, bị cô lập, hay khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ… Do đó, những người nhiễm HIV có nguy cơ phát triển tâm trạng lo lắng, rối loạn nhận thức, trầm cảm cao hơn.

    Cải thiện sức khỏe tâm thần cho người nhiễm HIV- Ảnh 1.

    Tư vấn cho bệnh nhân HIV.

    Không những vậy, HIV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội cũng có thể ảnh hưởng đến não và phần còn lại của hệ thần kinh. Nguyên nhân là bởi HIV gây viêm đáng kể trong cơ thể. Tình trạng viêm này có thể gây ra những biến chứng thần kinh bằng các tổn thương tủy sống và não. Những ảnh hưởng này có thể thay đổi cách người bệnh suy nghĩ và hành xử.

    Một số loại thuốc dùng điều trị HIV cũng được cho là có thể có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Sử dụng các loại thuốc này làm tăng trầm cảm, lo lắng, mất ngủ và có thể làm cho một số vấn đề sức khỏe tâm thần của người nhiễm HIV trở nên tồi tệ hơn.

    2. Dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe tâm thần ở người nhiễm HIV

    – Mất hứng thú trong các hoạt động từng là niềm vui; cảm thấy cáu kỉnh, dễ nản lòng hoặc bồn chồn; cảm thấy lo lắng, căng thẳng kéo dài hay vui buồn thất thường; trải qua nỗi buồn dai dẳng, cảm giác trống rỗng.

    – Khó ngủ, mất ngủ hay thức dậy quá sớm.

    – Ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, chán ăn, không muốn ăn.

    – Gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ hay đưa ra quyết định.

    – Cảm thấy tội lỗi, vô dụng hay bất lực.

    – Có ý nghĩ tử tự hay làm tổn thương chính mình.

    Ngoài ra, các tình trạng sức khỏe tâm thần khác ở người nhiễm HIV như rối loạn lo âu, rối loạn tâm trạng, rối loạn nhân cách… cũng có thể xuất hiện.

    Cải thiện sức khỏe tâm thần cho người nhiễm HIV- Ảnh 2.

    Tập luyện giúp cải thiện tâm trạng ở người nhiễm HIV.

    3. Cải thiện sức khỏe tâm thần cho người nhiễm HIV

    Để cải thiện sức khỏe tâm thần cho người nhiễm HIV, điều quan trọng vẫn nằm ở chính người bệnh. Người bệnh nên:

    Những người nhiễm HIV cần tuân thủ điều trị và nói chuyện với bác sĩ điều trị nếu gặp bất kỳ biểu hiện rối loạn tâm thần nào. Nếu đang dùng liệu pháp kháng virus (ART) hoặc dự định dùng ART, hãy cân nhắc:

    – Việc điều trị liệu pháp kháng virus ART có thể có tác động tới sức khỏe tâm thần, làm giảm lo lắng của người bệnh vì họ biết rằng mình đang được chăm sóc và cảm thấy an toàn. Nghiên cứu phát hiện mối liên hệ giữa trầm cảm với việc tuân thủ liệu pháp kháng virus (ART) ở bệnh nhân trầm cảm có tỷ lệ tuân thủ điều trị thấp hơn 42%.

    – Tuy nhiên, một số loại thuốc kháng virus có thể gây ra các rối loạn tâm thần: Trầm cảm, lo lắng, mất ngủ… Khi nhận thấy sức khỏe tâm thần của mình bắt đầu bị ảnh hưởng sau khi dùng thuốc điều trị, hãy liên hệ với bác sĩ để thảo luận về các triệu chứng. Bác sĩ có thể đề xuất liệu pháp hoặc thêm một số loại thuốc điều trị sức khỏe tâm thần trong kế hoạch điều trị.

    Để giải tỏa căng thẳng và giảm bớt những sợ hãi về bệnh AIDS, người nhiễm HIV có thể:

    – Tham gia các nhóm hỗ trợ sức khỏe tâm thần để được giao lưu và chia sẻ về cảm xúc cũng như những vấn đề bản thân đang gặp phải.

    – Tham gia các nhóm hỗ trợ HIV để được kết nối với những người cùng hoàn cảnh, giúp người bệnh cảm thấy an toàn hơn. Đồng thời, các thành viên cũng sẽ tạo động lực cho nhau trong việc tuân thủ điều trị.

    Nếu đang cảm thấy lo lắng, người nhiễm HIV có thể cải thiện sức khỏe tinh thần bằng cách:

    Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm, giảm căng thẳng. Khi tập thể dục, não bộ giải phóng chất endorphin – giúp cải thiện tâm trạng.

    – Thiền: Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy thiền giúp nâng cao khả năng tập trung, giảm bớt cảm giác lo lắng, trầm cảm và căng thẳng.

    Các biện pháp khác như yoga, chạy bộ, tập aerobic, tập hít thở sâu để thư giãn…

    • Ăn nhiều bữa nhỏ, lành mạnh trong ngày.
    • Hạn chế sử dụng rượu bia hay các chất kích thích có hại cho cơ thể như cafein…
    • Ngủ đủ giấc mỗi đêm để cơ thể luôn được nghỉ ngơi, thư giãn.
    Việc tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho các rối loạn tâm thần ở bệnh nhân HIV cần có thời gian và việc phục hồi cũng vậy. Điều quan trọng là người bệnh cần cởi mở, trung thực về tất cả các triệu chứng (về tinh thần và cả thể chất) trong suốt quá trình điều trị của mình. Đồng thời, xã hội cần nhìn nhận đúng bệnh lý, không kỳ thị và chung tay hỗ trợ – kết nối với những người nhiễm HIV.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    Nhận biết bệnh tiêu hóa khó phát hiện có thể khiến trẻ hoại tử ruột

    (Thông tin sức khỏe) - Xoắn ruột là bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Đây là...

    bạn Nên đọc!

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết cách phòng tránh và xử trí có thể dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm.

    Cải thiện sức khỏe tâm thần cho người nhiễm HIV

    1. Tại sao người nhiễm HIV có nguy cơ mắc rối loạn tâm thần cao?

    Tỷ lệ người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng gia tăng. Một nghiên cứu đa địa điểm ở Hoa Kỳ trên 2.800 người nhiễm HIV cho thấy 36% bệnh nhân trầm cảm, 15,8% mắc rối loạn lo âu tổng quát. Những người nhiễm HIV có nguy cơ trầm cảm cao gấp đôi so với những người không nhiễm HIV.

    Sự căng thẳng liên quan đến việc sống chung với HIV có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người nhiễm bệnh. Người bệnh gặp những lo lắng khi phải nói cho người khác về chẩn đoán HIV của mình, chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử, bị cô lập, hay khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ… Do đó, những người nhiễm HIV có nguy cơ phát triển tâm trạng lo lắng, rối loạn nhận thức, trầm cảm cao hơn.

    Cải thiện sức khỏe tâm thần cho người nhiễm HIV- Ảnh 1.

    Tư vấn cho bệnh nhân HIV.

    Không những vậy, HIV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội cũng có thể ảnh hưởng đến não và phần còn lại của hệ thần kinh. Nguyên nhân là bởi HIV gây viêm đáng kể trong cơ thể. Tình trạng viêm này có thể gây ra những biến chứng thần kinh bằng các tổn thương tủy sống và não. Những ảnh hưởng này có thể thay đổi cách người bệnh suy nghĩ và hành xử.

    Một số loại thuốc dùng điều trị HIV cũng được cho là có thể có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Sử dụng các loại thuốc này làm tăng trầm cảm, lo lắng, mất ngủ và có thể làm cho một số vấn đề sức khỏe tâm thần của người nhiễm HIV trở nên tồi tệ hơn.

    2. Dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe tâm thần ở người nhiễm HIV

    – Mất hứng thú trong các hoạt động từng là niềm vui; cảm thấy cáu kỉnh, dễ nản lòng hoặc bồn chồn; cảm thấy lo lắng, căng thẳng kéo dài hay vui buồn thất thường; trải qua nỗi buồn dai dẳng, cảm giác trống rỗng.

    – Khó ngủ, mất ngủ hay thức dậy quá sớm.

    – Ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, chán ăn, không muốn ăn.

    – Gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ hay đưa ra quyết định.

    – Cảm thấy tội lỗi, vô dụng hay bất lực.

    – Có ý nghĩ tử tự hay làm tổn thương chính mình.

    Ngoài ra, các tình trạng sức khỏe tâm thần khác ở người nhiễm HIV như rối loạn lo âu, rối loạn tâm trạng, rối loạn nhân cách… cũng có thể xuất hiện.

    Cải thiện sức khỏe tâm thần cho người nhiễm HIV- Ảnh 2.

    Tập luyện giúp cải thiện tâm trạng ở người nhiễm HIV.

    3. Cải thiện sức khỏe tâm thần cho người nhiễm HIV

    Để cải thiện sức khỏe tâm thần cho người nhiễm HIV, điều quan trọng vẫn nằm ở chính người bệnh. Người bệnh nên:

    Những người nhiễm HIV cần tuân thủ điều trị và nói chuyện với bác sĩ điều trị nếu gặp bất kỳ biểu hiện rối loạn tâm thần nào. Nếu đang dùng liệu pháp kháng virus (ART) hoặc dự định dùng ART, hãy cân nhắc:

    – Việc điều trị liệu pháp kháng virus ART có thể có tác động tới sức khỏe tâm thần, làm giảm lo lắng của người bệnh vì họ biết rằng mình đang được chăm sóc và cảm thấy an toàn. Nghiên cứu phát hiện mối liên hệ giữa trầm cảm với việc tuân thủ liệu pháp kháng virus (ART) ở bệnh nhân trầm cảm có tỷ lệ tuân thủ điều trị thấp hơn 42%.

    – Tuy nhiên, một số loại thuốc kháng virus có thể gây ra các rối loạn tâm thần: Trầm cảm, lo lắng, mất ngủ… Khi nhận thấy sức khỏe tâm thần của mình bắt đầu bị ảnh hưởng sau khi dùng thuốc điều trị, hãy liên hệ với bác sĩ để thảo luận về các triệu chứng. Bác sĩ có thể đề xuất liệu pháp hoặc thêm một số loại thuốc điều trị sức khỏe tâm thần trong kế hoạch điều trị.

    Để giải tỏa căng thẳng và giảm bớt những sợ hãi về bệnh AIDS, người nhiễm HIV có thể:

    – Tham gia các nhóm hỗ trợ sức khỏe tâm thần để được giao lưu và chia sẻ về cảm xúc cũng như những vấn đề bản thân đang gặp phải.

    – Tham gia các nhóm hỗ trợ HIV để được kết nối với những người cùng hoàn cảnh, giúp người bệnh cảm thấy an toàn hơn. Đồng thời, các thành viên cũng sẽ tạo động lực cho nhau trong việc tuân thủ điều trị.

    Nếu đang cảm thấy lo lắng, người nhiễm HIV có thể cải thiện sức khỏe tinh thần bằng cách:

    Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm, giảm căng thẳng. Khi tập thể dục, não bộ giải phóng chất endorphin – giúp cải thiện tâm trạng.

    – Thiền: Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy thiền giúp nâng cao khả năng tập trung, giảm bớt cảm giác lo lắng, trầm cảm và căng thẳng.

    Các biện pháp khác như yoga, chạy bộ, tập aerobic, tập hít thở sâu để thư giãn…

    • Ăn nhiều bữa nhỏ, lành mạnh trong ngày.
    • Hạn chế sử dụng rượu bia hay các chất kích thích có hại cho cơ thể như cafein…
    • Ngủ đủ giấc mỗi đêm để cơ thể luôn được nghỉ ngơi, thư giãn.
    Việc tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho các rối loạn tâm thần ở bệnh nhân HIV cần có thời gian và việc phục hồi cũng vậy. Điều quan trọng là người bệnh cần cởi mở, trung thực về tất cả các triệu chứng (về tinh thần và cả thể chất) trong suốt quá trình điều trị của mình. Đồng thời, xã hội cần nhìn nhận đúng bệnh lý, không kỳ thị và chung tay hỗ trợ – kết nối với những người nhiễm HIV.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    Nhận biết bệnh tiêu hóa khó phát hiện có thể khiến trẻ hoại tử ruột

    (Thông tin sức khỏe) - Xoắn ruột là bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Đây là...

    bạn Nên đọc!

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết cách phòng tránh và xử trí có thể dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm.