spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Câu hỏi thường gặp liên quan đến áp xe não

    spot_img

    1. Đông y có chữa được áp xe não không?

    Nguyên nhân chính dẫn tới áp xe não là tổn thương, nhiễm trùng khi viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm vùng mặt hay da đầu, bệnh tim mạch,… hoặc là hậu quả sau chấn thương sọ não, phẫu thuật não,… Vì vậy, đông y không thể chữa được áp xe não.

    2. Các phương pháp điều trị áp xe não

    Mục tiêu điều trị áp xe não là giảm áp lực nội sọ và loại bỏ nhiễm trùng. Điều trị kịp thời bệnh áp xe não là điều cần thiết để ngăn ngừa tổn thương lâu dài và hậu quả nghiêm trọng. Nếu không điều trị, áp xe não có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh, thậm chí gây tử vong.

    Để điều trị bệnh áp xe não, bác sĩ có thể kết hợp giữa việc dùng thuốc và phẫu thuật não tùy thuộc vào kích thước, khối lượng áp xe.

    Nội khoa: Điều trị áp xe não bằng cách sử dụng các loại thuốc để loại bỏ nguồn lây nhiễm và giảm áp lực do áp xe đang phát triển gây ra, ví dụ như: kháng sinh (hoặc thuốc kháng nấm, ký sinh trùng), thời gian điều trị kéo dài 4-8 tuần; điều trị hỗ trợ: chống phù não, chống co giật, chống viêm, giảm đau hạ sốt, cân bằng dịch, dinh dưỡng, điện giải.

    Câu hỏi thường gặp liên quan đến áp xe não- Ảnh 1.

    Nếu không điều trị, áp xe não có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh, thậm chí gây tử vong.

    Can thiệp nếu có chỉ định: Người bệnh hôn mê, co giật, ứ đọng đường thở cần được thở máy qua nội khí quản bảo vệ đường thở, đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm duy trì an thần giảm đau đường tĩnh mạch, phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe.

    3. Áp xe não có chữa khỏi được không?

    Bệnh nhân chỉ có một ổ áp xe, kích thước nhỏ, vi khuẩn gây bệnh nhạy cảm nhiều kháng sinh, chưa có biến chứng phù não, ít bệnh nền: tiên lượng thường tốt, đáp ứng điều trị nội khoa.

    Bệnh nhân có nhiều ổ áp xe hoặc áp xe quá lớn gây đè đẩy chèn ép não lành, phù não gây tụt kẹt não, hôn mê sâu, bệnh nhân nhiều bệnh lý nền, vi khuẩn gây bệnh đề kháng nhiều kháng sinh: tiên lượng xấu gần như là 100%, tỷ lệ tử vong cao, nếu đỡ thì vẫn để lại nhiều di chứng thần kinh nặng nề.

    4. Cách chăm sóc bệnh tại nhà

    Chăm sóc người bệnh áp xe não cần được đánh giá và theo dõi thường xuyên. Theo dõi nhiệt độ, các dấu hiệu nhiễm trùng khác. Nếu người bệnh tri giác giảm hay tâm thần không ổn định điều dưỡng cần duy trì môi trường an toàn cho người bệnh. Tránh tiếng ồn, ánh sáng chói có nguy cơ làm gia tăng kích thích cho người bệnh.

    Để gia đình cùng tham gia với người bệnh tái định hướng thời gian, không gian… kích thích cảm giác nếm, ngửi, xúc giác, vị trí. Sử dụng ánh sáng ngày và đêm thích hợp để có giấc ngủ tốt.

    Giúp người bệnh nhận biết xung quanh, thời gian, giảm lo lắng, trấn an. Giúp người bệnh nghỉ ngơi với tư thế thoải mái, nghiêng đầu 1 bên. Vệ sinh cá nhân: lau, chùi sạch miệng, các chất tiết, thay quần áo khô sạch sẽ.

    Việc theo dõi những biểu hiện lâm sàng và diễn biến của người bệnh áp xe não là vô cùng quan trọng. Người nhà cần báo ngay cho nhân viên y tế nếu người bệnh có những biểu hiện sau:

    • Người bệnh bị nhức đầu dữ dội và kéo dài, gia tăng khi người bệnh hoạt động, người bệnh rên, khóc, bứt rứt, mặt nhăn nhó, đau đớn, tri giác lơ mơ, kích thích, hôn mê.
    • Người bệnh bị sốt, mạch tăng, huyết áp tăng, tím tái, lạnh run, vã mồ hôi, da nổi gai, mệt, nước tiểu ít, tiêu chảy, khô miệng, ăn không ngon, cơ căng cứng, cứng cổ, gia tăng co cứng những cơ nhỏ, đồng tử giãn, động kinh.

    5. Những lưu ý quan trọng với bệnh áp xe não

    Áp xe não có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao gồm: Người mắc dị tật tim, bệnh tim bẩm sinh, nhiễm HIV/AIDS, người bị ung thư hay các bệnh lý khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch hoặc đang sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.

    Câu hỏi thường gặp liên quan đến áp xe não- Ảnh 2.

    Nên điều trị triệt để các bệnh liên quan đến răng miệng để phòng bệnh.

    Những người mắc bệnh tim bẩm sinh, viêm màng não, nhiễm trùng tai giữa và xoang mạn tính, nhiễm trùng răng/hàm, nhiễm trùng mặt/da đầu, chấn thương đầu/gãy xương sọ…

    Những người bị gãy cổ hoặc cần cố định đầu và cổ khi phẫu thuật có sử dụng ghim/ốc vít được đặt xung quanh đầu để giữ cố định vùng đầu, cổ.

    Người bệnh bị nhiễm trùng shunt (thiết bị dùng để dẫn lưu lượng dịch não tủy dư thừa)… đều có nguy cơ gặp chứng áp xe não.

    Người bị chấn thương ở đầu hoặc phẫu thuật đầu (bao gồm cả các thủ thuật nha khoa) trong thời gian gần có nguy cơ cao bị áp xe não. Những người có tiền sử lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch cũng dễ bị bệnh áp xe não.

    Áp xe não có thể xảy ra ở tất cả trẻ em nhưng xuất hiện phổ biến hơn ở trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ trai cao gấp đôi so với trẻ gái.

    Để phòng ngừa hiệu quả bệnh áp xe não tốt nhất cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách.

    Phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh liên quan đến răng miệng. Điều trị dứt điểm tình trạng viêm xoang, viêm tai giữa.

    Đối với những người có hệ miễn dịch kém, chẳng hạn như bệnh nhân bị HIV/AIDS, có nguy cơ cao mắc bệnh áp xe não cần thường xuyên uống thuốc chống virus theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bị nhiễm HIV cũng nên thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, tránh lây nhiễm bệnh.

    6. Chi phí khám chữa bệnh

    Chi phí điều trị áp xe não sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: số lượng ổ áp xe, tình trạng sức khỏe của người bệnh, nguyên nhân gây bệnh, phương pháp bác sĩ chỉ định (dùng thuốc hay phẫu thuật), bệnh nhân bị nặng hay nhẹ, cơ sở vật chất….

    Nếu điều trị áp xe não dùng thuốc thì chi phí ít tốn kém, nếu điều trị phẫu thuật áp xe não thì chi phí sẽ cao hơn, có thể dao động từ 8.000.000 – 30.000.000 đồng, chi phí này còn có thể khác nhau bởi cơ sở khám chữa bệnh, thời gian nằm viện và các chi phí khác như: bộ dẫn lưu kín, miếng vá khuyết sọ, nẹp, vít, miếng vá nhân tạo, vật liệu tạo hình hộp sọ,…

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Câu hỏi thường gặp liên quan đến áp xe não

    1. Đông y có chữa được áp xe não không?

    Nguyên nhân chính dẫn tới áp xe não là tổn thương, nhiễm trùng khi viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm vùng mặt hay da đầu, bệnh tim mạch,… hoặc là hậu quả sau chấn thương sọ não, phẫu thuật não,… Vì vậy, đông y không thể chữa được áp xe não.

    2. Các phương pháp điều trị áp xe não

    Mục tiêu điều trị áp xe não là giảm áp lực nội sọ và loại bỏ nhiễm trùng. Điều trị kịp thời bệnh áp xe não là điều cần thiết để ngăn ngừa tổn thương lâu dài và hậu quả nghiêm trọng. Nếu không điều trị, áp xe não có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh, thậm chí gây tử vong.

    Để điều trị bệnh áp xe não, bác sĩ có thể kết hợp giữa việc dùng thuốc và phẫu thuật não tùy thuộc vào kích thước, khối lượng áp xe.

    Nội khoa: Điều trị áp xe não bằng cách sử dụng các loại thuốc để loại bỏ nguồn lây nhiễm và giảm áp lực do áp xe đang phát triển gây ra, ví dụ như: kháng sinh (hoặc thuốc kháng nấm, ký sinh trùng), thời gian điều trị kéo dài 4-8 tuần; điều trị hỗ trợ: chống phù não, chống co giật, chống viêm, giảm đau hạ sốt, cân bằng dịch, dinh dưỡng, điện giải.

    Câu hỏi thường gặp liên quan đến áp xe não- Ảnh 1.

    Nếu không điều trị, áp xe não có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh, thậm chí gây tử vong.

    Can thiệp nếu có chỉ định: Người bệnh hôn mê, co giật, ứ đọng đường thở cần được thở máy qua nội khí quản bảo vệ đường thở, đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm duy trì an thần giảm đau đường tĩnh mạch, phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe.

    3. Áp xe não có chữa khỏi được không?

    Bệnh nhân chỉ có một ổ áp xe, kích thước nhỏ, vi khuẩn gây bệnh nhạy cảm nhiều kháng sinh, chưa có biến chứng phù não, ít bệnh nền: tiên lượng thường tốt, đáp ứng điều trị nội khoa.

    Bệnh nhân có nhiều ổ áp xe hoặc áp xe quá lớn gây đè đẩy chèn ép não lành, phù não gây tụt kẹt não, hôn mê sâu, bệnh nhân nhiều bệnh lý nền, vi khuẩn gây bệnh đề kháng nhiều kháng sinh: tiên lượng xấu gần như là 100%, tỷ lệ tử vong cao, nếu đỡ thì vẫn để lại nhiều di chứng thần kinh nặng nề.

    4. Cách chăm sóc bệnh tại nhà

    Chăm sóc người bệnh áp xe não cần được đánh giá và theo dõi thường xuyên. Theo dõi nhiệt độ, các dấu hiệu nhiễm trùng khác. Nếu người bệnh tri giác giảm hay tâm thần không ổn định điều dưỡng cần duy trì môi trường an toàn cho người bệnh. Tránh tiếng ồn, ánh sáng chói có nguy cơ làm gia tăng kích thích cho người bệnh.

    Để gia đình cùng tham gia với người bệnh tái định hướng thời gian, không gian… kích thích cảm giác nếm, ngửi, xúc giác, vị trí. Sử dụng ánh sáng ngày và đêm thích hợp để có giấc ngủ tốt.

    Giúp người bệnh nhận biết xung quanh, thời gian, giảm lo lắng, trấn an. Giúp người bệnh nghỉ ngơi với tư thế thoải mái, nghiêng đầu 1 bên. Vệ sinh cá nhân: lau, chùi sạch miệng, các chất tiết, thay quần áo khô sạch sẽ.

    Việc theo dõi những biểu hiện lâm sàng và diễn biến của người bệnh áp xe não là vô cùng quan trọng. Người nhà cần báo ngay cho nhân viên y tế nếu người bệnh có những biểu hiện sau:

    • Người bệnh bị nhức đầu dữ dội và kéo dài, gia tăng khi người bệnh hoạt động, người bệnh rên, khóc, bứt rứt, mặt nhăn nhó, đau đớn, tri giác lơ mơ, kích thích, hôn mê.
    • Người bệnh bị sốt, mạch tăng, huyết áp tăng, tím tái, lạnh run, vã mồ hôi, da nổi gai, mệt, nước tiểu ít, tiêu chảy, khô miệng, ăn không ngon, cơ căng cứng, cứng cổ, gia tăng co cứng những cơ nhỏ, đồng tử giãn, động kinh.

    5. Những lưu ý quan trọng với bệnh áp xe não

    Áp xe não có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao gồm: Người mắc dị tật tim, bệnh tim bẩm sinh, nhiễm HIV/AIDS, người bị ung thư hay các bệnh lý khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch hoặc đang sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.

    Câu hỏi thường gặp liên quan đến áp xe não- Ảnh 2.

    Nên điều trị triệt để các bệnh liên quan đến răng miệng để phòng bệnh.

    Những người mắc bệnh tim bẩm sinh, viêm màng não, nhiễm trùng tai giữa và xoang mạn tính, nhiễm trùng răng/hàm, nhiễm trùng mặt/da đầu, chấn thương đầu/gãy xương sọ…

    Những người bị gãy cổ hoặc cần cố định đầu và cổ khi phẫu thuật có sử dụng ghim/ốc vít được đặt xung quanh đầu để giữ cố định vùng đầu, cổ.

    Người bệnh bị nhiễm trùng shunt (thiết bị dùng để dẫn lưu lượng dịch não tủy dư thừa)… đều có nguy cơ gặp chứng áp xe não.

    Người bị chấn thương ở đầu hoặc phẫu thuật đầu (bao gồm cả các thủ thuật nha khoa) trong thời gian gần có nguy cơ cao bị áp xe não. Những người có tiền sử lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch cũng dễ bị bệnh áp xe não.

    Áp xe não có thể xảy ra ở tất cả trẻ em nhưng xuất hiện phổ biến hơn ở trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ trai cao gấp đôi so với trẻ gái.

    Để phòng ngừa hiệu quả bệnh áp xe não tốt nhất cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách.

    Phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh liên quan đến răng miệng. Điều trị dứt điểm tình trạng viêm xoang, viêm tai giữa.

    Đối với những người có hệ miễn dịch kém, chẳng hạn như bệnh nhân bị HIV/AIDS, có nguy cơ cao mắc bệnh áp xe não cần thường xuyên uống thuốc chống virus theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bị nhiễm HIV cũng nên thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, tránh lây nhiễm bệnh.

    6. Chi phí khám chữa bệnh

    Chi phí điều trị áp xe não sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: số lượng ổ áp xe, tình trạng sức khỏe của người bệnh, nguyên nhân gây bệnh, phương pháp bác sĩ chỉ định (dùng thuốc hay phẫu thuật), bệnh nhân bị nặng hay nhẹ, cơ sở vật chất….

    Nếu điều trị áp xe não dùng thuốc thì chi phí ít tốn kém, nếu điều trị phẫu thuật áp xe não thì chi phí sẽ cao hơn, có thể dao động từ 8.000.000 – 30.000.000 đồng, chi phí này còn có thể khác nhau bởi cơ sở khám chữa bệnh, thời gian nằm viện và các chi phí khác như: bộ dẫn lưu kín, miếng vá khuyết sọ, nẹp, vít, miếng vá nhân tạo, vật liệu tạo hình hộp sọ,…

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!