spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Câu hỏi thường gặp liên quan đến viêm não Nhật Bản

    spot_img

    Viêm não Nhật Bản hay gặp ở trẻ em, có thể lây lan và nhanh chóng bùng phát thành dịch bệnh trong cộng đồng.

    1. Đông y có chữa được viêm não Nhật Bản?

    Viêm não Nhật Bản là một bệnh trong ôn bệnh của y học cổ truyền (còn gọi là thử ôn, thử kinh, thử quyết) do thử ôn xâm nhập từ biểu vào lý, đốt ở phần khí và doanh huyết; nhiệt cực sinh phong, tân dịch giảm sinh đàm nếu xuất hiện các chứng sốt cao co giật, mê sảng, đàm làm tắc các khiếu gây hôn mê, chứng nội bế ngoại thoát (truỵ tim mạch ngoại biên).

    Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề.

    Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề.

    Bệnh biến chuyển theo các giai đoạn: vệ (khởi phát), khí (toàn phát chưa có biến chứng), doanh huyết (toàn phát có biến chứng mất nước, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch) và thương âm, thấp trở ở kinh lạc (hồi phục và di chứng).

    Viêm não Nhật Bản điều trị xoay quanh giảm triệu chứng và chủ yếu là dự phòng bằng vaccine. Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc đông y nhằm hỗ trợ điều trị dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

    2. Xử trí viêm não Nhật Bản

    Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu viêm não Nhật Bản. Việc xử trí hầu hết dựa vào triệu chứng, cụ thể:

    • Chống phù não: truyền manitol 20% có thể cân nhắc kết hợp corticoid để làm tăng áp lực thẩm thấu, tránh nước xuất hiện nhiều ở lòng mạch làm tăng áp lực lên các tế bào não.
    • An thần: sử dụng seduxen để tránh tình trạng kích động làm ảnh hưởng không tốt đến chức năng não bộ.
    • Hạ nhiệt: nếu bệnh nhân sốt cao, người nhà có thể tiến hành chườm ấm vào bẹn, nách kết hợp với việc sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
    • Thở oxy: được sử dụng với các trường hợp rối loạn nhịp thở.
    • Bổ sung nước và điện giải: do người bệnh sốt cao sẽ rất dễ dẫn tới mất nước và mất cân bằng điện giải.
    • Ngăn bội nhiễm: bằng cách sử dụng kháng sinh.
    • Đảm bảo dinh dưỡng: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vitamin, khoáng chất.

    3. Ai dễ bị viêm não Nhật Bản và bệnh có lây không?

    Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể lây lan và nhanh chóng bùng phát thành dịch bệnh trong cộng đồng. Viêm não Nhật Bản là bệnh lây truyền qua muỗi Culex đốt (muỗi ruộng). Muỗi sẽ đốt lợn và chim hoang, mang máu chứa virus gây bệnh rồi truyền sang người.

    Do đó, viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.

    Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm trẻ 5-9 tuổi.

    Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh và gây biến chứng nếu chưa từng được tiêm chủng trước đây; có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản.

    Bệnh gây tử vong cao hoặc di chứng thần kinh nghiêm trọng vĩnh viễn như động kinh, giảm học lực, chậm phát triển trí tuệ, liệt, thất ngôn…

    4. Viêm não Nhật Bản có chữa khỏi được không?

    Bệnh viêm não Nhật Bản có thể được chữa khỏi, ngăn ngừa các di chứng nguy hiểm nếu được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời, tuân thủ phác đồ điều trị.

    Các triệu chứng khởi phát ban đầu của viêm não Nhật Bản thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm não – viêm màng não khác. Do đó khi có các triệu chứng của bệnh, phụ huynh cần chú ý phát hiện sớm, theo dõi sát sao các dấu hiệu sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn khan, nôn không liên quan đến ăn uống, trẻ chậm chạp, quấy khóc, rối loạn ý thức cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám vì nếu để lâu trẻ có thể gặp tiên lượng xấu như: hôn mê, co giật, liệt tay, liệt chân,…

    Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm não Nhật Bản cần lấy mẫu xét nghiệm viêm não Nhật Bản vào thời điểm thích hợp.

    Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm não Nhật Bản cần lấy mẫu xét nghiệm viêm não Nhật Bản vào thời điểm thích hợp.

    5. Chi phí điều trị viêm não Nhật Bản

    Các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm não Nhật Bản thường không rõ ràng hoặc giống với các bệnh khác, vì thế để chẩn đoán chính xác bệnh viêm não Nhật Bản cần lấy mẫu xét nghiệm viêm não Nhật Bản vào thời điểm thích hợp.

    Mẫu gửi đi phân lập virus: mẫu dịch não tủy hoặc máu toàn phần cần lấy trong 4 ngày đầu khởi phát của bệnh kể từ khi có dấu hiệu sốt.

    Mẫu xét nghiệm MAC-ELISA: là kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán xác định viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất hiện nay. Kỹ thuật xét nghiệm MAC-ELISA sở hữu 3 ưu điểm vượt trội: có khả năng cho kết quả sớm, chỉ cần một mẫu xét nghiệm đơn, có thể loại trừ phản ứng chéo giữa viêm não Nhật Bản và virus Dengue.

    Thông thường giá xét nghiệm tùy thuộc vào các cơ sở y tế giao động từ 100.000- 400.000 đồng.

    Giá tiêm vaccine viêm não Nhật Bản tùy theo vaccine mà bạn lựa chọn, để hoàn thành chủng ngừa tiêm viêm não Nhật Bản thông thường từ 700.000 – 1.300.000 đồng/ liệu trình.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Câu hỏi thường gặp liên quan đến viêm não Nhật Bản

    Viêm não Nhật Bản hay gặp ở trẻ em, có thể lây lan và nhanh chóng bùng phát thành dịch bệnh trong cộng đồng.

    1. Đông y có chữa được viêm não Nhật Bản?

    Viêm não Nhật Bản là một bệnh trong ôn bệnh của y học cổ truyền (còn gọi là thử ôn, thử kinh, thử quyết) do thử ôn xâm nhập từ biểu vào lý, đốt ở phần khí và doanh huyết; nhiệt cực sinh phong, tân dịch giảm sinh đàm nếu xuất hiện các chứng sốt cao co giật, mê sảng, đàm làm tắc các khiếu gây hôn mê, chứng nội bế ngoại thoát (truỵ tim mạch ngoại biên).

    Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề.

    Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề.

    Bệnh biến chuyển theo các giai đoạn: vệ (khởi phát), khí (toàn phát chưa có biến chứng), doanh huyết (toàn phát có biến chứng mất nước, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch) và thương âm, thấp trở ở kinh lạc (hồi phục và di chứng).

    Viêm não Nhật Bản điều trị xoay quanh giảm triệu chứng và chủ yếu là dự phòng bằng vaccine. Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc đông y nhằm hỗ trợ điều trị dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

    2. Xử trí viêm não Nhật Bản

    Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu viêm não Nhật Bản. Việc xử trí hầu hết dựa vào triệu chứng, cụ thể:

    • Chống phù não: truyền manitol 20% có thể cân nhắc kết hợp corticoid để làm tăng áp lực thẩm thấu, tránh nước xuất hiện nhiều ở lòng mạch làm tăng áp lực lên các tế bào não.
    • An thần: sử dụng seduxen để tránh tình trạng kích động làm ảnh hưởng không tốt đến chức năng não bộ.
    • Hạ nhiệt: nếu bệnh nhân sốt cao, người nhà có thể tiến hành chườm ấm vào bẹn, nách kết hợp với việc sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
    • Thở oxy: được sử dụng với các trường hợp rối loạn nhịp thở.
    • Bổ sung nước và điện giải: do người bệnh sốt cao sẽ rất dễ dẫn tới mất nước và mất cân bằng điện giải.
    • Ngăn bội nhiễm: bằng cách sử dụng kháng sinh.
    • Đảm bảo dinh dưỡng: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vitamin, khoáng chất.

    3. Ai dễ bị viêm não Nhật Bản và bệnh có lây không?

    Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể lây lan và nhanh chóng bùng phát thành dịch bệnh trong cộng đồng. Viêm não Nhật Bản là bệnh lây truyền qua muỗi Culex đốt (muỗi ruộng). Muỗi sẽ đốt lợn và chim hoang, mang máu chứa virus gây bệnh rồi truyền sang người.

    Do đó, viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.

    Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm trẻ 5-9 tuổi.

    Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh và gây biến chứng nếu chưa từng được tiêm chủng trước đây; có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản.

    Bệnh gây tử vong cao hoặc di chứng thần kinh nghiêm trọng vĩnh viễn như động kinh, giảm học lực, chậm phát triển trí tuệ, liệt, thất ngôn…

    4. Viêm não Nhật Bản có chữa khỏi được không?

    Bệnh viêm não Nhật Bản có thể được chữa khỏi, ngăn ngừa các di chứng nguy hiểm nếu được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời, tuân thủ phác đồ điều trị.

    Các triệu chứng khởi phát ban đầu của viêm não Nhật Bản thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm não – viêm màng não khác. Do đó khi có các triệu chứng của bệnh, phụ huynh cần chú ý phát hiện sớm, theo dõi sát sao các dấu hiệu sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn khan, nôn không liên quan đến ăn uống, trẻ chậm chạp, quấy khóc, rối loạn ý thức cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám vì nếu để lâu trẻ có thể gặp tiên lượng xấu như: hôn mê, co giật, liệt tay, liệt chân,…

    Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm não Nhật Bản cần lấy mẫu xét nghiệm viêm não Nhật Bản vào thời điểm thích hợp.

    Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm não Nhật Bản cần lấy mẫu xét nghiệm viêm não Nhật Bản vào thời điểm thích hợp.

    5. Chi phí điều trị viêm não Nhật Bản

    Các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm não Nhật Bản thường không rõ ràng hoặc giống với các bệnh khác, vì thế để chẩn đoán chính xác bệnh viêm não Nhật Bản cần lấy mẫu xét nghiệm viêm não Nhật Bản vào thời điểm thích hợp.

    Mẫu gửi đi phân lập virus: mẫu dịch não tủy hoặc máu toàn phần cần lấy trong 4 ngày đầu khởi phát của bệnh kể từ khi có dấu hiệu sốt.

    Mẫu xét nghiệm MAC-ELISA: là kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán xác định viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất hiện nay. Kỹ thuật xét nghiệm MAC-ELISA sở hữu 3 ưu điểm vượt trội: có khả năng cho kết quả sớm, chỉ cần một mẫu xét nghiệm đơn, có thể loại trừ phản ứng chéo giữa viêm não Nhật Bản và virus Dengue.

    Thông thường giá xét nghiệm tùy thuộc vào các cơ sở y tế giao động từ 100.000- 400.000 đồng.

    Giá tiêm vaccine viêm não Nhật Bản tùy theo vaccine mà bạn lựa chọn, để hoàn thành chủng ngừa tiêm viêm não Nhật Bản thông thường từ 700.000 – 1.300.000 đồng/ liệu trình.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!