spot_img
28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Câu hỏi thường gặp về bệnh bại não

    spot_img

    Theo Hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật năm 2023 của Bộ Y tế, bại não là một thuật ngữ chung mô tả một nhóm các rối loạn vĩnh viễn về phát triển vận động và tư thế, gây ra các giới hạn về hoạt động do những rối loạn không tiến triển xảy ra trong não bào thai hoặc não ở trẻ nhỏ đang phát triển. Các rối loạn vận động của não thường kèm theo những rối loạn về cảm giác, nhận cảm, nhận thức, giao tiếp và hành vi, động kinh và các vấn đề cơ xương thứ phát.

    Bại não là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khuyết tật vận động ở trẻ em.

    1. Đông y có chữa được bệnh bại não?

    Theo quan điểm của y học hiện đại, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh Đông y có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh bại não. Theo TS.BS. Lại Thanh Hiền – Trưởng khoa Nội Nhi Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, bại não là những tình trạng bệnh lý do tổn thương não lan tỏa không tiến triển bởi các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi.

    Câu hỏi thường gặp về bệnh bại não- Ảnh 1.

    Xoa bóp bấm huyệt trị liệu cho trẻ bại não tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Ảnh: Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương.

    Trong y học cổ truyền, bại não được xếp vào chứng Ngũ trì (5 chứng chậm): Chậm mọc tóc, chậm mọc răng, chậm biết đi, chậm biết nói, chậm phát triển trí tuệ.

    Sự kết hợp giữa những bài thuốc y học cổ truyền để bổ ích các tạng phủ, khai khiếu, thông kinh lạc với các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, thủy châm, nhĩ châm, cấy chỉ, các bài xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống… là phương pháp điều trị toàn diện để giúp trẻ hình thành và phát triển các chức năng còn khiếm khuyết.

    2. Bệnh bại não có chữa khỏi được không?

    ThS. BS Lê Quang Dương – Giám đốc Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững (VietHealth) cho biết, với tổn thương não bộ là vĩnh viễn, do đó không có cách điều trị khỏi bệnh bại não và tình trạng này kéo dài suốt đời. Mặc dù bệnh bại não không thể chữa khỏi nhưng nhiều triệu chứng, tác động của nó có thể được can thiệp, điều trị. Các phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương và thể bại não.

    Các triệu chứng của bệnh bại não đã xuất hiện ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ như rối loạn vận động, rối loạn trương lực cơ dẫn đến các dấu hiệu người cứng đờ hoặc mềm nhão; không ngồi được, không đạt đúng các mốc phát triển thông thường, gặp khó khăn trong nhai nuốt, vận động; chậm hoặc kém trong việc hình thành các chức năng sinh hoạt hằng ngày; trí tuệ kém hoặc nhận thức chậm hơn các bạn đồng trang lứa, khó khăn về giao tiếp và ngôn ngữ; các vấn đề về thị giác, thính giác, động kinh, đau, rối loạn giấc ngủ, tiêu hóa, bài tiết, loãng xương và các rối loạn cơ xương thứ phát.

    Cách tiếp cận trong điều trị bại não là giúp kiểm soát hoặc cải thiện các triệu chứng, hình thành và cải thiện các chức năng bị ảnh hưởng hoặc chậm phát triển hướng tới tối đa hóa các chức năng sinh hoạt, khả năng hòa nhập, tăng cường hoặc duy trì sức khỏe.

    Các phương pháp can thiệp, điều trị có hiệu quả tốt nhất khi được bắt đầu sớm, bao gồm vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, điều hòa cảm giác, đào tạo kỹ năng cá nhân, dùng thuốc để điều chỉnh trương lực cơ, hỗ trợ giảm đau, phẫu thuật và sử dụng các dụng cụ chỉnh hình cho những biến chứng dị dạng tư thế, cơ xương khớp.

    Cha mẹ hay những người thân cần nắm được triệu chứng thường gặp của căn bệnh này, kịp thời phát hiện vấn đề sức khỏe của con, trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch điều trị và can thiệp sớm để mang đến những cải thiện tốt hơn cho người bệnh.

    3. Cách chăm sóc trẻ bại não tại nhà

    Theo ThS.BS Lê Quang Dương, bệnh bại não ảnh hưởng đến mỗi người theo một cách khác nhau, vì vậy không có cách chăm sóc nào giống hệt nhau. Cho dù trẻ bị bại não nhẹ hay nặng, có một số cách dưới đây tốt cho người bại não:

    Trị liệu tại nhà: Với sự hướng dẫn của bác sĩ, nhà chuyên môn phục hồi chức năng với các lĩnh vực: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, các nhân viên chăm sóc sức khỏe, từ đó cha mẹ hay người thân trong gia đình có thể có những cách thích hợp để tập/can thiệp cho trẻ bại não tại nhà. Quá trình trị liệu này giúp trẻ bại não giải quyết từng vấn đề như giãn cơ, tập vận động, giữ thăng bằng, cải thiện nhai nuốt, tập nói, tập các chức năng sinh hoạt hàng ngày, giảm đau và chăm sóc các vết loét ở một số trẻ do nằm hay ngồi nhiều ở một tư thế. Nếu trẻ bại não bị đau do co thắt cơ nên xoa bóp giúp trẻ.

    Giúp năng động: Giúp trẻ bại não phát huy hết khả năng của mình. Giúp chúng đi lại (nếu có thể), vui chơi và di chuyển nhiều nhất có thể. Hãy dạy những kỹ năng mới và trẻ có thể sử dụng cơ bắp của mình theo những cách mới. Hoạt động tích cực giúp tăng cường cơ bắp, giảm co thắt cơ.

    Câu hỏi thường gặp về bệnh bại não- Ảnh 3.

    Nên đưa trẻ bại não ra ngoài để mở rộng tâm trí.

    Giúp mở rộng tâm trí, tăng cường giao tiếp: Giúp trẻ mở rộng thế giới bằng cách đưa trẻ ra ngoài, đến các môi trường có thể mang lại cảm nhận và tác động đến nhận thức và chức năng của trẻ như công viên, viện bảo tàng, thủy cung, cho trẻ nghe nhạc – tìm xem loại nhạc nào làm cho trẻ hứng thú, chơi đùa với trẻ, tìm cách cho trẻ tương tác, chơi với trẻ khác…

    Chế độ ăn: Nên cho trẻ mắc bệnh bại não ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, những món ăn đa dạng. Đối với trẻ bại não trong độ tuổi ăn dặm thì ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung thêm những thức ăn khác như cháo hoặc sữa, trường hợp trẻ kém ăn thì cần chia nhỏ ra làm nhiều bữa, ăn nhiều lần trong ngày.

    Nên cho ăn những thực phẩm lành mạnh giàu canxi giúp xương, cơ chắc khỏe và bổ não như các loại rau lá xanh (cải xoăn, rau bina, cải xanh…), hạt bí ngô, nghệ, cam, quả mọng, các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá cơm, cá mòi…), sữa, các sản phẩm từ sữa…

    4. Trẻ bại não sống được bao lâu?

    Trẻ bị bại não sống được bao lâu là một vấn đề quan trọng nhiều cha mẹ quan tâm. Tiên lượng của từng trẻ thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm mức độ tổn thương, thể bại não, các hoạt động can thiệp, điều trị và chăm sóc. Các tổn thương não ở trẻ bại não, mặc dù không thể hoàn toàn phục hồi, thường không có xu hướng xấu đi và nếu có hướng điều trị thích hợp, tuổi thọ của trẻ vẫn có thể được kéo dài.

    Theo các chuyên gia, trẻ bại não ở mức độ nhẹ có thể sống đến 20 – 30 tuổi và con số này đã tăng lên trong những năm gần đây. Đối với trẻ ở mức độ nặng, tiên lượng sống trên 20 tuổi cũng trên 85%. Quan trọng nhất là việc điều trị sớm và hiệu quả giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ.

    5. Nên làm gì nếu nghi ngờ trẻ  bị bại não?

    Nếu nghi ngờ con mình bị bại não, bước đầu tiên tốt nhất là ghi lại các dấu hiệu hoặc triệu chứng mà thấy có vẻ không khớp với các mốc phát triển điển hình. Nếu cha mẹ quan sát thấy các triệu chứng cần đưa trẻ đi khám để nhận được các hỗ trợ về chẩn đoán và can thiệp y tế càng sớm càng tốt.

    Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa nếu thấy trẻ đang có các vấn đề về phát triển hoặc các triệu chứng có thể là dấu hiệu của bệnh bại não. Các bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá, đưa ra chẩn đoán và hướng dẫn cha mẹ các bước tiếp theo nên thực hiện đối với trẻ.

    6. Khám, điều trị bệnh bại não ở đâu?

    Trẻ bị bại não bẩm sinh hoặc người bị bại não lớn hơn không có khả năng vận động nếu được kết luận là khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

    Với bệnh bại não, nếu có bảo hiểm y tế, người bệnh sẽ được chi trả khám chữa bệnh theo quy định của cơ quan bảo hiểm. Chi phí điều trị bệnh cũng dựa trên kết quả khám bệnh, thời gian điều trị bệnh kéo dài, chủ yếu là phục hồi chức năng. Việc phục hồi những chức năng cho trẻ bị bại não nên thực hiện càng sớm càng tốt vì nó sẽ giúp tránh được tình trạng co rút xương khớp và giúp trẻ có thể phát triển được các kỹ năng vận động của mình.

    Để khám, đánh giá, can thiệp phục hồi chức năng cho người bại não, có thể điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa nhi tuyến tỉnh và tuyến trung ương.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    thịt cá phô mai trứng gà đậu thực phẩm giàu protein khái niệm

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...
    thịt cá phô mai trứng gà đậu thực phẩm giàu protein khái niệm

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    bạn Nên đọc!

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số mẹo đơn giản có thể kiểm soát và duy trì cân nặng khỏe mạnh trong độ tuổi 50.

    Câu hỏi thường gặp về bệnh bại não

    Theo Hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật năm 2023 của Bộ Y tế, bại não là một thuật ngữ chung mô tả một nhóm các rối loạn vĩnh viễn về phát triển vận động và tư thế, gây ra các giới hạn về hoạt động do những rối loạn không tiến triển xảy ra trong não bào thai hoặc não ở trẻ nhỏ đang phát triển. Các rối loạn vận động của não thường kèm theo những rối loạn về cảm giác, nhận cảm, nhận thức, giao tiếp và hành vi, động kinh và các vấn đề cơ xương thứ phát.

    Bại não là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khuyết tật vận động ở trẻ em.

    1. Đông y có chữa được bệnh bại não?

    Theo quan điểm của y học hiện đại, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh Đông y có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh bại não. Theo TS.BS. Lại Thanh Hiền – Trưởng khoa Nội Nhi Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, bại não là những tình trạng bệnh lý do tổn thương não lan tỏa không tiến triển bởi các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi.

    Câu hỏi thường gặp về bệnh bại não- Ảnh 1.

    Xoa bóp bấm huyệt trị liệu cho trẻ bại não tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Ảnh: Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương.

    Trong y học cổ truyền, bại não được xếp vào chứng Ngũ trì (5 chứng chậm): Chậm mọc tóc, chậm mọc răng, chậm biết đi, chậm biết nói, chậm phát triển trí tuệ.

    Sự kết hợp giữa những bài thuốc y học cổ truyền để bổ ích các tạng phủ, khai khiếu, thông kinh lạc với các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, thủy châm, nhĩ châm, cấy chỉ, các bài xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống… là phương pháp điều trị toàn diện để giúp trẻ hình thành và phát triển các chức năng còn khiếm khuyết.

    2. Bệnh bại não có chữa khỏi được không?

    ThS. BS Lê Quang Dương – Giám đốc Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững (VietHealth) cho biết, với tổn thương não bộ là vĩnh viễn, do đó không có cách điều trị khỏi bệnh bại não và tình trạng này kéo dài suốt đời. Mặc dù bệnh bại não không thể chữa khỏi nhưng nhiều triệu chứng, tác động của nó có thể được can thiệp, điều trị. Các phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương và thể bại não.

    Các triệu chứng của bệnh bại não đã xuất hiện ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ như rối loạn vận động, rối loạn trương lực cơ dẫn đến các dấu hiệu người cứng đờ hoặc mềm nhão; không ngồi được, không đạt đúng các mốc phát triển thông thường, gặp khó khăn trong nhai nuốt, vận động; chậm hoặc kém trong việc hình thành các chức năng sinh hoạt hằng ngày; trí tuệ kém hoặc nhận thức chậm hơn các bạn đồng trang lứa, khó khăn về giao tiếp và ngôn ngữ; các vấn đề về thị giác, thính giác, động kinh, đau, rối loạn giấc ngủ, tiêu hóa, bài tiết, loãng xương và các rối loạn cơ xương thứ phát.

    Cách tiếp cận trong điều trị bại não là giúp kiểm soát hoặc cải thiện các triệu chứng, hình thành và cải thiện các chức năng bị ảnh hưởng hoặc chậm phát triển hướng tới tối đa hóa các chức năng sinh hoạt, khả năng hòa nhập, tăng cường hoặc duy trì sức khỏe.

    Các phương pháp can thiệp, điều trị có hiệu quả tốt nhất khi được bắt đầu sớm, bao gồm vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, điều hòa cảm giác, đào tạo kỹ năng cá nhân, dùng thuốc để điều chỉnh trương lực cơ, hỗ trợ giảm đau, phẫu thuật và sử dụng các dụng cụ chỉnh hình cho những biến chứng dị dạng tư thế, cơ xương khớp.

    Cha mẹ hay những người thân cần nắm được triệu chứng thường gặp của căn bệnh này, kịp thời phát hiện vấn đề sức khỏe của con, trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch điều trị và can thiệp sớm để mang đến những cải thiện tốt hơn cho người bệnh.

    3. Cách chăm sóc trẻ bại não tại nhà

    Theo ThS.BS Lê Quang Dương, bệnh bại não ảnh hưởng đến mỗi người theo một cách khác nhau, vì vậy không có cách chăm sóc nào giống hệt nhau. Cho dù trẻ bị bại não nhẹ hay nặng, có một số cách dưới đây tốt cho người bại não:

    Trị liệu tại nhà: Với sự hướng dẫn của bác sĩ, nhà chuyên môn phục hồi chức năng với các lĩnh vực: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, các nhân viên chăm sóc sức khỏe, từ đó cha mẹ hay người thân trong gia đình có thể có những cách thích hợp để tập/can thiệp cho trẻ bại não tại nhà. Quá trình trị liệu này giúp trẻ bại não giải quyết từng vấn đề như giãn cơ, tập vận động, giữ thăng bằng, cải thiện nhai nuốt, tập nói, tập các chức năng sinh hoạt hàng ngày, giảm đau và chăm sóc các vết loét ở một số trẻ do nằm hay ngồi nhiều ở một tư thế. Nếu trẻ bại não bị đau do co thắt cơ nên xoa bóp giúp trẻ.

    Giúp năng động: Giúp trẻ bại não phát huy hết khả năng của mình. Giúp chúng đi lại (nếu có thể), vui chơi và di chuyển nhiều nhất có thể. Hãy dạy những kỹ năng mới và trẻ có thể sử dụng cơ bắp của mình theo những cách mới. Hoạt động tích cực giúp tăng cường cơ bắp, giảm co thắt cơ.

    Câu hỏi thường gặp về bệnh bại não- Ảnh 3.

    Nên đưa trẻ bại não ra ngoài để mở rộng tâm trí.

    Giúp mở rộng tâm trí, tăng cường giao tiếp: Giúp trẻ mở rộng thế giới bằng cách đưa trẻ ra ngoài, đến các môi trường có thể mang lại cảm nhận và tác động đến nhận thức và chức năng của trẻ như công viên, viện bảo tàng, thủy cung, cho trẻ nghe nhạc – tìm xem loại nhạc nào làm cho trẻ hứng thú, chơi đùa với trẻ, tìm cách cho trẻ tương tác, chơi với trẻ khác…

    Chế độ ăn: Nên cho trẻ mắc bệnh bại não ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, những món ăn đa dạng. Đối với trẻ bại não trong độ tuổi ăn dặm thì ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung thêm những thức ăn khác như cháo hoặc sữa, trường hợp trẻ kém ăn thì cần chia nhỏ ra làm nhiều bữa, ăn nhiều lần trong ngày.

    Nên cho ăn những thực phẩm lành mạnh giàu canxi giúp xương, cơ chắc khỏe và bổ não như các loại rau lá xanh (cải xoăn, rau bina, cải xanh…), hạt bí ngô, nghệ, cam, quả mọng, các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá cơm, cá mòi…), sữa, các sản phẩm từ sữa…

    4. Trẻ bại não sống được bao lâu?

    Trẻ bị bại não sống được bao lâu là một vấn đề quan trọng nhiều cha mẹ quan tâm. Tiên lượng của từng trẻ thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm mức độ tổn thương, thể bại não, các hoạt động can thiệp, điều trị và chăm sóc. Các tổn thương não ở trẻ bại não, mặc dù không thể hoàn toàn phục hồi, thường không có xu hướng xấu đi và nếu có hướng điều trị thích hợp, tuổi thọ của trẻ vẫn có thể được kéo dài.

    Theo các chuyên gia, trẻ bại não ở mức độ nhẹ có thể sống đến 20 – 30 tuổi và con số này đã tăng lên trong những năm gần đây. Đối với trẻ ở mức độ nặng, tiên lượng sống trên 20 tuổi cũng trên 85%. Quan trọng nhất là việc điều trị sớm và hiệu quả giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ.

    5. Nên làm gì nếu nghi ngờ trẻ  bị bại não?

    Nếu nghi ngờ con mình bị bại não, bước đầu tiên tốt nhất là ghi lại các dấu hiệu hoặc triệu chứng mà thấy có vẻ không khớp với các mốc phát triển điển hình. Nếu cha mẹ quan sát thấy các triệu chứng cần đưa trẻ đi khám để nhận được các hỗ trợ về chẩn đoán và can thiệp y tế càng sớm càng tốt.

    Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa nếu thấy trẻ đang có các vấn đề về phát triển hoặc các triệu chứng có thể là dấu hiệu của bệnh bại não. Các bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá, đưa ra chẩn đoán và hướng dẫn cha mẹ các bước tiếp theo nên thực hiện đối với trẻ.

    6. Khám, điều trị bệnh bại não ở đâu?

    Trẻ bị bại não bẩm sinh hoặc người bị bại não lớn hơn không có khả năng vận động nếu được kết luận là khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

    Với bệnh bại não, nếu có bảo hiểm y tế, người bệnh sẽ được chi trả khám chữa bệnh theo quy định của cơ quan bảo hiểm. Chi phí điều trị bệnh cũng dựa trên kết quả khám bệnh, thời gian điều trị bệnh kéo dài, chủ yếu là phục hồi chức năng. Việc phục hồi những chức năng cho trẻ bị bại não nên thực hiện càng sớm càng tốt vì nó sẽ giúp tránh được tình trạng co rút xương khớp và giúp trẻ có thể phát triển được các kỹ năng vận động của mình.

    Để khám, đánh giá, can thiệp phục hồi chức năng cho người bại não, có thể điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa nhi tuyến tỉnh và tuyến trung ương.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    thịt cá phô mai trứng gà đậu thực phẩm giàu protein khái niệm

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...
    thịt cá phô mai trứng gà đậu thực phẩm giàu protein khái niệm

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số...
    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?- Ảnh 1.

    Bị nước ăn chân bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    (Thông tin sức khỏe) - Nước ăn chân hay là nấm kẽ chân là một bệnh thường phát triển trong mùa mưa, lũ. Do...

    Giun đũa chó mèo nguy hiểm như thế nào đến cơ thể?

    (Thông tin sức khỏe) - Giun đũa chó mèo (Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo) là một loại ký sinh trùng...

    bạn Nên đọc!

    6 cách duy trì cân nặng khỏe mạnh ở tuổi 50

    (Thông tin sức khỏe) - Cân nặng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, nhất là khi già đi. Tuy nhiên, một số mẹo đơn giản có thể kiểm soát và duy trì cân nặng khỏe mạnh trong độ tuổi 50.