spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Chế độ ăn cho người bệnh quai bị

    spot_img

    1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng với bệnh quai bị

    Quai bị là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Nó có thể lây nhiễm sang nhiều bộ phận của cơ thể nhưng được biết đến nhiều nhất là gây sưng tuyến mang tai, gây ra sự sưng tấy đau đớn ở tuyến nước bọt.

    Các tuyến tạo ra nước bọt nằm ở phía trước tai, xung quanh hàm. Nhiễm trùng cũng có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn, não và tuyến tụy, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và người lớn.

    Nhiều trẻ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ giống như bị cảm lạnh. Những người có triệu chứng có thể bị sốt, đau đầu, mất cảm giác ngon miệng, cảm thấy mệt mỏi, đau nhức…

    Chế độ ăn cho người bệnh quai bị- Ảnh 1.

    Quai bị là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra.

    Trong vòng vài ngày, các tuyến mang tai (peh-RAH-tid) có thể sưng lên và đau đớn. Điều này làm cho má trông sưng húp. Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh nuốt, nói, nhai hoặc uống nước có tính acid (như nước cam). Một hoặc cả hai tuyến mang tai có thể sưng lên. Đôi khi một cái sưng lên trước cái kia vài ngày.

    Ngoài việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, cần lưu ý chế độ dinh dưỡng giúp người bệnh quai bị tăng sức đề kháng và hạn chế cơn đau, ví dụ như nên uống nhiều nước nhưng tránh đồ uống như trái cây có tính acid vì chúng có thể gây kích ứng tuyến mang tai.

    2. Các dưỡng chất quan trọng với người bệnh quai bị

    Nguyên tắc cho người bệnh ăn những thức ăn không cần nhai nhiều, chẳng hạn như súp, khoai tây nghiền và trứng bác.

    Chất lỏng giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Uống nước, nước trái cây không có acid hoặc nước canh hoặc dung dịch bù nước đường uống (ORS). ORS có lượng nước, muối và đường phù hợp mà để thay thế chất dịch cơ thể.

    Ưu tiên lựa chọn những thức ăn dạng lỏng và mềm.

    Khi mắc bệnh quai bị, người bệnh sốt cao, sưng đau tuyến nước bọt khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Vì vậy, người thân nên ưu tiên cho bệnh nhân ăn những thức ăn dạng lỏng nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng như: canh trứng, ngó sen, gạo tẻ,… Hệ tiêu hóa của người bệnh trong thời gian này khá nhạy cảm, nên người thân cần lưu ý điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày sao cho phù hợp, lượng ít và hạn chế nhai mạnh. Tốt nhất nên chia nhỏ thực đơn ra thành nhiều bữa trong ngày.

    Tùy lứa tuổi có thể ăn cơm mềm, khoai tây nghiền, cháo hoặc súp. Không ăn thức ăn có vị chua, khó nhai. Điều này có thể làm tăng tiết nước bọt và khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

    Vitamin C: Uống thêm vitamin C sau khi hỏi ý kiến bác sĩ. Vitamin C được sử dụng trong mọi quá trình của tế bào và nó thường bị cạn kiệt trong cơ thể chúng ta khi bị bệnh.

    Vitamin D3: Bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.

    Probiotic: Điều này giữ cho niêm mạc ruột khỏe mạnh, cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng khả năng miễn dịch của chúng ta.

    Chế độ ăn cho người bệnh quai bị- Ảnh 2.

    Sữa chua dễ ăn và cải thiện hấp thụ dinh dưỡng.

    3. Gợi ý một số thực phẩm

    Chế độ ăn rất quan trọng đối với người bệnh quai bị. Xây dựng thực đơn phù hợp giúp người bệnh dễ hấp thụ chất dinh dưỡng, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi.

    Món ăn chế biến từ đậu có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm các loại vitamin cần thiết giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng như: vitamin A, vitamin C, vitamin B1… Chính vì lý do đó, ăn những món được chế biến từ đậu là phương pháp hiệu quả chống lại bệnh tật. Ninh nhừ đậu tương, đậu xanh với số lượng ngang nhau cho người bệnh quai bị ăn mỗi ngày.

    Không chỉ riêng người bệnh quai bị, mà đối với rất nhiều căn bệnh khác rau xanh luôn là món ăn được ưa chuộng hàng đầu. Nguyên nhân là do vitamin A có nhiều trong rau xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng trưởng thể chất và bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng nhờ vào cơ chế tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, nhất là các bạch cầu lympho T, lympho B và bạch cầu đa nhân trung tính, cả về số lượng lẫn chất lượng.

    Việc nhai có thể khó khăn đối với những người bị quai bị vì vậy nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai nhưng phải giàu chất dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Một số thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân quai bị là:

    • Thực phẩm mềm như bột yến mạch, khoai tây kem và cháo gạo.
    • Trái cây không có citric và nước canh rau, nước ép trái cây không đường.
    • Súp và thực phẩm làm từ nước dùng, đặc biệt là súp gà hoặc rau.
    • Thực phẩm giàu vitamin C, ví dụ như dưa đỏ, rau xanh.
    Chế độ ăn cho người bệnh quai bị- Ảnh 3.

    Nước cam chứa vitamin C nhưng lại có tính acid cao dễ gây tăng tiết nước bọt do đó người bệnh quai bị nên tránh.

    Có một số loại thực phẩm khiến bệnh quai bị trở nên trầm trọng hơn vì vậy không nên tiêu thụ. Ví dụ, mặc dù cam có thể chứa nhiều vitamin C nhưng chúng có tính acid cao và có thể đẩy nhanh quá trình tiết nước bọt, khiến cơn đau do quai bị gây ra trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên tránh hoàn toàn những thực phẩm có tính acid.

    Thịt đã qua chế biến không những rất khó tiêu hóa mà còn gây nhiều áp lực và căng thẳng lên hàm. Ngoài ra, vì chứa nhiều chất phụ gia và chất bảo quản nên thịt chế biến sẵn có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể, đặc biệt nếu hệ thống miễn dịch không đủ mạnh. Thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan đến quai bị, do đó nên tránh.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Chế độ ăn cho người bệnh quai bị

    1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng với bệnh quai bị

    Quai bị là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Nó có thể lây nhiễm sang nhiều bộ phận của cơ thể nhưng được biết đến nhiều nhất là gây sưng tuyến mang tai, gây ra sự sưng tấy đau đớn ở tuyến nước bọt.

    Các tuyến tạo ra nước bọt nằm ở phía trước tai, xung quanh hàm. Nhiễm trùng cũng có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn, não và tuyến tụy, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và người lớn.

    Nhiều trẻ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ giống như bị cảm lạnh. Những người có triệu chứng có thể bị sốt, đau đầu, mất cảm giác ngon miệng, cảm thấy mệt mỏi, đau nhức…

    Chế độ ăn cho người bệnh quai bị- Ảnh 1.

    Quai bị là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra.

    Trong vòng vài ngày, các tuyến mang tai (peh-RAH-tid) có thể sưng lên và đau đớn. Điều này làm cho má trông sưng húp. Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh nuốt, nói, nhai hoặc uống nước có tính acid (như nước cam). Một hoặc cả hai tuyến mang tai có thể sưng lên. Đôi khi một cái sưng lên trước cái kia vài ngày.

    Ngoài việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, cần lưu ý chế độ dinh dưỡng giúp người bệnh quai bị tăng sức đề kháng và hạn chế cơn đau, ví dụ như nên uống nhiều nước nhưng tránh đồ uống như trái cây có tính acid vì chúng có thể gây kích ứng tuyến mang tai.

    2. Các dưỡng chất quan trọng với người bệnh quai bị

    Nguyên tắc cho người bệnh ăn những thức ăn không cần nhai nhiều, chẳng hạn như súp, khoai tây nghiền và trứng bác.

    Chất lỏng giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Uống nước, nước trái cây không có acid hoặc nước canh hoặc dung dịch bù nước đường uống (ORS). ORS có lượng nước, muối và đường phù hợp mà để thay thế chất dịch cơ thể.

    Ưu tiên lựa chọn những thức ăn dạng lỏng và mềm.

    Khi mắc bệnh quai bị, người bệnh sốt cao, sưng đau tuyến nước bọt khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Vì vậy, người thân nên ưu tiên cho bệnh nhân ăn những thức ăn dạng lỏng nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng như: canh trứng, ngó sen, gạo tẻ,… Hệ tiêu hóa của người bệnh trong thời gian này khá nhạy cảm, nên người thân cần lưu ý điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày sao cho phù hợp, lượng ít và hạn chế nhai mạnh. Tốt nhất nên chia nhỏ thực đơn ra thành nhiều bữa trong ngày.

    Tùy lứa tuổi có thể ăn cơm mềm, khoai tây nghiền, cháo hoặc súp. Không ăn thức ăn có vị chua, khó nhai. Điều này có thể làm tăng tiết nước bọt và khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

    Vitamin C: Uống thêm vitamin C sau khi hỏi ý kiến bác sĩ. Vitamin C được sử dụng trong mọi quá trình của tế bào và nó thường bị cạn kiệt trong cơ thể chúng ta khi bị bệnh.

    Vitamin D3: Bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.

    Probiotic: Điều này giữ cho niêm mạc ruột khỏe mạnh, cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng khả năng miễn dịch của chúng ta.

    Chế độ ăn cho người bệnh quai bị- Ảnh 2.

    Sữa chua dễ ăn và cải thiện hấp thụ dinh dưỡng.

    3. Gợi ý một số thực phẩm

    Chế độ ăn rất quan trọng đối với người bệnh quai bị. Xây dựng thực đơn phù hợp giúp người bệnh dễ hấp thụ chất dinh dưỡng, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi.

    Món ăn chế biến từ đậu có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm các loại vitamin cần thiết giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng như: vitamin A, vitamin C, vitamin B1… Chính vì lý do đó, ăn những món được chế biến từ đậu là phương pháp hiệu quả chống lại bệnh tật. Ninh nhừ đậu tương, đậu xanh với số lượng ngang nhau cho người bệnh quai bị ăn mỗi ngày.

    Không chỉ riêng người bệnh quai bị, mà đối với rất nhiều căn bệnh khác rau xanh luôn là món ăn được ưa chuộng hàng đầu. Nguyên nhân là do vitamin A có nhiều trong rau xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng trưởng thể chất và bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng nhờ vào cơ chế tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, nhất là các bạch cầu lympho T, lympho B và bạch cầu đa nhân trung tính, cả về số lượng lẫn chất lượng.

    Việc nhai có thể khó khăn đối với những người bị quai bị vì vậy nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai nhưng phải giàu chất dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Một số thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân quai bị là:

    • Thực phẩm mềm như bột yến mạch, khoai tây kem và cháo gạo.
    • Trái cây không có citric và nước canh rau, nước ép trái cây không đường.
    • Súp và thực phẩm làm từ nước dùng, đặc biệt là súp gà hoặc rau.
    • Thực phẩm giàu vitamin C, ví dụ như dưa đỏ, rau xanh.
    Chế độ ăn cho người bệnh quai bị- Ảnh 3.

    Nước cam chứa vitamin C nhưng lại có tính acid cao dễ gây tăng tiết nước bọt do đó người bệnh quai bị nên tránh.

    Có một số loại thực phẩm khiến bệnh quai bị trở nên trầm trọng hơn vì vậy không nên tiêu thụ. Ví dụ, mặc dù cam có thể chứa nhiều vitamin C nhưng chúng có tính acid cao và có thể đẩy nhanh quá trình tiết nước bọt, khiến cơn đau do quai bị gây ra trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên tránh hoàn toàn những thực phẩm có tính acid.

    Thịt đã qua chế biến không những rất khó tiêu hóa mà còn gây nhiều áp lực và căng thẳng lên hàm. Ngoài ra, vì chứa nhiều chất phụ gia và chất bảo quản nên thịt chế biến sẵn có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể, đặc biệt nếu hệ thống miễn dịch không đủ mạnh. Thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan đến quai bị, do đó nên tránh.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.