spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Chế độ ăn cho người bệnh teo dây thần kinh thị giác

    spot_img

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh teo dây thần kinh thị giác

    Teo dây thần kinh thị giác là trình trạng dây thần kinh thị giác bi phá hủy do bất cứ nguyên nhân gì, hạn chế khả năng truyền tải thông tin từ mắt về não. Triệu chứng teo dây thần kinh thị giác thường là: giảm thị lực, giảm khả năng nhận biết màu sắc và đau mắt khi vận động.

    Hậu quả của bệnh gây ra ảnh hưởng đến cả thị lực nhìn xa, thị lực nhìn gần và khả năng nhận biết màu sắc của mắt, cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa nếu không điều trị teo dây thần kinh thị giác. Người lớn tuổi thường bị teo dây thần kinh thị giác do giảm dòng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị.

    Teo dây thần kinh thị giác chiếm khoảng 0,8% trong những nguyên nhân gây mù lòa. Đây không phải là một bệnh mà là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau.

    Chế độ ăn cho người bệnh teo dây thần kinh thị giác- Ảnh 1.

    Teo dây thần kinh thị giác là tình trạng tổn thương chức năng dây thần kinh thị giác gây suy giảm thị lực.

    Mặc dù chế độ ăn uống không thể chữa trị bệnh, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị. Đồng thời, làm giảm triệu chứng và giảm thiểu các vấn đề nghiêm trọng do bệnh gây ra. Việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý cung cấp dinh dưỡng cần thiết và giúp tăng cường sức khỏe, chống chọi lại với bệnh tật.

    2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh teo dây thần kinh thị giác

    • Vitamin A: Thiếu hụt Vitamin A là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thị lực. Loại vitamin này có vai trò quan trọng trong việc duy trì các tế bào cảm giác ánh sáng ở mắt, hay còn được gọi là thụ cảm quang. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ vitamin A, chúng ta có thể bị chứng mù đêm, mắt khô hoặc bệnh mắt nghiêm trọng hơn, tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt.
    • Lutein và zeaxanthin: là các chất chống oxy hoá, hai chất này thường tập trung ở phần trung tâm của võng mạc. Chúng đóng vai trò như một loại kem chống nắng tự nhiên, bảo vệ mắt khỏi tác động có hại từ ánh nắng mặt trời. Ngoài ra các chất này còn giúp hấp thụ ánh sáng xanh (một loại ánh sáng nguy hiểm phát ra từ màn hình điện tử) nguy hiểm với võng mạc.
    Chế độ ăn cho người bệnh teo dây thần kinh thị giác- Ảnh 2.

    Hầu hết những loại rau củ và trái cây có màu đỏ đều rất tốt cho sức khỏe của đôi mắt và cà chua chính là một trong số đó.

    • Vitamin C: Mắt đòi hỏi lượng chất chống oxy hóa cao và nhiều hơn so với những cơ quan khác trong cơ thể. Vitamin C là một  chất chống oxy hóa đặc biệt quan trọng với mắt. Nồng độ vitamin C trong mắt cao hơn nhiều so với nồng độ vitamin C ở bất kỳ chất dịch nào khác trong cơ thể.
    • Vitamin E: thuộc nhóm các chất chống oxy hóa tan trong dầu nhằm bảo vệ axit béo khỏi sự oxy hóa có hại. Do võng mạc tập trung rất nhiều các axit béo nên lượng vitamin E rất cần thiết cho sức khỏe đôi mắt.
    • Axit béo omega-3 chuỗi dài như eicosapentaenoic acid (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) rất quan trọng đối với sức khỏe đôi mắt. DHA được tìm thấy một lượng lớn trong võng mạc, nơi giúp duy trì chức năng của mắt. Acid béo này cũng quan trọng đối với sự phát triển của não và mắt trong thời kỳ sơ sinh. Thiếu hụt DHA có thể dẫn đến suy giảm thị lực, đặc biệt ở trẻ em. Ngoài ra thường xuyên bổ sung omega-3 cũng rất có lợi cho những người bị bệnh khô mắt.
    • Kẽm là một bộ phận cấu thành của nhiều enzyme thiết yếu, bao gồm superoxide dismutase, có chức năng như một chất chống oxy hoá. Kẽm có liên quan đến sự hình thành các sắc tố thị giác trong võng mạc, những người bị thiếu kẽm có thể dẫn đến chứng mù đêm.

    3. Gợi ý những món ăn cho người bệnh teo dây thần kinh thị giác

    Theo dinh dưỡng học hiện đại, những thực phẩm có ích cho thị lực cần chứa nhiều các chất như: vitamin A, beta-caroten, vitamin C, vitamin E, lutein, selenium… Như vậy, để nuôi dưỡng và bảo vệ hoạt động của mắt được tốt và lâu bền, chúng ta nên sử dụng thường xuyên các thực phẩm sau:

    • Gan động vật, sữa bò, sữa cừu, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá… vì đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin A. Cơ thể thiếu vitamin A sẽ sinh ra chứng quáng gà, có khi nặng đến mức không nhìn rõ được khi trời mờ tối. Thiếu vitamin A cũng dẫn đến bệnh khô mắt.
    Chế độ ăn cho người bệnh teo dây thần kinh thị giác- Ảnh 3.

    Các loại đậu, thịt nạc, lạc, gạo lứt… đây là thức ăn giàu vitamin B1 và niacin.

    • Các loại rau cải xanh, cải trắng, rau chân vịt (rau sam), cải dầu, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, táo, khoai lang, bí, đu đủ, đặc biệt là gấc… đây là thực phẩm chứa nhiều caroten. Sau khi ăn, cơ thể hấp thu caroten rồi chuyển hóa thành vitamin A.
    • Các loại đậu, thịt nạc, lạc, gạo lứt (tức gạo bóc vỏ trấu không giã), các loại rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô… Đây là thức ăn giàu vitamin B1 và niacin, nếu thiếu vitamin B1 sẽ gây viêm dây thần kinh, nhất là thần kinh thị giác, xuất huyết võng mạc, làm giảm thị lực nhanh chóng… Thiếu niaxin sẽ gây ra rung giật nhãn cầu làm yếu thị giác…
    • Cá, tôm, sò biển, sữa, táo đỏ, rau câu… là thức ăn giàu phốt pho. Phốt pho đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì độ dẻo dai của củng mạc.

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay đổi lối sống như: không làm việc máy tính liên tục trong thời gian dài khiến thị lực của mắt giảm bao gồm: mờ mắt, khô mắt, đau mắt, nhức mỏi mắt, cận thị, loạn thị… hoặc xem tivi quá nhiều, đọc sách nhiều, không đúng tư thế, khoảng cách… sẽ khiến cho mắt gặp phải rất nhiều vấn đề, đặc biệt là bệnh cận thị.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Chế độ ăn cho người bệnh teo dây thần kinh thị giác

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh teo dây thần kinh thị giác

    Teo dây thần kinh thị giác là trình trạng dây thần kinh thị giác bi phá hủy do bất cứ nguyên nhân gì, hạn chế khả năng truyền tải thông tin từ mắt về não. Triệu chứng teo dây thần kinh thị giác thường là: giảm thị lực, giảm khả năng nhận biết màu sắc và đau mắt khi vận động.

    Hậu quả của bệnh gây ra ảnh hưởng đến cả thị lực nhìn xa, thị lực nhìn gần và khả năng nhận biết màu sắc của mắt, cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa nếu không điều trị teo dây thần kinh thị giác. Người lớn tuổi thường bị teo dây thần kinh thị giác do giảm dòng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị.

    Teo dây thần kinh thị giác chiếm khoảng 0,8% trong những nguyên nhân gây mù lòa. Đây không phải là một bệnh mà là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau.

    Chế độ ăn cho người bệnh teo dây thần kinh thị giác- Ảnh 1.

    Teo dây thần kinh thị giác là tình trạng tổn thương chức năng dây thần kinh thị giác gây suy giảm thị lực.

    Mặc dù chế độ ăn uống không thể chữa trị bệnh, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị. Đồng thời, làm giảm triệu chứng và giảm thiểu các vấn đề nghiêm trọng do bệnh gây ra. Việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý cung cấp dinh dưỡng cần thiết và giúp tăng cường sức khỏe, chống chọi lại với bệnh tật.

    2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh teo dây thần kinh thị giác

    • Vitamin A: Thiếu hụt Vitamin A là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thị lực. Loại vitamin này có vai trò quan trọng trong việc duy trì các tế bào cảm giác ánh sáng ở mắt, hay còn được gọi là thụ cảm quang. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ vitamin A, chúng ta có thể bị chứng mù đêm, mắt khô hoặc bệnh mắt nghiêm trọng hơn, tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt.
    • Lutein và zeaxanthin: là các chất chống oxy hoá, hai chất này thường tập trung ở phần trung tâm của võng mạc. Chúng đóng vai trò như một loại kem chống nắng tự nhiên, bảo vệ mắt khỏi tác động có hại từ ánh nắng mặt trời. Ngoài ra các chất này còn giúp hấp thụ ánh sáng xanh (một loại ánh sáng nguy hiểm phát ra từ màn hình điện tử) nguy hiểm với võng mạc.
    Chế độ ăn cho người bệnh teo dây thần kinh thị giác- Ảnh 2.

    Hầu hết những loại rau củ và trái cây có màu đỏ đều rất tốt cho sức khỏe của đôi mắt và cà chua chính là một trong số đó.

    • Vitamin C: Mắt đòi hỏi lượng chất chống oxy hóa cao và nhiều hơn so với những cơ quan khác trong cơ thể. Vitamin C là một  chất chống oxy hóa đặc biệt quan trọng với mắt. Nồng độ vitamin C trong mắt cao hơn nhiều so với nồng độ vitamin C ở bất kỳ chất dịch nào khác trong cơ thể.
    • Vitamin E: thuộc nhóm các chất chống oxy hóa tan trong dầu nhằm bảo vệ axit béo khỏi sự oxy hóa có hại. Do võng mạc tập trung rất nhiều các axit béo nên lượng vitamin E rất cần thiết cho sức khỏe đôi mắt.
    • Axit béo omega-3 chuỗi dài như eicosapentaenoic acid (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) rất quan trọng đối với sức khỏe đôi mắt. DHA được tìm thấy một lượng lớn trong võng mạc, nơi giúp duy trì chức năng của mắt. Acid béo này cũng quan trọng đối với sự phát triển của não và mắt trong thời kỳ sơ sinh. Thiếu hụt DHA có thể dẫn đến suy giảm thị lực, đặc biệt ở trẻ em. Ngoài ra thường xuyên bổ sung omega-3 cũng rất có lợi cho những người bị bệnh khô mắt.
    • Kẽm là một bộ phận cấu thành của nhiều enzyme thiết yếu, bao gồm superoxide dismutase, có chức năng như một chất chống oxy hoá. Kẽm có liên quan đến sự hình thành các sắc tố thị giác trong võng mạc, những người bị thiếu kẽm có thể dẫn đến chứng mù đêm.

    3. Gợi ý những món ăn cho người bệnh teo dây thần kinh thị giác

    Theo dinh dưỡng học hiện đại, những thực phẩm có ích cho thị lực cần chứa nhiều các chất như: vitamin A, beta-caroten, vitamin C, vitamin E, lutein, selenium… Như vậy, để nuôi dưỡng và bảo vệ hoạt động của mắt được tốt và lâu bền, chúng ta nên sử dụng thường xuyên các thực phẩm sau:

    • Gan động vật, sữa bò, sữa cừu, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá… vì đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin A. Cơ thể thiếu vitamin A sẽ sinh ra chứng quáng gà, có khi nặng đến mức không nhìn rõ được khi trời mờ tối. Thiếu vitamin A cũng dẫn đến bệnh khô mắt.
    Chế độ ăn cho người bệnh teo dây thần kinh thị giác- Ảnh 3.

    Các loại đậu, thịt nạc, lạc, gạo lứt… đây là thức ăn giàu vitamin B1 và niacin.

    • Các loại rau cải xanh, cải trắng, rau chân vịt (rau sam), cải dầu, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, táo, khoai lang, bí, đu đủ, đặc biệt là gấc… đây là thực phẩm chứa nhiều caroten. Sau khi ăn, cơ thể hấp thu caroten rồi chuyển hóa thành vitamin A.
    • Các loại đậu, thịt nạc, lạc, gạo lứt (tức gạo bóc vỏ trấu không giã), các loại rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô… Đây là thức ăn giàu vitamin B1 và niacin, nếu thiếu vitamin B1 sẽ gây viêm dây thần kinh, nhất là thần kinh thị giác, xuất huyết võng mạc, làm giảm thị lực nhanh chóng… Thiếu niaxin sẽ gây ra rung giật nhãn cầu làm yếu thị giác…
    • Cá, tôm, sò biển, sữa, táo đỏ, rau câu… là thức ăn giàu phốt pho. Phốt pho đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì độ dẻo dai của củng mạc.

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay đổi lối sống như: không làm việc máy tính liên tục trong thời gian dài khiến thị lực của mắt giảm bao gồm: mờ mắt, khô mắt, đau mắt, nhức mỏi mắt, cận thị, loạn thị… hoặc xem tivi quá nhiều, đọc sách nhiều, không đúng tư thế, khoảng cách… sẽ khiến cho mắt gặp phải rất nhiều vấn đề, đặc biệt là bệnh cận thị.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.