spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Chế độ ăn cho người bị áp xe vú

    spot_img

    Áp xe vú là tình trạng tụ mủ khu trú ở mô vú thường gặp trong thời kỳ hậu sản, đang cho con bú chiếm tỷ lệ 2-3%.

    Ngoài ra, áp xe vú cũng có thể xảy ra ở những người thừa cân, có ngực lớn hoặc vệ sinh cá nhân kém.

    Trong trường hợp hiếm gặp, viêm vú và áp xe vú là dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, áp xe vú phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn.

    Có hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh áp xe vú. Ngoài ra các nguyên nhân khác như vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng gây nên áp xe vú. Áp xe vú không chỉ gây đau, sốt mà áp xe vú còn có biến chứng nguy hiểm khác vì vậy người bệnh không nên chủ quan.

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bị áp xe vú

    Chế độ ăn cho người bị áp xe vú- Ảnh 1.

    Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bị áp xe vú.

    Bị áp xe vú, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề nên ăn gì, không nên ăn gì vì thực phẩm dung nạp mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

    4 chìa khóa dinh dưỡng chính giúp ngăn ngừa áp xe vú hoặc hỗ trợ điều trị là thực phẩm chống viêm, thực phẩm giàu probiotic, thực phẩm giàu prebiotic và kháng sinh tự nhiên.

    Ngoài ra nên bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin C, sắt, hydrat hóa, lecithin…

    2. Các dưỡng chất cần thiết khi bị áp xe vú

    Vitamin C hỗ trợ chữa lành vết thương, giúp bổ sung chất chống oxy hóa trong cơ thể. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bác sĩ cho phép sử dụng chất bổ sung để đảm bảo rằng nó không tương tác với bất kỳ loại thuốc nào đang dùng.

    Để bổ sung vitamin C vào thói quen là ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C hơn, bao gồm: cam, chanh, dứa, ớt chuông đỏ, quả kiwi, bông cải xanh, bắp cải, khoai tây, cà chua… Ngay cả sau khi chữa khỏi hoàn toàn áp xe vú, hãy ăn cam ít nhất 2 đến 3 lần mỗi tuần.

    : Hydrat hóa đầy đủ là điều quan trọng để ngăn chặn các ống dẫn bị tắc. Vì vậy, hãy uống nhiều nước cùng các chất lỏng khác. Đảm bảo uống thêm chất lỏng mỗi khi cho con bú hoặc hút sữa.

    Lượng sắt thấp khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và tắc tuyến sữa. Vì vậy, hãy ăn nhiều rau xanh (rau bina, bông cải xanh, rau muống, các loại đậu, củ cải, đậu lăng), thịt đỏ, gan động vật, cá, socola đen… Với những thực phẩm này nên bổ sung thêm vitamin C để tăng khả năng hấp thu.

    Lecithin đã được chứng minh là có hiệu quả đối với tình trạng tắc tuyến sữa, điều này ngăn ngừa viêm vú. Lecithin được tìm thấy nhiều hơn trong nội tạng, hải sản, trứng, sữa, rau xanh nấu chín, các loại đậu.

    Các nghiên cứu cho thấy men vi sinh rất hữu ích trong điều trị viêm vú. Probiotic cũng đã cho thấy làm giảm sự tái phát.

    3. Thực phẩm nên ăn để nhanh hồi phục khi bị áp xe vú

    Khi bị áp xe vú, người bệnh nên lưu ý bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất cần thiết, ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa vì sẽ giúp ích cho quá trình điều trị, phục hồi sức khỏe.

    Các loại rau xanh, hoa quả tươi

    Chế độ ăn cho người bị áp xe vú- Ảnh 3.

    Rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng.

    Hầu hết rau xanh đều giàu vitamin, chứa chất xơ giúp người bệnh áp xe vú tăng cường sức đề kháng nhanh nhất để chống lại mọi bệnh tật. Những bệnh nhân bị áp xe vú nên thường xuyên ăn các loại hoa quả tươi, rau xanh không chất bảo quản để giúp bổ sung vitamin C, muối khoáng cho cơ thể. Đặc biệt, các loại rau họ cải có tác dụng làm giảm viêm, giảm sưng, ngăn ngừa nhiễm trùng vô cùng hiệu quả do chứa một lượng lớn chất phytoestrogen.

    Các loại thực phẩm giàu omega-3

    Omega 3 với ba loại chủ yếu là EPA, DHA, DPA giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý, mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe. Bệnh nhân bị áp xe vú bổ sung omega 3 qua thực phẩm kết hợp với dùng thuốc điều trị sẽ làm giảm tình trạng sưng viêm và có mủ. Những thực phẩm giàu omega 3 nên dùng gồm các loại cá (cá hồi, cá thu, cá trích, cá cơm, cá mòi, cá ngừ), hạt lanh, quả óc chó, các loại dầu thực vật, các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi.

    Các loại ngũ cốc nguyên hạt

    Các loại ngũ cốc nguyên hạt là một trong những loại thực phẩm mà người bị áp xe vú nên dùng. Trong các loại ngũ cốc chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa rất tốt cho những bệnh nhân đang bị viêm. Theo một số nghiên cứu, người có chế độ ăn uống bổ sung các sản phẩm ngũ cốc nguyên chất thường xuyên sẽ giúp làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm hiệu quả.

    Thực phẩm kháng viêm

    Chế độ ăn cho người bị áp xe vú- Ảnh 4.

    Các loại rau, trái góp phần kháng viêm.

    Loại thực phẩm này sẽ giúp ích cho cơ thể trong quá trình phản ứng viêm. Có một điều cần lưu ý với phụ nữ sau sinh, đang cho con bú là không nên ăn thực phẩm sống. Hệ thống tiêu hóa sau sinh hoạt động chậm chạp và cơ thể cần phục hồi các mô nên người bị áp xe vú cần ăn những thực phẩm hỗ trợ quá trình sửa chữa đó mà không tiêu hao thêm năng lượng. Rau sống khó tiêu hóa hơn, vì vậy hãy đảm bảo những thực phẩm này được nấu chín (như súp, món hầm, món xào) là cách tốt nhất.

    Thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm cảm giác nóng ở vú bao gồm: cá mòi, quả việt quất, nghệ, trà xanh, quả anh đào… Mỗi loại thực phẩm này cũng có những lợi ích khác. Quả anh đào có hàm lượng melatonin cao giúp dễ ngủ. Cá mòi có tất cả các acid béo giúp sửa chữa tế bào, giúp loại bỏ chứng khó chịu. Quả việt quất có nhiều chất chống oxy hóa, cải thiện trí nhớ. Củ nghệ đã được chứng minh là góp phần “chế ngự” các tế bào ung thư còn trà xanh có nhiều vi chất dinh dưỡng như mangan, kẽm, crom.

    Thực phẩm giàu probioctic

    Viêm vú có thể là vấn đề nhiễm trùng do vi khuẩn. Có một số thực phẩm giúp giữ cân bằng vi khuẩn trong ruột, nếu phải dùng một loại men vi sinh mạnh vì bị tắc ống dẫn sữa và không muốn nó chuyển thành bệnh viêm vú, thì men vi sinh dựa trên bào tử có thể giúp ích. Nhưng lưu ý rằng những chất này có tác dụng mạnh nên cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp.

    Thực phẩm giàu Probiotic bao gồm: kombucha, kim chi, dưa cải bắp, kefir, sữa chua và bất kỳ loại rau lên men nào.

    Prebiotic cung cấp cho đường ruột những công cụ cần thiết để nâng cao khả năng miễn dịch. Bằng cách đảm bảo rằng các vi khuẩn đường ruột được nuôi dưỡng, chúng có thể giảm viêm, hỗ trợ hàng rào ruột. Một số thực phẩm prebiotic là: tỏi, măng tây, hành, chuối xanh, táo, rong biển…

    Rong biển cực kỳ hiệu quả trong chế độ ăn cho người điều trị bệnh viêm vú, rong biển giàu vi chất dinh dưỡng – đặc biệt là iốt và là siêu thực phẩm giúp phục hồi sau sinh.

    Kháng sinh tự nhiên

    Thông thường những lựa chọn thay thế tự nhiên này có tác dụng nhưng chậm. Thuốc kháng sinh dược phẩm có tác dụng nhanh chóng nhưng chúng loại bỏ vi khuẩn có lợi cùng với vi khuẩn có hại.

    Một điều quan trọng không kém việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi là loại bỏ những thực phẩm gây căng thẳng cho cơ thể, ức chế hệ thống miễn dịch như thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều đường, dầu thực vật bị oxy hóa (như dầu hạt cải)… Nếu không loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng sẽ ảnh hường đến kết quả điều trị áp xe vú.

    Loại kháng sinh tự nhiên như hành, tỏi có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau và viêm, điều này giúp chữa bệnh áp xe vú. Bạn nên ăn sống để có được lợi ích tối đa vì nấu chín dễ phá hủy những đặc tính này trong hành và tỏi. Tuy nhiên cũng cần lưu ý với mẹ cho con bú, bởi vì mùi hành, tỏi vào sữa có thể khiến trẻ bỏ bú mẹ.

    4. Thực phẩm nên tránh khi bị áp xe vú

    Để hạn chế áp xe vú càng nặng hơn, người bệnh nên kiêng một số nhóm thức ăn sau vì các thực phẩm này không tốt cho bệnh áp xe vú:

    Chế độ ăn cho người bị áp xe vú- Ảnh 5.

    Người bị áp xe vú không nên ăn thực phẩm chiên rán, nướng nhiều dầu mỡ.

    Thực tế, tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn khi ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ vì chứa lượng chất béo cao. Một số loại thực phẩm nhiều dầu mỡ nên kiêng như:

    Đồ chiên, xào, đồ nướng là loại thức ăn chứa rất nhiều chất béo do phải sử dụng nhiều dầu mỡ trong quá trình chế biến, đặc biệt là những loại dầu thừa được dùng để chiên đi chiên lại.

    Đồ ăn nhanh sẽ gây nên tình trạng dư thừa chất béo không tốt cho cơ thể nếu thường xuyên ăn những thức ăn này.

    Nếu ăn thực phẩm này nhiều sẽ tích tụ độc tố trong cơ thể làm suy yếu các tế bào, ảnh hưởng khả năng miễn dịch chống lại các loại vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, đồ hộp, đồ đóng gói còn chứa hàm lượng muối cao, các chất bảo quản thực phẩm không tốt cho những người bị áp xe vú nếu ăn nhiều.

    Người bị áp xe vú không nên lạm dụng các thực phẩm quá nhiều đường như bánh kẹo ngọt, sirô,… Nạp quá nhiều lượng đường vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khiến bệnh nhân áp xe vú hồi phục chậm hơn. Thậm chí dùng thực phẩm chứa đường thường xuyên, lâu dài còn làm tình trạng áp xe vú trở nên nghiêm trọng hơn, dễ tái phát nhiều lần và có nguy cơ hình thành khối u ở vú.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Chế độ ăn cho người bị áp xe vú

    Áp xe vú là tình trạng tụ mủ khu trú ở mô vú thường gặp trong thời kỳ hậu sản, đang cho con bú chiếm tỷ lệ 2-3%.

    Ngoài ra, áp xe vú cũng có thể xảy ra ở những người thừa cân, có ngực lớn hoặc vệ sinh cá nhân kém.

    Trong trường hợp hiếm gặp, viêm vú và áp xe vú là dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, áp xe vú phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn.

    Có hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh áp xe vú. Ngoài ra các nguyên nhân khác như vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng gây nên áp xe vú. Áp xe vú không chỉ gây đau, sốt mà áp xe vú còn có biến chứng nguy hiểm khác vì vậy người bệnh không nên chủ quan.

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bị áp xe vú

    Chế độ ăn cho người bị áp xe vú- Ảnh 1.

    Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bị áp xe vú.

    Bị áp xe vú, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề nên ăn gì, không nên ăn gì vì thực phẩm dung nạp mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

    4 chìa khóa dinh dưỡng chính giúp ngăn ngừa áp xe vú hoặc hỗ trợ điều trị là thực phẩm chống viêm, thực phẩm giàu probiotic, thực phẩm giàu prebiotic và kháng sinh tự nhiên.

    Ngoài ra nên bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin C, sắt, hydrat hóa, lecithin…

    2. Các dưỡng chất cần thiết khi bị áp xe vú

    Vitamin C hỗ trợ chữa lành vết thương, giúp bổ sung chất chống oxy hóa trong cơ thể. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bác sĩ cho phép sử dụng chất bổ sung để đảm bảo rằng nó không tương tác với bất kỳ loại thuốc nào đang dùng.

    Để bổ sung vitamin C vào thói quen là ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C hơn, bao gồm: cam, chanh, dứa, ớt chuông đỏ, quả kiwi, bông cải xanh, bắp cải, khoai tây, cà chua… Ngay cả sau khi chữa khỏi hoàn toàn áp xe vú, hãy ăn cam ít nhất 2 đến 3 lần mỗi tuần.

    : Hydrat hóa đầy đủ là điều quan trọng để ngăn chặn các ống dẫn bị tắc. Vì vậy, hãy uống nhiều nước cùng các chất lỏng khác. Đảm bảo uống thêm chất lỏng mỗi khi cho con bú hoặc hút sữa.

    Lượng sắt thấp khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và tắc tuyến sữa. Vì vậy, hãy ăn nhiều rau xanh (rau bina, bông cải xanh, rau muống, các loại đậu, củ cải, đậu lăng), thịt đỏ, gan động vật, cá, socola đen… Với những thực phẩm này nên bổ sung thêm vitamin C để tăng khả năng hấp thu.

    Lecithin đã được chứng minh là có hiệu quả đối với tình trạng tắc tuyến sữa, điều này ngăn ngừa viêm vú. Lecithin được tìm thấy nhiều hơn trong nội tạng, hải sản, trứng, sữa, rau xanh nấu chín, các loại đậu.

    Các nghiên cứu cho thấy men vi sinh rất hữu ích trong điều trị viêm vú. Probiotic cũng đã cho thấy làm giảm sự tái phát.

    3. Thực phẩm nên ăn để nhanh hồi phục khi bị áp xe vú

    Khi bị áp xe vú, người bệnh nên lưu ý bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất cần thiết, ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa vì sẽ giúp ích cho quá trình điều trị, phục hồi sức khỏe.

    Các loại rau xanh, hoa quả tươi

    Chế độ ăn cho người bị áp xe vú- Ảnh 3.

    Rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng.

    Hầu hết rau xanh đều giàu vitamin, chứa chất xơ giúp người bệnh áp xe vú tăng cường sức đề kháng nhanh nhất để chống lại mọi bệnh tật. Những bệnh nhân bị áp xe vú nên thường xuyên ăn các loại hoa quả tươi, rau xanh không chất bảo quản để giúp bổ sung vitamin C, muối khoáng cho cơ thể. Đặc biệt, các loại rau họ cải có tác dụng làm giảm viêm, giảm sưng, ngăn ngừa nhiễm trùng vô cùng hiệu quả do chứa một lượng lớn chất phytoestrogen.

    Các loại thực phẩm giàu omega-3

    Omega 3 với ba loại chủ yếu là EPA, DHA, DPA giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý, mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe. Bệnh nhân bị áp xe vú bổ sung omega 3 qua thực phẩm kết hợp với dùng thuốc điều trị sẽ làm giảm tình trạng sưng viêm và có mủ. Những thực phẩm giàu omega 3 nên dùng gồm các loại cá (cá hồi, cá thu, cá trích, cá cơm, cá mòi, cá ngừ), hạt lanh, quả óc chó, các loại dầu thực vật, các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi.

    Các loại ngũ cốc nguyên hạt

    Các loại ngũ cốc nguyên hạt là một trong những loại thực phẩm mà người bị áp xe vú nên dùng. Trong các loại ngũ cốc chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa rất tốt cho những bệnh nhân đang bị viêm. Theo một số nghiên cứu, người có chế độ ăn uống bổ sung các sản phẩm ngũ cốc nguyên chất thường xuyên sẽ giúp làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm hiệu quả.

    Thực phẩm kháng viêm

    Chế độ ăn cho người bị áp xe vú- Ảnh 4.

    Các loại rau, trái góp phần kháng viêm.

    Loại thực phẩm này sẽ giúp ích cho cơ thể trong quá trình phản ứng viêm. Có một điều cần lưu ý với phụ nữ sau sinh, đang cho con bú là không nên ăn thực phẩm sống. Hệ thống tiêu hóa sau sinh hoạt động chậm chạp và cơ thể cần phục hồi các mô nên người bị áp xe vú cần ăn những thực phẩm hỗ trợ quá trình sửa chữa đó mà không tiêu hao thêm năng lượng. Rau sống khó tiêu hóa hơn, vì vậy hãy đảm bảo những thực phẩm này được nấu chín (như súp, món hầm, món xào) là cách tốt nhất.

    Thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm cảm giác nóng ở vú bao gồm: cá mòi, quả việt quất, nghệ, trà xanh, quả anh đào… Mỗi loại thực phẩm này cũng có những lợi ích khác. Quả anh đào có hàm lượng melatonin cao giúp dễ ngủ. Cá mòi có tất cả các acid béo giúp sửa chữa tế bào, giúp loại bỏ chứng khó chịu. Quả việt quất có nhiều chất chống oxy hóa, cải thiện trí nhớ. Củ nghệ đã được chứng minh là góp phần “chế ngự” các tế bào ung thư còn trà xanh có nhiều vi chất dinh dưỡng như mangan, kẽm, crom.

    Thực phẩm giàu probioctic

    Viêm vú có thể là vấn đề nhiễm trùng do vi khuẩn. Có một số thực phẩm giúp giữ cân bằng vi khuẩn trong ruột, nếu phải dùng một loại men vi sinh mạnh vì bị tắc ống dẫn sữa và không muốn nó chuyển thành bệnh viêm vú, thì men vi sinh dựa trên bào tử có thể giúp ích. Nhưng lưu ý rằng những chất này có tác dụng mạnh nên cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp.

    Thực phẩm giàu Probiotic bao gồm: kombucha, kim chi, dưa cải bắp, kefir, sữa chua và bất kỳ loại rau lên men nào.

    Prebiotic cung cấp cho đường ruột những công cụ cần thiết để nâng cao khả năng miễn dịch. Bằng cách đảm bảo rằng các vi khuẩn đường ruột được nuôi dưỡng, chúng có thể giảm viêm, hỗ trợ hàng rào ruột. Một số thực phẩm prebiotic là: tỏi, măng tây, hành, chuối xanh, táo, rong biển…

    Rong biển cực kỳ hiệu quả trong chế độ ăn cho người điều trị bệnh viêm vú, rong biển giàu vi chất dinh dưỡng – đặc biệt là iốt và là siêu thực phẩm giúp phục hồi sau sinh.

    Kháng sinh tự nhiên

    Thông thường những lựa chọn thay thế tự nhiên này có tác dụng nhưng chậm. Thuốc kháng sinh dược phẩm có tác dụng nhanh chóng nhưng chúng loại bỏ vi khuẩn có lợi cùng với vi khuẩn có hại.

    Một điều quan trọng không kém việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi là loại bỏ những thực phẩm gây căng thẳng cho cơ thể, ức chế hệ thống miễn dịch như thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều đường, dầu thực vật bị oxy hóa (như dầu hạt cải)… Nếu không loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng sẽ ảnh hường đến kết quả điều trị áp xe vú.

    Loại kháng sinh tự nhiên như hành, tỏi có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau và viêm, điều này giúp chữa bệnh áp xe vú. Bạn nên ăn sống để có được lợi ích tối đa vì nấu chín dễ phá hủy những đặc tính này trong hành và tỏi. Tuy nhiên cũng cần lưu ý với mẹ cho con bú, bởi vì mùi hành, tỏi vào sữa có thể khiến trẻ bỏ bú mẹ.

    4. Thực phẩm nên tránh khi bị áp xe vú

    Để hạn chế áp xe vú càng nặng hơn, người bệnh nên kiêng một số nhóm thức ăn sau vì các thực phẩm này không tốt cho bệnh áp xe vú:

    Chế độ ăn cho người bị áp xe vú- Ảnh 5.

    Người bị áp xe vú không nên ăn thực phẩm chiên rán, nướng nhiều dầu mỡ.

    Thực tế, tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn khi ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ vì chứa lượng chất béo cao. Một số loại thực phẩm nhiều dầu mỡ nên kiêng như:

    Đồ chiên, xào, đồ nướng là loại thức ăn chứa rất nhiều chất béo do phải sử dụng nhiều dầu mỡ trong quá trình chế biến, đặc biệt là những loại dầu thừa được dùng để chiên đi chiên lại.

    Đồ ăn nhanh sẽ gây nên tình trạng dư thừa chất béo không tốt cho cơ thể nếu thường xuyên ăn những thức ăn này.

    Nếu ăn thực phẩm này nhiều sẽ tích tụ độc tố trong cơ thể làm suy yếu các tế bào, ảnh hưởng khả năng miễn dịch chống lại các loại vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, đồ hộp, đồ đóng gói còn chứa hàm lượng muối cao, các chất bảo quản thực phẩm không tốt cho những người bị áp xe vú nếu ăn nhiều.

    Người bị áp xe vú không nên lạm dụng các thực phẩm quá nhiều đường như bánh kẹo ngọt, sirô,… Nạp quá nhiều lượng đường vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khiến bệnh nhân áp xe vú hồi phục chậm hơn. Thậm chí dùng thực phẩm chứa đường thường xuyên, lâu dài còn làm tình trạng áp xe vú trở nên nghiêm trọng hơn, dễ tái phát nhiều lần và có nguy cơ hình thành khối u ở vú.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!