spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Chế độ ăn cho người mắc bệnh trĩ, nên ăn gì để tốt cho quá trình điều trị?

    spot_img

    Theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, bệnh trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở nước ta. Bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa, phổ biến ở độ tuổi 30 và những người làm việc văn phòng.

    Việc hiểu đúng về bệnh trĩ sẽ giúp người dân biết cách phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả từ đó tránh được các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc gây tốn kém tiền bạc.

    ThS.BS Trần Thanh Tùng (Phó trưởng khoa ngoại tổng hợp – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ) cho biết, bệnh trĩ là tình trạng bệnh lý xuất hiện do sự giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng. Từ đó gây sưng tấy, đau, hay chảy máu hậu môn, đặc biệt sau mỗi lần đại tiện.

    Bệnh trĩ có 3 triệu chứng thường gặp nhất là chảy máu khi đại tiện, khối trĩ sa hậu môn và đau vùng hậu môn.

    Chế độ ăn cho người mắc bệnh trĩ, nên ăn gì để tốt cho quá trình điều trị?- Ảnh 2.

    Theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, bệnh trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở nước ta.

    Nguyên nhân gây bệnh trĩ

    Những thói quen hoặc tác động hàng ngày làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, đó là:

    – Thói quen ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động, mang vác nặng.

    – Táo bón kéo dài: Táo bón, tức là phân khô cứng gây khó đi cầu. Khi đó phải rặn nhiều gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ kéo dài, đồng thời làm cho cơ vòng thắt hậu môn cũng giãn ra theo, dẫn tới bệnh trĩ.

    – Thói quen ăn uống thiếu chất xơ, nhiều đồ cay nóng như rượu, bia, ớt hạt tiêu… gây táo bón và giãn phình tĩnh mạch trĩ (thấp nhiệt) và dẫn tới bệnh trĩ.

    – Một số thói quen vô tình mỗi ngày như ngồi xổm, rặn khi đi cầu, quan hệ đồng tính nam…

    – Một số người mắc bệnh toàn thân như rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp (hen phế quản, viêm phế quản, giãn phế quản)… Theo Đông y, các bệnh này đều gây khí yếu và dẫn tới bệnh trĩ.

    – Phụ nữ mang thai và sau sinh đẻ: Khi có thai thì dễ bị táo bón, sức khỏe yếu hơn, đồng nghĩa là hệ thống tĩnh mạch cũng yếu hơn.

    Đồng thời, thai càng lớn sẽ càng chèn ép, gây cản trở lưu thông máu trở về tĩnh mạch chủ dưới. Hai yếu tố này làm gia tăng bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai. Khi sinh đẻ tự nhiên, động tác rặn đưa thai ra ngoài sẽ vô tình gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ quá mức cũng làm nặng thêm bệnh trĩ.

    ThS.BS Trần Thanh Tùng cho hay, ngoài điều chỉnh chế độ làm việc, sinh hoạt, bệnh trĩ có thể điều trị bằng chế độ ăn uống.

    Tầm quan trọng của thực phẩm đối với người bị bệnh trĩ

    Bệnh trĩ là một hiện tượng phổ biến, thường liên quan đến đặc điểm của phân và mức độ dễ dàng đi tiêu của người bệnh. Trong khi đó, thực phẩm và chất lỏng tiêu thụ lại giúp xác định tính chất của phân.

    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, thực phẩm và đồ uống được tiêu thụ thường xuyên có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và quyết định loại phân của mỗi người. Trong khi đó, bệnh trĩ lại thường có liên quan đến tính chất của phân.

    Theo đó, một trong những yếu tố quan trọng của việc kiểm soát hoặc ngăn ngừa trĩ liên quan đến chế độ ăn uống là tuân theo một kế hoạch dinh dưỡng cân bằng, bao gồm thực phẩm giàu chất xơ để giúp cho phân mềm và dễ đi tiêu. Vì vậy, đối với hầu hết mọi người nên bổ sung từ 25-30g chất xơ mỗi ngày và hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây bất lợi cho tiêu hóa.

    Chế độ ăn cho người mắc bệnh trĩ, nên ăn gì để tốt cho quá trình điều trị?- Ảnh 4.

    Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giàu chất xơ có thể giúp người bệnh trĩ cải thiện chứng bệnh.

    Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp:

    – Chất xơ trong thực phẩm giúp hút nước, làm mềm phân, giảm táo bón.

    – Chất xơ giúp phân di chuyển dễ dàng, giảm áp lực lên búi trĩ, hạn chế tình trạng chảy máu.

    – Cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp vết thương mau lành, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa biến chứng đối với những người bị trĩ cần phẫu thuật.

    – Một số thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng giảm viêm, giảm sưng, giảm đau rát, ngứa ngáy do trĩ gây ra.

    Theo PGS.TS. Nguyễn Cảnh Bình (Khoa điều trị bệnh Ống tiêu hóa, Viện điều trị các bệnh Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), bên cạnh các phương pháp điều trị trĩ, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để kiểm soát bệnh.

    Đặc biệt, nếu nguyên nhân chính của bệnh trĩ do táo bón, thì phương pháp điều trị đầu tiên thường là làm mềm và điều hòa phân. Các triệu chứng của bệnh trĩ thường có thể thuyên giảm khi thay đổi chế độ ăn uống, điều chỉnh lối sống. Một chế độ ăn giàu chất xơ, bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt… giúp làm mềm phân. Bác sĩ cũng sẽ khuyên người bệnh trĩ tăng cường tiêu thụ nước và tập thể dục thường xuyên để tránh táo bón.

    Khi có dấu hiệu bị trĩ nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Trong nhiều trường hợp phát hiện sớm, biện pháp khắc phục tại nhà cũng giúp kiểm soát bệnh trĩ. Đối với một số người, cần có các phương pháp điều trị y tế.

    Người bị bệnh trĩ nên ăn gì, uống gì để cải thiện chứng bệnh?

    Uống nhiều nước

    Người bị trĩ cần uống nhiều nước trong mọi trường hợp (nước giải khát, bữa ăn có nhiều canh) vì nước có tác dụng làm mềm phân.

    Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, các loại nước ép… Ngoài ra, bệnh nhân bị trĩ nên ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.

    Ăn thực phẩm giàu chất xơ

    Bệnh nhân mắc bệnh trĩ nên ăn tăng cường thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn. Vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm mềm phân.

    Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: Đậu phụ, ngũ cốc xay, rau củ quả tươi…

    Chế độ ăn cho người mắc bệnh trĩ, nên ăn gì để tốt cho quá trình điều trị?- Ảnh 6.

    Nhiều loại củ quả nhuận tràng rất tốt cho người mắc bệnh trĩ.

    Sử dụng thực phẩm nhuận tràng

    Các loại rau nhuận tràng tốt như: Rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền… đều rất tốt cho người bị bệnh trĩ ngoại.

    Một số loại củ quả như: Chuối, dưa hấu, táo, khoai lang…

    Người mắc trĩ cũng nên sử dụng mật ong vì mật ong cũng có tác dụng nhuận tràng.

    Các loại rau quả đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp, bơ, thanh long, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, rau má… cũng rất có lợi cho người bị bệnh trĩ.

    Gừng, tỏi, củ hành giúp phân hủy fibri, hạn chế thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần chú ý là dư thừa chất này có thể gây nên viêm ở động và tĩnh mạch, nhất là khu vực hậu môn.

    Bổ sung sắt cho cơ thể

    Bổ sung sắt cho cơ thể là điều thiết yếu người bệnh trĩ nên làm. Do các bệnh nhân bị trĩ thường rất dễ có tình trạng thiếu máu. Chất sắt sẽ là trợ thủ đắc lực giải quyết vấn đề này, bổ sung máu cho cơ thể người bệnh.

    Các loại thực phẩm giàu chất sắt như: Gan gà, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, cá ngừ, cua…

    Thực phẩm chứa nhiều magie

    Magie là một khoáng chất không thể thiếu cho cơ thể có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón. Những thực phẩm giàu magie như: Hạt điều, nho khô, đậu nành, bột yến mạch… có chứa nhiều magie.

    Các loại dầu tốt cho bệnh trĩ

    Người bị bệnh trĩ nên thay thế dầu ăn thông thường bằng dầu oliu và dầu lanh. Dùng dầu ô liu, dầu lanh và giấm táo trong món rau trộn. Ngoài ra, người bị bệnh trĩ nên bổ sung dầu cá (theo theo tham vấn của bác sĩ). Đây là một trong những loại dầu quan trọng nhất cần dùng thường xuyên.

    Collagen

    Thiếu Collagen mô đệm ống hậu môn làm mất tính chất đàn hồi gây ra giãn mạch máu và dây chằng treo trĩ dẫn đến bệnh trĩ. Do vậy, bổ sung collagen có thể giúp làm giảm tình trạng của trĩ. Các thực phẩm giàu collagen như: cá hồi, cá ngừ, da heo, lòng trắng trứng gà. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung collagen từ nguồn thực phẩm bổ sung dạng viên hoặc dạng nước.

    Những thực phẩm người bị bệnh trĩ nên hạn chế ăn?

    Thực phẩm nhiều đạm

    Ăn thực phẩm giàu đạm như thịt, các loại đậu, trứng… có thể kích thích sản sinh quá mức chất bài tiết trong đường ruột gây kích ứng cho búi trĩ. Tiêu thụ quá mức thức ăn giàu đạm có thể gây táo bón, làm tăng áp lực trong hậu môn và làm trầm trọng thêm triệu chứng của trĩ như đau, chảy máu và phình to búi trĩ.

    Chế độ ăn cho người mắc bệnh trĩ, nên ăn gì để tốt cho quá trình điều trị?- Ảnh 8.

    Ăn quá mức thực phẩm giàu đạm như thịt, các loại đậu, trứng… có thể kích thích sản sinh quá mức chất bài tiết không tốt cho người bị bệnh trĩ.

    Ngũ cốc tinh chế (bột mì trắng)

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn không đủ chất xơ đặc biệt là ngũ cốc tinh chế như bột mì trắng có thể khiến người bị bệnh trĩ chảy máu trĩ liên tục. Bởi vì thực phẩm ít chất xơ tạo ra phân cứng và dày, khó đi đại tiện nếu không rặn.

    Do đó, người bị trĩ nên tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa bột mì trắng như: Bánh mì trắng và bánh mì tròn, mì ống không nguyên hạt, vỏ pizza, các loại bánh như bánh ngọt, bánh nướng xốp và bánh nướng, thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì.

    Thực phẩm giàu chất béo

    Chất béo thường mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn các loại chất dinh dưỡng khác, vì vậy người bị trĩ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc chất béo có thể làm viêm trong thành ruột, không tốt cho hệ tiêu hoá. Vấn đề này có thể sẽ làm trầm trọng thêm bệnh trĩ hiện có.

    Muối

    Tiêu thụ lượng muối quá nhiều, trên 5g mỗi ngày có thể làm chậm hệ thống tiêu hóa, khiến cho đường ruột tổn thương. Ngoài ra, muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.

    Thực phẩm chế biến sẵn

    Thực phẩm chế biến sẵn thường không tốt cho người bệnh trĩ vì không chứa bất kỳ chất xơ nào. Các loại thực phẩm chế biến sẵn gồm: Thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội, thịt ướp muối…

    Vì thế người bị trĩ nên nên tránh xa các thực phẩm này trong thời gian phát bệnh.

    Nước ngọt có gas

    Bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ nội có thể gây viêm, làm thay đổi và cản trở hoạt động của nhu động ruột. Từ đó dẫn đến tình trạng đau, chướng bụng và đầy hơi. Khi mắc bệnh trĩ, không nên tiêu thụ nước ngọt có gas vì chúng có thể khiến đường tiêu hóa của người bệnh trở nên không thoải mái và tình trạng đau, chướng bụng trầm trọng hơn.

    Đồ ăn cay nóng

    Người bệnh trĩ nên hạn chế các loại đồ ăn tẩm ướp nhiều loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, riềng, quế… Vì tính cay nóng của đồ ăn làm kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột. Gây tình trạng nóng trong, táo bón. Từ đó, dẫn đến đau rát hậu môn, bệnh trĩ trở nặng hơn.

    Các chất kích thích

    Các đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê…. làm tăng áp lực cho thành ruột, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Chế độ ăn cho người mắc bệnh trĩ, nên ăn gì để tốt cho quá trình điều trị?

    Theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, bệnh trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở nước ta. Bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa, phổ biến ở độ tuổi 30 và những người làm việc văn phòng.

    Việc hiểu đúng về bệnh trĩ sẽ giúp người dân biết cách phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả từ đó tránh được các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc gây tốn kém tiền bạc.

    ThS.BS Trần Thanh Tùng (Phó trưởng khoa ngoại tổng hợp – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ) cho biết, bệnh trĩ là tình trạng bệnh lý xuất hiện do sự giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng. Từ đó gây sưng tấy, đau, hay chảy máu hậu môn, đặc biệt sau mỗi lần đại tiện.

    Bệnh trĩ có 3 triệu chứng thường gặp nhất là chảy máu khi đại tiện, khối trĩ sa hậu môn và đau vùng hậu môn.

    Chế độ ăn cho người mắc bệnh trĩ, nên ăn gì để tốt cho quá trình điều trị?- Ảnh 2.

    Theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, bệnh trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở nước ta.

    Nguyên nhân gây bệnh trĩ

    Những thói quen hoặc tác động hàng ngày làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, đó là:

    – Thói quen ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động, mang vác nặng.

    – Táo bón kéo dài: Táo bón, tức là phân khô cứng gây khó đi cầu. Khi đó phải rặn nhiều gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ kéo dài, đồng thời làm cho cơ vòng thắt hậu môn cũng giãn ra theo, dẫn tới bệnh trĩ.

    – Thói quen ăn uống thiếu chất xơ, nhiều đồ cay nóng như rượu, bia, ớt hạt tiêu… gây táo bón và giãn phình tĩnh mạch trĩ (thấp nhiệt) và dẫn tới bệnh trĩ.

    – Một số thói quen vô tình mỗi ngày như ngồi xổm, rặn khi đi cầu, quan hệ đồng tính nam…

    – Một số người mắc bệnh toàn thân như rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp (hen phế quản, viêm phế quản, giãn phế quản)… Theo Đông y, các bệnh này đều gây khí yếu và dẫn tới bệnh trĩ.

    – Phụ nữ mang thai và sau sinh đẻ: Khi có thai thì dễ bị táo bón, sức khỏe yếu hơn, đồng nghĩa là hệ thống tĩnh mạch cũng yếu hơn.

    Đồng thời, thai càng lớn sẽ càng chèn ép, gây cản trở lưu thông máu trở về tĩnh mạch chủ dưới. Hai yếu tố này làm gia tăng bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai. Khi sinh đẻ tự nhiên, động tác rặn đưa thai ra ngoài sẽ vô tình gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ quá mức cũng làm nặng thêm bệnh trĩ.

    ThS.BS Trần Thanh Tùng cho hay, ngoài điều chỉnh chế độ làm việc, sinh hoạt, bệnh trĩ có thể điều trị bằng chế độ ăn uống.

    Tầm quan trọng của thực phẩm đối với người bị bệnh trĩ

    Bệnh trĩ là một hiện tượng phổ biến, thường liên quan đến đặc điểm của phân và mức độ dễ dàng đi tiêu của người bệnh. Trong khi đó, thực phẩm và chất lỏng tiêu thụ lại giúp xác định tính chất của phân.

    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, thực phẩm và đồ uống được tiêu thụ thường xuyên có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và quyết định loại phân của mỗi người. Trong khi đó, bệnh trĩ lại thường có liên quan đến tính chất của phân.

    Theo đó, một trong những yếu tố quan trọng của việc kiểm soát hoặc ngăn ngừa trĩ liên quan đến chế độ ăn uống là tuân theo một kế hoạch dinh dưỡng cân bằng, bao gồm thực phẩm giàu chất xơ để giúp cho phân mềm và dễ đi tiêu. Vì vậy, đối với hầu hết mọi người nên bổ sung từ 25-30g chất xơ mỗi ngày và hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây bất lợi cho tiêu hóa.

    Chế độ ăn cho người mắc bệnh trĩ, nên ăn gì để tốt cho quá trình điều trị?- Ảnh 4.

    Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giàu chất xơ có thể giúp người bệnh trĩ cải thiện chứng bệnh.

    Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp:

    – Chất xơ trong thực phẩm giúp hút nước, làm mềm phân, giảm táo bón.

    – Chất xơ giúp phân di chuyển dễ dàng, giảm áp lực lên búi trĩ, hạn chế tình trạng chảy máu.

    – Cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp vết thương mau lành, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa biến chứng đối với những người bị trĩ cần phẫu thuật.

    – Một số thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng giảm viêm, giảm sưng, giảm đau rát, ngứa ngáy do trĩ gây ra.

    Theo PGS.TS. Nguyễn Cảnh Bình (Khoa điều trị bệnh Ống tiêu hóa, Viện điều trị các bệnh Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), bên cạnh các phương pháp điều trị trĩ, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để kiểm soát bệnh.

    Đặc biệt, nếu nguyên nhân chính của bệnh trĩ do táo bón, thì phương pháp điều trị đầu tiên thường là làm mềm và điều hòa phân. Các triệu chứng của bệnh trĩ thường có thể thuyên giảm khi thay đổi chế độ ăn uống, điều chỉnh lối sống. Một chế độ ăn giàu chất xơ, bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt… giúp làm mềm phân. Bác sĩ cũng sẽ khuyên người bệnh trĩ tăng cường tiêu thụ nước và tập thể dục thường xuyên để tránh táo bón.

    Khi có dấu hiệu bị trĩ nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Trong nhiều trường hợp phát hiện sớm, biện pháp khắc phục tại nhà cũng giúp kiểm soát bệnh trĩ. Đối với một số người, cần có các phương pháp điều trị y tế.

    Người bị bệnh trĩ nên ăn gì, uống gì để cải thiện chứng bệnh?

    Uống nhiều nước

    Người bị trĩ cần uống nhiều nước trong mọi trường hợp (nước giải khát, bữa ăn có nhiều canh) vì nước có tác dụng làm mềm phân.

    Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, các loại nước ép… Ngoài ra, bệnh nhân bị trĩ nên ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.

    Ăn thực phẩm giàu chất xơ

    Bệnh nhân mắc bệnh trĩ nên ăn tăng cường thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn. Vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm mềm phân.

    Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: Đậu phụ, ngũ cốc xay, rau củ quả tươi…

    Chế độ ăn cho người mắc bệnh trĩ, nên ăn gì để tốt cho quá trình điều trị?- Ảnh 6.

    Nhiều loại củ quả nhuận tràng rất tốt cho người mắc bệnh trĩ.

    Sử dụng thực phẩm nhuận tràng

    Các loại rau nhuận tràng tốt như: Rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền… đều rất tốt cho người bị bệnh trĩ ngoại.

    Một số loại củ quả như: Chuối, dưa hấu, táo, khoai lang…

    Người mắc trĩ cũng nên sử dụng mật ong vì mật ong cũng có tác dụng nhuận tràng.

    Các loại rau quả đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp, bơ, thanh long, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, rau má… cũng rất có lợi cho người bị bệnh trĩ.

    Gừng, tỏi, củ hành giúp phân hủy fibri, hạn chế thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần chú ý là dư thừa chất này có thể gây nên viêm ở động và tĩnh mạch, nhất là khu vực hậu môn.

    Bổ sung sắt cho cơ thể

    Bổ sung sắt cho cơ thể là điều thiết yếu người bệnh trĩ nên làm. Do các bệnh nhân bị trĩ thường rất dễ có tình trạng thiếu máu. Chất sắt sẽ là trợ thủ đắc lực giải quyết vấn đề này, bổ sung máu cho cơ thể người bệnh.

    Các loại thực phẩm giàu chất sắt như: Gan gà, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, cá ngừ, cua…

    Thực phẩm chứa nhiều magie

    Magie là một khoáng chất không thể thiếu cho cơ thể có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón. Những thực phẩm giàu magie như: Hạt điều, nho khô, đậu nành, bột yến mạch… có chứa nhiều magie.

    Các loại dầu tốt cho bệnh trĩ

    Người bị bệnh trĩ nên thay thế dầu ăn thông thường bằng dầu oliu và dầu lanh. Dùng dầu ô liu, dầu lanh và giấm táo trong món rau trộn. Ngoài ra, người bị bệnh trĩ nên bổ sung dầu cá (theo theo tham vấn của bác sĩ). Đây là một trong những loại dầu quan trọng nhất cần dùng thường xuyên.

    Collagen

    Thiếu Collagen mô đệm ống hậu môn làm mất tính chất đàn hồi gây ra giãn mạch máu và dây chằng treo trĩ dẫn đến bệnh trĩ. Do vậy, bổ sung collagen có thể giúp làm giảm tình trạng của trĩ. Các thực phẩm giàu collagen như: cá hồi, cá ngừ, da heo, lòng trắng trứng gà. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung collagen từ nguồn thực phẩm bổ sung dạng viên hoặc dạng nước.

    Những thực phẩm người bị bệnh trĩ nên hạn chế ăn?

    Thực phẩm nhiều đạm

    Ăn thực phẩm giàu đạm như thịt, các loại đậu, trứng… có thể kích thích sản sinh quá mức chất bài tiết trong đường ruột gây kích ứng cho búi trĩ. Tiêu thụ quá mức thức ăn giàu đạm có thể gây táo bón, làm tăng áp lực trong hậu môn và làm trầm trọng thêm triệu chứng của trĩ như đau, chảy máu và phình to búi trĩ.

    Chế độ ăn cho người mắc bệnh trĩ, nên ăn gì để tốt cho quá trình điều trị?- Ảnh 8.

    Ăn quá mức thực phẩm giàu đạm như thịt, các loại đậu, trứng… có thể kích thích sản sinh quá mức chất bài tiết không tốt cho người bị bệnh trĩ.

    Ngũ cốc tinh chế (bột mì trắng)

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn không đủ chất xơ đặc biệt là ngũ cốc tinh chế như bột mì trắng có thể khiến người bị bệnh trĩ chảy máu trĩ liên tục. Bởi vì thực phẩm ít chất xơ tạo ra phân cứng và dày, khó đi đại tiện nếu không rặn.

    Do đó, người bị trĩ nên tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa bột mì trắng như: Bánh mì trắng và bánh mì tròn, mì ống không nguyên hạt, vỏ pizza, các loại bánh như bánh ngọt, bánh nướng xốp và bánh nướng, thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì.

    Thực phẩm giàu chất béo

    Chất béo thường mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn các loại chất dinh dưỡng khác, vì vậy người bị trĩ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc chất béo có thể làm viêm trong thành ruột, không tốt cho hệ tiêu hoá. Vấn đề này có thể sẽ làm trầm trọng thêm bệnh trĩ hiện có.

    Muối

    Tiêu thụ lượng muối quá nhiều, trên 5g mỗi ngày có thể làm chậm hệ thống tiêu hóa, khiến cho đường ruột tổn thương. Ngoài ra, muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.

    Thực phẩm chế biến sẵn

    Thực phẩm chế biến sẵn thường không tốt cho người bệnh trĩ vì không chứa bất kỳ chất xơ nào. Các loại thực phẩm chế biến sẵn gồm: Thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội, thịt ướp muối…

    Vì thế người bị trĩ nên nên tránh xa các thực phẩm này trong thời gian phát bệnh.

    Nước ngọt có gas

    Bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ nội có thể gây viêm, làm thay đổi và cản trở hoạt động của nhu động ruột. Từ đó dẫn đến tình trạng đau, chướng bụng và đầy hơi. Khi mắc bệnh trĩ, không nên tiêu thụ nước ngọt có gas vì chúng có thể khiến đường tiêu hóa của người bệnh trở nên không thoải mái và tình trạng đau, chướng bụng trầm trọng hơn.

    Đồ ăn cay nóng

    Người bệnh trĩ nên hạn chế các loại đồ ăn tẩm ướp nhiều loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, riềng, quế… Vì tính cay nóng của đồ ăn làm kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột. Gây tình trạng nóng trong, táo bón. Từ đó, dẫn đến đau rát hậu môn, bệnh trĩ trở nặng hơn.

    Các chất kích thích

    Các đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê…. làm tăng áp lực cho thành ruột, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.