spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Chế độ dinh dưỡng cho người bị sâu răng

    spot_img

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị sâu răng

    Sâu răng là một trong những bệnh lý về răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Từ những lỗ sâu nhỏ nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng sẽ diễn biến đến tủy răng, gây đau đớn kéo dài. 

    Nhiễm trùng thời gian dài có thể lan rộng ra xung quanh chân răng, gây áp-xe, viêm tấy vùng mặt. Trường hợp nặng có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết.

    Nguyên nhân phổ biến nhất gây sâu răng là do thói quen ăn uống không đúng cách. Theo BS. Nguyễn Trung Nghĩa, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba, khi chúng ta ăn uống thực phẩm chứa nhiều đường, carbohydrate tinh chế, đồ ăn có tính acid sẽ phản ứng với vi khuẩn trong mảng bám răng, tạo ra acid có hại gây sâu răng, ăn mòn men răng.

    Thói quen ăn vặt nhiều đường và tinh bột: Ăn nhiều món ăn vặt sẽ làm tăng nồng độ acid tạo ra bởi các loại vi khuẩn trong miệng. Khi có nhiều vi khuẩn trong miệng, đường, thực phẩm giàu carbohydrate như nước trái cây, kẹo, bánh quy, khoai tây chiên dễ bị phân hủy thành acid có thể làm hỏng lớp ngoài của răng.

    Uống nhiều nước ngọt có gas: Nước ngọt có gas chứa rất nhiều đường và thành phần citric acid trong nước uống có gas làm tăng gấp nhiều lần độ ăn mòn men răng.

    Ăn trước khi ngủ: Thói quen này tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh trên những răng bị bám đường này và tạo ra acid tấn công răng, gây sâu răng hàng loạt.

    Chế độ dinh dưỡng cho người bị sâu răng- Ảnh 1.

    Đồ ăn vặt chứa nhiều đường và tinh bột là nguyên nhân gây sâu răng.

    Sâu răng có thể khó nhận biết trong giai đoạn đầu, nhưng khi có các dấu hiệu: đau răng, có đốm trắng hoặc đốm đen trên răng, nhạy cảm với thức ăn hoặc đồ uống lạnh, sưng miệng… người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa khám để được điều trị kịp thời.

    Cần lưu ý có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie… Những chất dinh dưỡng này góp phần tăng cường sức khỏe cho răng, duy trì cấu trúc răng và bảo vệ răng trước sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

    2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bị sâu răng

    Canxi

    Canxi là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với nhiều chức năng trong cơ thể, đặc biệt là sức khỏe của xương răng. Trong danh sách các thực phẩm giàu canxi thì sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát là một lựa chọn tuyệt vời. Chúng cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng bao gồm canxi, photphat và vitamin D rất quan trọng trong việc bảo vệ men răng, thực hiện quá trình tái tạo, hàn gắn men răng.

    Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn các loại rau lá xanh, cá đóng hộp có xương, tôm cua, cá nhỏ kho nhừ xương, hạnh nhân, quả hạch… trong các bữa ăn để bổ sung canxi. Trong trường hợp không dung nạp lactose thì sữa đậu nành là một lựa chọn thay thế tốt.

    Chất xơ

    Ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp tiết nước bọt, giúp tạo ra khoáng chất bảo vệ chống lại sâu răng. Nguồn chất xơ tốt là các loại rau xanh, trái cây tươi. Ngoài ra ngũ cốc nguyên hạt, đậu, hạnh nhân… cũng rất giàu chất xơ.

    Không chỉ giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt còn cung cấp vitamin B, sắt giúp nướu khỏe mạnh. Ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa magie, một chất dinh dưỡng quan trọng giúp xương và răng chắc khỏe.

    Protein

    Cơ thể chúng ta cần protein để xây dựng và sửa chữa các mô bị hao mòn. Protein cũng chứa hàm lượng phốt pho cao, là thành phần quan trọng trong việc cải thiện sức mạnh của cả răng và xương hàm.

    Ngoài ra, protein còn giúp cân bằng độ pH trong miệng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Thịt, trứng, đậu phụ, các loại đậu, các loại hạt, rau lá xanh đều là những nguồn cung cấp protein tốt.

    Vitamin D

    Vitamin D giúp cơ thể sử dụng canxi hợp lý, hỗ trợ phát triển men răng giúp hấp thụ lượng canxi mà chúng ta tiêu thụ. Nếu cơ thể không hấp thụ đủ canxi, nó sẽ phá vỡ canxi trong xương và răng, khiến chúng trở nên giòn.

    Trong bữa ăn hằng ngày, bạn nên chọn: cá, tôm, lòng đỏ trứng, nấm… là những thực phẩm có chứa vitamin D tốt.

    Magie

    Magie hỗ trợ cả việc củng cố men răng và hàm. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mạch, lúa mì và yến mạch đều chứa lượng magie cao. Nên tránh xa các loại ngũ cốc đã qua chế biến càng nhiều càng tốt vì chúng có xu hướng hòa tan thành đường trong miệng, gây ảnh hưởng xấu đến răng.

    Fluoride

    Fluoride là khoáng chất giúp răng khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa sâu răng. Mặc dù trong kem đánh răng có thể cung cấp fluoride nhưng uống trà rất hữu ích vì chúng có chứa florua một cách tự nhiên. Trà xanh cũng chứa polyphenol giúp bảo vệ răng bằng cách ngăn ngừa mảng bám trên bề mặt răng.

    Chế độ dinh dưỡng cho người bị sâu răng- Ảnh 3.

    Thực phẩm giàu canxi và chất xơ tốt cho người bị sâu răng.

    3. Một số thực phẩm nên tránh khi bị sâu răng

    Kẹo

    Các loại kẹo chứa rất nhiều đường, đặc biệt là kẹo chua, kẹo dẻo, chúng là một trong những loại đồ ăn vặt có hại nhất cho sức khỏe răng miệng. Kẹo chua chứa nhiều acid, do đó có thể phá vỡ men răng. Các loại kẹo dai, dính và dẻo sẽ dính, bám vào răng của bạn lâu hơn. Kết quả nó càng bám dính lâu càng làm hỏng men răng, gây sâu răng.

    Khoai tây chiên

    Khoai tây chiên chứa đầy tinh bột, chúng sẽ trở thành đường sau khi bạn nhai. Loại đường đó bị mắc kẹt giữa răng của bạn, cung cấp cho vi khuẩn hình thành mảng bám trên răng. Đường dính càng lâu thì vi khuẩn trong miệng bạn càng có nhiều thời gian tấn công phá hủy răng. Ăn khoai tây chiên cũng làm tăng sản xuất acid khiến men răng bị hư hại nhiều hơn.

    Trái cây có tính acid

    Trái cây có tính acid chủ yếu là trái cây họ cam quýt như chanh, cam, bưởi… Mặc dù chúng cung cấp lượng vitamin C dồi dào tốt cho sức khỏe nhưng trái cây họ cam quýt có chứa acid, nếu ăn quá nhiều hàm lượng acid của chúng có thể ăn mòn men răng. Điều này khiến răng của chúng ta dễ bị tổn thương hơn, đặc biệt là khi răng đã bị sâu.

    Trái cây sấy khô

    Giống như kẹo dính, trái cây sấy khô cũng có thể bám vào kẽ răng. Những loại trái cây này bao gồm: nho khô, mận khô, mơ khô… Khi chúng dính vào răng, chúng cũng để lại đường và hình thành mảng bám gây sâu răng nhiều hơn.

    Nước ngọt có gas

    Đồ uống có gas chứa một lượng lớn đường, sẽ kích thích mảng bám tạo ra nhiều acid hơn. Nếu bạn suốt ngày nhâm nhi nước ngọt có gas, hãy tưởng tượng răng của bạn được bao phủ bởi một lớp acid.

    Uống nước có gas cũng gây khô miệng và làm giảm tiết nước bọt. Trong khi nước bọt là chất bảo vệ tự nhiên trong miệng giúp trung hòa acid và tái khoáng hóa men răng. Nước bọt cũng có tác dụng rửa trôi những vụn thực phẩm để thức ăn không dính vào răng, giúp phòng ngừa sâu răng, nhiễm trùng miệng.

    Lưu ý, người bị sâu răng cần thực hiện chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa, nếu muốn bổ sung các vitamin hay khoáng chất cần theo chỉ định của người có chuyên môn. Ngoài ra cần vệ sinh răng miệng đúng cách và đi khám răng đúng định kỳ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Chế độ dinh dưỡng cho người bị sâu răng

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị sâu răng

    Sâu răng là một trong những bệnh lý về răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Từ những lỗ sâu nhỏ nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng sẽ diễn biến đến tủy răng, gây đau đớn kéo dài. 

    Nhiễm trùng thời gian dài có thể lan rộng ra xung quanh chân răng, gây áp-xe, viêm tấy vùng mặt. Trường hợp nặng có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết.

    Nguyên nhân phổ biến nhất gây sâu răng là do thói quen ăn uống không đúng cách. Theo BS. Nguyễn Trung Nghĩa, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba, khi chúng ta ăn uống thực phẩm chứa nhiều đường, carbohydrate tinh chế, đồ ăn có tính acid sẽ phản ứng với vi khuẩn trong mảng bám răng, tạo ra acid có hại gây sâu răng, ăn mòn men răng.

    Thói quen ăn vặt nhiều đường và tinh bột: Ăn nhiều món ăn vặt sẽ làm tăng nồng độ acid tạo ra bởi các loại vi khuẩn trong miệng. Khi có nhiều vi khuẩn trong miệng, đường, thực phẩm giàu carbohydrate như nước trái cây, kẹo, bánh quy, khoai tây chiên dễ bị phân hủy thành acid có thể làm hỏng lớp ngoài của răng.

    Uống nhiều nước ngọt có gas: Nước ngọt có gas chứa rất nhiều đường và thành phần citric acid trong nước uống có gas làm tăng gấp nhiều lần độ ăn mòn men răng.

    Ăn trước khi ngủ: Thói quen này tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh trên những răng bị bám đường này và tạo ra acid tấn công răng, gây sâu răng hàng loạt.

    Chế độ dinh dưỡng cho người bị sâu răng- Ảnh 1.

    Đồ ăn vặt chứa nhiều đường và tinh bột là nguyên nhân gây sâu răng.

    Sâu răng có thể khó nhận biết trong giai đoạn đầu, nhưng khi có các dấu hiệu: đau răng, có đốm trắng hoặc đốm đen trên răng, nhạy cảm với thức ăn hoặc đồ uống lạnh, sưng miệng… người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa khám để được điều trị kịp thời.

    Cần lưu ý có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie… Những chất dinh dưỡng này góp phần tăng cường sức khỏe cho răng, duy trì cấu trúc răng và bảo vệ răng trước sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

    2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bị sâu răng

    Canxi

    Canxi là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với nhiều chức năng trong cơ thể, đặc biệt là sức khỏe của xương răng. Trong danh sách các thực phẩm giàu canxi thì sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát là một lựa chọn tuyệt vời. Chúng cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng bao gồm canxi, photphat và vitamin D rất quan trọng trong việc bảo vệ men răng, thực hiện quá trình tái tạo, hàn gắn men răng.

    Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn các loại rau lá xanh, cá đóng hộp có xương, tôm cua, cá nhỏ kho nhừ xương, hạnh nhân, quả hạch… trong các bữa ăn để bổ sung canxi. Trong trường hợp không dung nạp lactose thì sữa đậu nành là một lựa chọn thay thế tốt.

    Chất xơ

    Ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp tiết nước bọt, giúp tạo ra khoáng chất bảo vệ chống lại sâu răng. Nguồn chất xơ tốt là các loại rau xanh, trái cây tươi. Ngoài ra ngũ cốc nguyên hạt, đậu, hạnh nhân… cũng rất giàu chất xơ.

    Không chỉ giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt còn cung cấp vitamin B, sắt giúp nướu khỏe mạnh. Ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa magie, một chất dinh dưỡng quan trọng giúp xương và răng chắc khỏe.

    Protein

    Cơ thể chúng ta cần protein để xây dựng và sửa chữa các mô bị hao mòn. Protein cũng chứa hàm lượng phốt pho cao, là thành phần quan trọng trong việc cải thiện sức mạnh của cả răng và xương hàm.

    Ngoài ra, protein còn giúp cân bằng độ pH trong miệng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Thịt, trứng, đậu phụ, các loại đậu, các loại hạt, rau lá xanh đều là những nguồn cung cấp protein tốt.

    Vitamin D

    Vitamin D giúp cơ thể sử dụng canxi hợp lý, hỗ trợ phát triển men răng giúp hấp thụ lượng canxi mà chúng ta tiêu thụ. Nếu cơ thể không hấp thụ đủ canxi, nó sẽ phá vỡ canxi trong xương và răng, khiến chúng trở nên giòn.

    Trong bữa ăn hằng ngày, bạn nên chọn: cá, tôm, lòng đỏ trứng, nấm… là những thực phẩm có chứa vitamin D tốt.

    Magie

    Magie hỗ trợ cả việc củng cố men răng và hàm. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mạch, lúa mì và yến mạch đều chứa lượng magie cao. Nên tránh xa các loại ngũ cốc đã qua chế biến càng nhiều càng tốt vì chúng có xu hướng hòa tan thành đường trong miệng, gây ảnh hưởng xấu đến răng.

    Fluoride

    Fluoride là khoáng chất giúp răng khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa sâu răng. Mặc dù trong kem đánh răng có thể cung cấp fluoride nhưng uống trà rất hữu ích vì chúng có chứa florua một cách tự nhiên. Trà xanh cũng chứa polyphenol giúp bảo vệ răng bằng cách ngăn ngừa mảng bám trên bề mặt răng.

    Chế độ dinh dưỡng cho người bị sâu răng- Ảnh 3.

    Thực phẩm giàu canxi và chất xơ tốt cho người bị sâu răng.

    3. Một số thực phẩm nên tránh khi bị sâu răng

    Kẹo

    Các loại kẹo chứa rất nhiều đường, đặc biệt là kẹo chua, kẹo dẻo, chúng là một trong những loại đồ ăn vặt có hại nhất cho sức khỏe răng miệng. Kẹo chua chứa nhiều acid, do đó có thể phá vỡ men răng. Các loại kẹo dai, dính và dẻo sẽ dính, bám vào răng của bạn lâu hơn. Kết quả nó càng bám dính lâu càng làm hỏng men răng, gây sâu răng.

    Khoai tây chiên

    Khoai tây chiên chứa đầy tinh bột, chúng sẽ trở thành đường sau khi bạn nhai. Loại đường đó bị mắc kẹt giữa răng của bạn, cung cấp cho vi khuẩn hình thành mảng bám trên răng. Đường dính càng lâu thì vi khuẩn trong miệng bạn càng có nhiều thời gian tấn công phá hủy răng. Ăn khoai tây chiên cũng làm tăng sản xuất acid khiến men răng bị hư hại nhiều hơn.

    Trái cây có tính acid

    Trái cây có tính acid chủ yếu là trái cây họ cam quýt như chanh, cam, bưởi… Mặc dù chúng cung cấp lượng vitamin C dồi dào tốt cho sức khỏe nhưng trái cây họ cam quýt có chứa acid, nếu ăn quá nhiều hàm lượng acid của chúng có thể ăn mòn men răng. Điều này khiến răng của chúng ta dễ bị tổn thương hơn, đặc biệt là khi răng đã bị sâu.

    Trái cây sấy khô

    Giống như kẹo dính, trái cây sấy khô cũng có thể bám vào kẽ răng. Những loại trái cây này bao gồm: nho khô, mận khô, mơ khô… Khi chúng dính vào răng, chúng cũng để lại đường và hình thành mảng bám gây sâu răng nhiều hơn.

    Nước ngọt có gas

    Đồ uống có gas chứa một lượng lớn đường, sẽ kích thích mảng bám tạo ra nhiều acid hơn. Nếu bạn suốt ngày nhâm nhi nước ngọt có gas, hãy tưởng tượng răng của bạn được bao phủ bởi một lớp acid.

    Uống nước có gas cũng gây khô miệng và làm giảm tiết nước bọt. Trong khi nước bọt là chất bảo vệ tự nhiên trong miệng giúp trung hòa acid và tái khoáng hóa men răng. Nước bọt cũng có tác dụng rửa trôi những vụn thực phẩm để thức ăn không dính vào răng, giúp phòng ngừa sâu răng, nhiễm trùng miệng.

    Lưu ý, người bị sâu răng cần thực hiện chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa, nếu muốn bổ sung các vitamin hay khoáng chất cần theo chỉ định của người có chuyên môn. Ngoài ra cần vệ sinh răng miệng đúng cách và đi khám răng đúng định kỳ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!