spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Chớ chủ quan với bệnh táo bón

    spot_img

    Táo bón có nguy hiểm không?

    Thông thường, táo bón có thể do một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày gây ra như:

    • Không uống đủ nước.
    • Chế độ ăn không có đủ chất xơ.
    • Nhịn đại tiện trong một thời gian dài khiến đại tràng tái hấp thu nước.

    Nếu táo bón là do những nguyên nhân trên thì người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống bổ sung thêm chất xơ hoặc sử dụng thuốc có tác dụng nhuận tràng mức độ nhẹ.

    Chớ chủ quan với bệnh táo bón- Ảnh 1.

    Người bệnh táo bón có thể thay đổi chế độ ăn để cải thiện tình trạng bệnh.

    Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kèm theo những dấu hiệu sau thì có thể là cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm không thể chủ quan:

    • Táo bón kèm các biểu hiện như: Sút cân, đi ngoài ra máu, sốt kéo dài…
    • Táo bón kéo dài: Nếu người bệnh bị táo bón và đã điều chỉnh chế độ ăn kèm dùng thuốc nhưng không hiệu quả. Hoặc trường hợp khi dùng thuốc bệnh có tiến triển nhưng ngừng thuốc lại tái diễn tình trạng táo bón. Đây là những trường hợp bất thường.

    Táo bón kèm theo những biểu hiện nêu trên có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như ung thư đại tràng. Người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và tư vấn. Thông thường, nếu khoảng 4-5 ngày không thể đi đại tiện và trong người cảm thấy khó chịu người bệnh cũng nên đến cơ sở y tế để được nội soi đường tiêu hóa hay thực hiện một số thăm dò để tìm ra nguyên nhân bất thường này.

    Táo bón nên ăn gì?

    Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Người bệnh táo bón khi đi đại tiện phân thường khô, cứng và mất nhiều sức để rặn. Khi bị táo bón, thời gian đại tiện thường kéo dài và nhiều ngày mới đi đại tiện một lần. 

    Chớ chủ quan với bệnh táo bón- Ảnh 2.

    Khi bị táo bón có thể bổ sung men vi sinh cho cơ thể bằng cách ăn sữa chua.

    Nếu gặp tình trạng táo bón, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

    • Thực phẩm người bị táo bón nên ăn: Khi bị táo bón nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi. Các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng được khuyến cáo là: Rau khoai lang, bắp cải, bí đỏ…
    • Thực phẩm người bị táo bón không nên ăn: Người bệnh nên hạn chế ăn rau ngót và rau cải xanh vì có thể làm tăng tình trạng bệnh.

    Người bệnh cần lưu ý uống đủ nước và ăn uống điều độ. Việc ăn quá ít, ăn không đủ bữa cũng có thể gây táo bón vì khiến thức ăn ở trong ruột quá lâu từ đó xảy ra hiện tượng tái hấp thụ lại nước.

    Người bệnh cũng có thể bổ sung thêm các loại men vi sinh thông qua thực phẩm hàng ngày như sữa chua hoặc thuốc không kê đơn (forlax). Tuy nhiên cần lưu ý nếu bị táo bón mà không thể đi đại tiện hay có bít tắc phía dưới thì không nên uống nhuận tràng mà cần phải xử lý thông đường tiêu hóa bằng một số loại thuốc thụt.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Chớ chủ quan với bệnh táo bón

    Táo bón có nguy hiểm không?

    Thông thường, táo bón có thể do một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày gây ra như:

    • Không uống đủ nước.
    • Chế độ ăn không có đủ chất xơ.
    • Nhịn đại tiện trong một thời gian dài khiến đại tràng tái hấp thu nước.

    Nếu táo bón là do những nguyên nhân trên thì người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống bổ sung thêm chất xơ hoặc sử dụng thuốc có tác dụng nhuận tràng mức độ nhẹ.

    Chớ chủ quan với bệnh táo bón- Ảnh 1.

    Người bệnh táo bón có thể thay đổi chế độ ăn để cải thiện tình trạng bệnh.

    Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kèm theo những dấu hiệu sau thì có thể là cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm không thể chủ quan:

    • Táo bón kèm các biểu hiện như: Sút cân, đi ngoài ra máu, sốt kéo dài…
    • Táo bón kéo dài: Nếu người bệnh bị táo bón và đã điều chỉnh chế độ ăn kèm dùng thuốc nhưng không hiệu quả. Hoặc trường hợp khi dùng thuốc bệnh có tiến triển nhưng ngừng thuốc lại tái diễn tình trạng táo bón. Đây là những trường hợp bất thường.

    Táo bón kèm theo những biểu hiện nêu trên có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như ung thư đại tràng. Người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và tư vấn. Thông thường, nếu khoảng 4-5 ngày không thể đi đại tiện và trong người cảm thấy khó chịu người bệnh cũng nên đến cơ sở y tế để được nội soi đường tiêu hóa hay thực hiện một số thăm dò để tìm ra nguyên nhân bất thường này.

    Táo bón nên ăn gì?

    Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Người bệnh táo bón khi đi đại tiện phân thường khô, cứng và mất nhiều sức để rặn. Khi bị táo bón, thời gian đại tiện thường kéo dài và nhiều ngày mới đi đại tiện một lần. 

    Chớ chủ quan với bệnh táo bón- Ảnh 2.

    Khi bị táo bón có thể bổ sung men vi sinh cho cơ thể bằng cách ăn sữa chua.

    Nếu gặp tình trạng táo bón, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

    • Thực phẩm người bị táo bón nên ăn: Khi bị táo bón nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi. Các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng được khuyến cáo là: Rau khoai lang, bắp cải, bí đỏ…
    • Thực phẩm người bị táo bón không nên ăn: Người bệnh nên hạn chế ăn rau ngót và rau cải xanh vì có thể làm tăng tình trạng bệnh.

    Người bệnh cần lưu ý uống đủ nước và ăn uống điều độ. Việc ăn quá ít, ăn không đủ bữa cũng có thể gây táo bón vì khiến thức ăn ở trong ruột quá lâu từ đó xảy ra hiện tượng tái hấp thụ lại nước.

    Người bệnh cũng có thể bổ sung thêm các loại men vi sinh thông qua thực phẩm hàng ngày như sữa chua hoặc thuốc không kê đơn (forlax). Tuy nhiên cần lưu ý nếu bị táo bón mà không thể đi đại tiện hay có bít tắc phía dưới thì không nên uống nhuận tràng mà cần phải xử lý thông đường tiêu hóa bằng một số loại thuốc thụt.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.