spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Có nên uống cà phê để giải rượu không? Những điều nên tránh khi say rượu bia

    spot_img

    Sau khi uống rượu bia nhiều người thường cảm thấy buồn ngủ và có thói quen uống thêm cà phê mong lấy lại sự tỉnh táo. Tuy nhiên đó là một sai lầm tai hại bởi các nghiên cứu cho thấy chất cồn trong rượu có tác dụng kích thích thần kinh, caffein trong cà phê cũng có tác dụng kích thích thần kinh mạnh. 

    Nếu uống cả hai cùng lúc sẽ khiến thần kinh căng thẳng, cáu gắt, uống khi bị đau đầu hay mất ngủ sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

    Một số chuyên gia cho rằng uống cà phê và rượu cùng một lúc sẽ gây hại lớn cho cơ thể, nhiều trường hợp đã bị xuất huyết não sau khi kết hợp 2 đồ uống cùng nhau. 

    Bên cạnh đó, sự kết hợp này không chỉ ảnh hưởng tới chức năng của tim mà còn có nguy cơ để lại hậu quả nặng nề. Nếu chúng ta đang gặp một số vấn đề về tim hoặc một người bị nhịp tim nhanh kịch phát, uống cà phê và rượu cùng nhau sẽ gây ra hậu quả tồi tệ hơn.

    Có nên uống cà phê để giải rượu không? Những điều nên tránh khi say rượu bia- Ảnh 1.

    Sau khi uống rượu không nên uống cà phê.

    Tác hại của say rượu với cơ thể

    Thông thường, di chứng say rượu xuất hiện sau khi cơ thể tiêu thụ một lượng lớn rượu. Lượng rượu gây ra tình trạng say rượu không được xác định cụ thể là bao nhiêu. Một ly rượu có thể gây ra di chứng say rượu với người này trong khi một số người có thể dung nạp được cả lít rượu.

    Uống rượu bia ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Ngoài những tác hại dễ nhận thấy sau khi uống như: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, chất cồn trong rượu bia còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.

    Sử dụng rượu quá mức có thể dẫn đến say rượu và thường gặp những vấn đề sau:

    – Chấn thương cho cơ thể: Say rượu có thể dẫn đến tai nạn như té ngã, tai nạn giao thông, đuối nước và bỏng.

    – Ngộ độc rượu: Khi nồng độ cồn trong máu quá cao. Biểu hiện của ngộ độc rượu nặng là nôn nhiều, vã mồ hôi, giảm ý thức, thậm chí hôn mê. Nhiều trường hợp tím tái, vệ sinh không tự chủ… những trường hợp này cần đưa đến bệnh viện để xử lý kịp thời.

    Có nên uống cà phê để giải rượu không? Những điều nên tránh khi say rượu bia- Ảnh 2.

    Sau uống rượu nên uống canh củ quả.

    – Thường xuyên sử dụng rượu có thể dẫn đến sự phát triển của các bệnh mạn tính và các vấn đề nghiêm trọng khác bao gồm:

    • Huyết áp tăng, bệnh tim, đột quỵ, bệnh gan và các vấn đề về tiêu hóa.
    • Ung thư vú, miệng, cổ họng, thực quản, thanh quản, gan, ruột kết và trực tràng.
    • Suy giảm hệ miễn dịch, tăng khả năng mắc các chứng bệnh nguy hiểm.
    • Các vấn đề về học tập và trí nhớ: chứng sa sút trí tuệ và kết quả học tập kém.
    • Các vấn đề sức khỏe tâm thần: trầm cảm và lo âu.
    • Rối loạn sử dụng rượu hoặc nghiện rượu.

    Làm gì khi say rượu?

    Khi say rượu để giảm bớt những nguy hại và khó chịu có thể làm theo cách sau:

    – Cho uống nước ép: Một số thực phẩm như nước ép trái cây hoặc mật ong được khuyến nghị để điều trị chứng nôn nao.

    – Cần bổ sung các dung dịch điện giải (đồ uống thể thao) và nước cháo loãng, canh củ quả… rất tốt để thay thế lượng muối và kali bị mất do uống rượu.

    – Nên nghỉ ngơi nhiều: Việc phục hồi sau cơn say rượu thường chỉ là vấn đề thời gian vì hầu hết các cơn say đều biến mất trong 24 giờ.

    – Nên uống đủ nước: Uống nhiều nước giúp pha loãng nồng độ cồn làm cho quá trình đào thải rượu diễn ra nhanh chóng hơn và phòng chống cơ thể mất nước.

    Những điều nên tránh khi bị say rượu bia

    – Tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào để giải rượu có chứa acetaminophen (chẳng hạn như Tylenol) vì acetaminophen có thể gây tổn thương gan khi kết hợp với rượu.

    – Uống thuốc chống nôn khi say rượu cũng là một sai lầm cần tránh. Chúng sẽ khiến chất độc tồn đọng trong cơ thể, gan không đào thải được chất độc, càng tổn thương nghiêm trọng dẫn đến xơ gan và ung thư gan về lâu dài.

    Để tránh say rượu bia ngày Tết cần lưu ý:

    Nên uống vừa phải, không uống quá giới hạn rượu bia dẫn đến say rượu, thậm chí ngộ độc.

    Theo khuyến cáo, chỉ nên uống dưới hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá năm ngày trong một tuần.

    Trong đó, một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330ml (5%); 1 cốc bia hơi 330ml; 1 ly rượu vang 100ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).

    Để giảm say, trước khi uống rượu nên ăn uống đầy đủ, có thể ăn thêm tinh bột, các thức ăn giàu lipid…, việc này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu rượu vào cơ thể. Sau khi tỉnh rượu cũng nên ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, có đường, đầy đủ dinh dưỡng đề hồi phục sức khỏe.

    Đối với những người sử dụng nhiều rượu, bia, khi thấy họ có biểu hiện như nói không rõ, ú ớ, gọi không phản ứng, thở yếu, tím tái, bất tỉnh, chân tay lạnh… cần đưa ngay đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Có nên uống cà phê để giải rượu không? Những điều nên tránh khi say rượu bia

    Sau khi uống rượu bia nhiều người thường cảm thấy buồn ngủ và có thói quen uống thêm cà phê mong lấy lại sự tỉnh táo. Tuy nhiên đó là một sai lầm tai hại bởi các nghiên cứu cho thấy chất cồn trong rượu có tác dụng kích thích thần kinh, caffein trong cà phê cũng có tác dụng kích thích thần kinh mạnh. 

    Nếu uống cả hai cùng lúc sẽ khiến thần kinh căng thẳng, cáu gắt, uống khi bị đau đầu hay mất ngủ sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

    Một số chuyên gia cho rằng uống cà phê và rượu cùng một lúc sẽ gây hại lớn cho cơ thể, nhiều trường hợp đã bị xuất huyết não sau khi kết hợp 2 đồ uống cùng nhau. 

    Bên cạnh đó, sự kết hợp này không chỉ ảnh hưởng tới chức năng của tim mà còn có nguy cơ để lại hậu quả nặng nề. Nếu chúng ta đang gặp một số vấn đề về tim hoặc một người bị nhịp tim nhanh kịch phát, uống cà phê và rượu cùng nhau sẽ gây ra hậu quả tồi tệ hơn.

    Có nên uống cà phê để giải rượu không? Những điều nên tránh khi say rượu bia- Ảnh 1.

    Sau khi uống rượu không nên uống cà phê.

    Tác hại của say rượu với cơ thể

    Thông thường, di chứng say rượu xuất hiện sau khi cơ thể tiêu thụ một lượng lớn rượu. Lượng rượu gây ra tình trạng say rượu không được xác định cụ thể là bao nhiêu. Một ly rượu có thể gây ra di chứng say rượu với người này trong khi một số người có thể dung nạp được cả lít rượu.

    Uống rượu bia ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Ngoài những tác hại dễ nhận thấy sau khi uống như: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, chất cồn trong rượu bia còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.

    Sử dụng rượu quá mức có thể dẫn đến say rượu và thường gặp những vấn đề sau:

    – Chấn thương cho cơ thể: Say rượu có thể dẫn đến tai nạn như té ngã, tai nạn giao thông, đuối nước và bỏng.

    – Ngộ độc rượu: Khi nồng độ cồn trong máu quá cao. Biểu hiện của ngộ độc rượu nặng là nôn nhiều, vã mồ hôi, giảm ý thức, thậm chí hôn mê. Nhiều trường hợp tím tái, vệ sinh không tự chủ… những trường hợp này cần đưa đến bệnh viện để xử lý kịp thời.

    Có nên uống cà phê để giải rượu không? Những điều nên tránh khi say rượu bia- Ảnh 2.

    Sau uống rượu nên uống canh củ quả.

    – Thường xuyên sử dụng rượu có thể dẫn đến sự phát triển của các bệnh mạn tính và các vấn đề nghiêm trọng khác bao gồm:

    • Huyết áp tăng, bệnh tim, đột quỵ, bệnh gan và các vấn đề về tiêu hóa.
    • Ung thư vú, miệng, cổ họng, thực quản, thanh quản, gan, ruột kết và trực tràng.
    • Suy giảm hệ miễn dịch, tăng khả năng mắc các chứng bệnh nguy hiểm.
    • Các vấn đề về học tập và trí nhớ: chứng sa sút trí tuệ và kết quả học tập kém.
    • Các vấn đề sức khỏe tâm thần: trầm cảm và lo âu.
    • Rối loạn sử dụng rượu hoặc nghiện rượu.

    Làm gì khi say rượu?

    Khi say rượu để giảm bớt những nguy hại và khó chịu có thể làm theo cách sau:

    – Cho uống nước ép: Một số thực phẩm như nước ép trái cây hoặc mật ong được khuyến nghị để điều trị chứng nôn nao.

    – Cần bổ sung các dung dịch điện giải (đồ uống thể thao) và nước cháo loãng, canh củ quả… rất tốt để thay thế lượng muối và kali bị mất do uống rượu.

    – Nên nghỉ ngơi nhiều: Việc phục hồi sau cơn say rượu thường chỉ là vấn đề thời gian vì hầu hết các cơn say đều biến mất trong 24 giờ.

    – Nên uống đủ nước: Uống nhiều nước giúp pha loãng nồng độ cồn làm cho quá trình đào thải rượu diễn ra nhanh chóng hơn và phòng chống cơ thể mất nước.

    Những điều nên tránh khi bị say rượu bia

    – Tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào để giải rượu có chứa acetaminophen (chẳng hạn như Tylenol) vì acetaminophen có thể gây tổn thương gan khi kết hợp với rượu.

    – Uống thuốc chống nôn khi say rượu cũng là một sai lầm cần tránh. Chúng sẽ khiến chất độc tồn đọng trong cơ thể, gan không đào thải được chất độc, càng tổn thương nghiêm trọng dẫn đến xơ gan và ung thư gan về lâu dài.

    Để tránh say rượu bia ngày Tết cần lưu ý:

    Nên uống vừa phải, không uống quá giới hạn rượu bia dẫn đến say rượu, thậm chí ngộ độc.

    Theo khuyến cáo, chỉ nên uống dưới hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá năm ngày trong một tuần.

    Trong đó, một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330ml (5%); 1 cốc bia hơi 330ml; 1 ly rượu vang 100ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).

    Để giảm say, trước khi uống rượu nên ăn uống đầy đủ, có thể ăn thêm tinh bột, các thức ăn giàu lipid…, việc này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu rượu vào cơ thể. Sau khi tỉnh rượu cũng nên ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, có đường, đầy đủ dinh dưỡng đề hồi phục sức khỏe.

    Đối với những người sử dụng nhiều rượu, bia, khi thấy họ có biểu hiện như nói không rõ, ú ớ, gọi không phản ứng, thở yếu, tím tái, bất tỉnh, chân tay lạnh… cần đưa ngay đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!