spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Cỏ xước trị bệnh gì?

    spot_img

    Cây cỏ xước có tên gọi khác: Ngưu tất nam, cây bách bội, hoài ngưu tất hay cỏ ngưu tịch, thuộc họ rau dền. Cây sống lâu năm, sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường tự nhiên, mọc hoang khắp nước ta. Cây cao trung bình khoảng 1 – 1,5m, cây phân thành nhiều nhánh nhỏ. Lá mọc so le, đối nhau, phiến lá dày, cuống nhỏ. Hoa cỏ xước thường mọc ra từ các kẽ lá thành từng cụm nhỏ. Quả hình trứng hoặc bầu dục.

    Tên khoa học Achyranthes bidentata Blume. Thuộc họ Giền Amaranthaceae. Mọc hoang ở khắp nước ta.

    Theo đông y: Cỏ xước vị chua, đắng nhẹ, bình, lành tính không độc, vào hai kinh can và thận. Cỏ xước có công dụng làm thuốc an thần, thông tiểu, giải nhiệt, tiêu viêm, giảm đau, chữa viêm khớp. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, viêm gan, thận, xơ vữa động mạch, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh.

    Trong nhân dân dùng cây cỏ xước tươi để hoạt huyết tiêu viêm, nếu dùng khô hoặc rang vàng hạ thổ lại có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, mạnh gân cơ, trừ thấp qua con đường tiểu tiện, do đó cỏ xước có tác dụng chữa sỏi thận, đau lưng do sỏi thận.

    Theo y học hiện đại: Cỏ xước có tác dụng hỗ trợ tăng cường khả năng tổng hợp protein trong cơ thể, và có tính lợi tiểu. giúp bồi bổ kích thích cho thận. Ngoài ra có thể bổ gan, giảm cholesterol trong máu, giảm đau, kháng viêm, giảm sưng, điều trị xương khớp.

    Trong cỏ xước rất giàu các chất dinh dưỡng như: Vitamin C, Muối kali, Nước, Chất xơ, Amino axit, Arginine, Glucozơ, Polysaccharide, Protid, Sắt, Đồng, Carotene, Saponin triterpenoid, Alkaloid, Acid oleanolic.Bộ phận dùng toàn cây, rễ có công hiệu mạnh nhất.

    Bài thuốc 1: Chữa viêm tiết niệu, trị chứng đau vùng eo lưng do thấp nhiệt.

    Cỏ xước tươi 50g, râu ngô 30g, bông mã đề 1 nắm (50g), rễ cỏ tranh 30g. Sắc uống trong ngày, ngày uống 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

    Bài thuốc 2: Chữa đau xương khớp, các khớp sưng nóng đỏ đau, không áp dụng cho bệnh nhân âm hư.

    Cỏ xước tươi 50g, cây xấu hổ 50g, vỏ cây gạo 30g, lạc tiên 30g, quả ké 30g, đơn gối hạc 50g. Sắc uống trong ngày, ngày uống 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

    Bài thuốc 3: Ôn dương, bổ thận, trị tiểu đêm, đau lưng do thận dương hư.

    Cỏ xước 30g, thục địa 16g, bạch truật 13g, bạch thược 12g, bạch linh 10g, phụ tử chế 8g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

    Bài thuốc 4: Chữa thoát vị đĩa đệm

    Cỏ xước, tầm gửi, dền gai, chìa vôi, lá lốt phơi khô mỗi thứ 30 gram, uống thay nước hàng ngày. Ngoài ra có thể dùng cây cỏ xước tươi giã nhuyễn đắp vào vị trí bị thoát đĩa đệm.

    Cỏ xước trị bệnh gì?- Ảnh 1.

    Cỏ xước có tác dụng chữa một số bệnh, trong đó có bệnh xương khớp

    Bài thuốc 5:

    Chữa các chứng chóng mặt, hoa mắt, rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, mất ngủ, đau dây thần kinh hay tình trạng chuột rút, co giật,…

    Cỏ xước 40g, thảo quyết minh 25g, tần giao 30g. Sắc lấy nước uống hàng ngày.

    Bài thuốc 6: Chữa cảm sổ mũi và kèm theo sốt

    Cỏ xước 30g, đơn kim 20g, kim ngân hoa 30g, bồ công anh 30g, liêu kiều 20g. Sắc thành nước uống, chia 2 đến 3 lần uống mỗi ngày.

    Bài thuốc 7: Viêm mũi dị ứng

    Cỏ xước 20g, rau gan heo (cây lá diễn) 30g, xuyến chi 30g, kim ngân hoa 35g, liên kiều 25g. Sắc uống trong ngày. Lưu ý, tốt nhất uống thuốc khi còn ấm.

    Bài thuốc 8: Trị bệnh bạch hầu

    Rễ cỏ xước 20g, kim ngân hoa 30g, liên kiều 25g. Sắc thuốc và để nguội, uống thay nước hàng ngày.

    Bài thuốc 9: chữa bệnh quai bị

    Lấy 60g cỏ xước tươi giã nát lấy nước súc miệng, bã đắp lên vùng quai bị đang sưng và đau.

    Bài thuốc 10: Bệnh phong thấp, co giật, teo cơ và xơ vữa mạch máu

    Rễ cỏ xước, tần giao, phòng phong, xương truật, xuyên khung mỗi vị 30g. Sắc uống nhiều lần trong ngày.

    Bài thuốc 11: Viêm cầu thận phù thũng

    Rễ cỏ xước, mã đề, mộc thông, rễ cỏ tranh, nhân trần, cỏ huyết dụ, huyền sâm, lá móng tay mỗi vị 30g. Sắc uống chia thành 3 lần mỗi ngày.

    Bài thuốc 12: Chữa kinh nguyệt không đều

    Cỏ xước, hương phụ, nghệ xanh, ích mẫu, trữ ma căn mỗi vị 25g. Sắc lên uống 10 ngày liên tục sẽ đạt được kết quả.

    Bài thuốc 13: Chữa viêm gan, viêm thận

    Cỏ xước, mã đề, cỏ tháp bút, sinh địa, rễ cỏ tranh tất cả các vị đều 30g, hoạt thạch 15g. Sắc lấy nước uống hàng ngày.

    Bài thuốc 16: Điều trị mỡ máu và huyết áp cao

    Cỏ xước, hy thiêm, thảo quyết minh sao vàng, đương quy, mộc nhĩ đen, cỏ mực, xuyên khung mỗi vị 30g, sắc uống 20 đến 30 ngày sẽ có kết quả.

    Khi đang dùng cỏ xước hoặc bất kỳ loại thuốc cổ truyền nào chúng ta nên cách nhau 2 giờ với bất kỳ loại thuốc tây hoặc thực phẩm bổ sung sức khỏe nào. Ngoài ra khi đang sử dụng cỏ xước có một số trường hợp có thể bị dị ứng, có các triệu chứng như: Người nổi mẫn ngứa, tức ngực, khó thở, choáng váng, buồn nôn và cơ thể khó chịu… ngay lập tức ngừng sử dụng, và đến bệnh viện nơi gần nhất để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám và điều trị. Tốt nhất khi sử dụng bài thuốc có cỏ xước cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa phù hợp với từng thể bệnh, mặt bệnh và cơ địa của mỗi người, không thể sử dụng tùy tiện.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Cỏ xước trị bệnh gì?

    Cây cỏ xước có tên gọi khác: Ngưu tất nam, cây bách bội, hoài ngưu tất hay cỏ ngưu tịch, thuộc họ rau dền. Cây sống lâu năm, sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường tự nhiên, mọc hoang khắp nước ta. Cây cao trung bình khoảng 1 – 1,5m, cây phân thành nhiều nhánh nhỏ. Lá mọc so le, đối nhau, phiến lá dày, cuống nhỏ. Hoa cỏ xước thường mọc ra từ các kẽ lá thành từng cụm nhỏ. Quả hình trứng hoặc bầu dục.

    Tên khoa học Achyranthes bidentata Blume. Thuộc họ Giền Amaranthaceae. Mọc hoang ở khắp nước ta.

    Theo đông y: Cỏ xước vị chua, đắng nhẹ, bình, lành tính không độc, vào hai kinh can và thận. Cỏ xước có công dụng làm thuốc an thần, thông tiểu, giải nhiệt, tiêu viêm, giảm đau, chữa viêm khớp. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, viêm gan, thận, xơ vữa động mạch, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh.

    Trong nhân dân dùng cây cỏ xước tươi để hoạt huyết tiêu viêm, nếu dùng khô hoặc rang vàng hạ thổ lại có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, mạnh gân cơ, trừ thấp qua con đường tiểu tiện, do đó cỏ xước có tác dụng chữa sỏi thận, đau lưng do sỏi thận.

    Theo y học hiện đại: Cỏ xước có tác dụng hỗ trợ tăng cường khả năng tổng hợp protein trong cơ thể, và có tính lợi tiểu. giúp bồi bổ kích thích cho thận. Ngoài ra có thể bổ gan, giảm cholesterol trong máu, giảm đau, kháng viêm, giảm sưng, điều trị xương khớp.

    Trong cỏ xước rất giàu các chất dinh dưỡng như: Vitamin C, Muối kali, Nước, Chất xơ, Amino axit, Arginine, Glucozơ, Polysaccharide, Protid, Sắt, Đồng, Carotene, Saponin triterpenoid, Alkaloid, Acid oleanolic.Bộ phận dùng toàn cây, rễ có công hiệu mạnh nhất.

    Bài thuốc 1: Chữa viêm tiết niệu, trị chứng đau vùng eo lưng do thấp nhiệt.

    Cỏ xước tươi 50g, râu ngô 30g, bông mã đề 1 nắm (50g), rễ cỏ tranh 30g. Sắc uống trong ngày, ngày uống 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

    Bài thuốc 2: Chữa đau xương khớp, các khớp sưng nóng đỏ đau, không áp dụng cho bệnh nhân âm hư.

    Cỏ xước tươi 50g, cây xấu hổ 50g, vỏ cây gạo 30g, lạc tiên 30g, quả ké 30g, đơn gối hạc 50g. Sắc uống trong ngày, ngày uống 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

    Bài thuốc 3: Ôn dương, bổ thận, trị tiểu đêm, đau lưng do thận dương hư.

    Cỏ xước 30g, thục địa 16g, bạch truật 13g, bạch thược 12g, bạch linh 10g, phụ tử chế 8g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

    Bài thuốc 4: Chữa thoát vị đĩa đệm

    Cỏ xước, tầm gửi, dền gai, chìa vôi, lá lốt phơi khô mỗi thứ 30 gram, uống thay nước hàng ngày. Ngoài ra có thể dùng cây cỏ xước tươi giã nhuyễn đắp vào vị trí bị thoát đĩa đệm.

    Cỏ xước trị bệnh gì?- Ảnh 1.

    Cỏ xước có tác dụng chữa một số bệnh, trong đó có bệnh xương khớp

    Bài thuốc 5:

    Chữa các chứng chóng mặt, hoa mắt, rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, mất ngủ, đau dây thần kinh hay tình trạng chuột rút, co giật,…

    Cỏ xước 40g, thảo quyết minh 25g, tần giao 30g. Sắc lấy nước uống hàng ngày.

    Bài thuốc 6: Chữa cảm sổ mũi và kèm theo sốt

    Cỏ xước 30g, đơn kim 20g, kim ngân hoa 30g, bồ công anh 30g, liêu kiều 20g. Sắc thành nước uống, chia 2 đến 3 lần uống mỗi ngày.

    Bài thuốc 7: Viêm mũi dị ứng

    Cỏ xước 20g, rau gan heo (cây lá diễn) 30g, xuyến chi 30g, kim ngân hoa 35g, liên kiều 25g. Sắc uống trong ngày. Lưu ý, tốt nhất uống thuốc khi còn ấm.

    Bài thuốc 8: Trị bệnh bạch hầu

    Rễ cỏ xước 20g, kim ngân hoa 30g, liên kiều 25g. Sắc thuốc và để nguội, uống thay nước hàng ngày.

    Bài thuốc 9: chữa bệnh quai bị

    Lấy 60g cỏ xước tươi giã nát lấy nước súc miệng, bã đắp lên vùng quai bị đang sưng và đau.

    Bài thuốc 10: Bệnh phong thấp, co giật, teo cơ và xơ vữa mạch máu

    Rễ cỏ xước, tần giao, phòng phong, xương truật, xuyên khung mỗi vị 30g. Sắc uống nhiều lần trong ngày.

    Bài thuốc 11: Viêm cầu thận phù thũng

    Rễ cỏ xước, mã đề, mộc thông, rễ cỏ tranh, nhân trần, cỏ huyết dụ, huyền sâm, lá móng tay mỗi vị 30g. Sắc uống chia thành 3 lần mỗi ngày.

    Bài thuốc 12: Chữa kinh nguyệt không đều

    Cỏ xước, hương phụ, nghệ xanh, ích mẫu, trữ ma căn mỗi vị 25g. Sắc lên uống 10 ngày liên tục sẽ đạt được kết quả.

    Bài thuốc 13: Chữa viêm gan, viêm thận

    Cỏ xước, mã đề, cỏ tháp bút, sinh địa, rễ cỏ tranh tất cả các vị đều 30g, hoạt thạch 15g. Sắc lấy nước uống hàng ngày.

    Bài thuốc 16: Điều trị mỡ máu và huyết áp cao

    Cỏ xước, hy thiêm, thảo quyết minh sao vàng, đương quy, mộc nhĩ đen, cỏ mực, xuyên khung mỗi vị 30g, sắc uống 20 đến 30 ngày sẽ có kết quả.

    Khi đang dùng cỏ xước hoặc bất kỳ loại thuốc cổ truyền nào chúng ta nên cách nhau 2 giờ với bất kỳ loại thuốc tây hoặc thực phẩm bổ sung sức khỏe nào. Ngoài ra khi đang sử dụng cỏ xước có một số trường hợp có thể bị dị ứng, có các triệu chứng như: Người nổi mẫn ngứa, tức ngực, khó thở, choáng váng, buồn nôn và cơ thể khó chịu… ngay lập tức ngừng sử dụng, và đến bệnh viện nơi gần nhất để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám và điều trị. Tốt nhất khi sử dụng bài thuốc có cỏ xước cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa phù hợp với từng thể bệnh, mặt bệnh và cơ địa của mỗi người, không thể sử dụng tùy tiện.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!