spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Còi xương điều trị như thế nào?

    spot_img

    1. Còi xương là gì?

    Còi xương là một bệnh lý về xương ở trẻ em. Nguyên nhân chính gây bệnh còi xương là thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng cho sự phát triển xương khỏe mạnh như vitamin D, canxi, phốt phát. 

    Một số yếu tố góp phần gây ra tình trạng thiếu hụt này, bao gồm:

    Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Cơ thể cần tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời để tổng hợp vitamin D. Không tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin D.

    Thiếu hụt dinh dưỡng: Chế độ ăn thiếu thực phẩm giàu vitamin D, canxi và phốt phát, như các sản phẩm từ sữa, cá và rau lá xanh, có thể gây ra bệnh còi xương, ở trẻ suy dinh dưỡng hoặc hạn chế trong chế độ ăn uống.

    Các vấn đề kém hấp thu: Một số tình trạng bệnh lý như bệnh Celiac, Crohn hoặc rối loạn thận… có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng này từ hệ tiêu hóa của cơ thể.

    Yếu tố di truyền: Các rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D hoặc phốt phát.

    Còi xương điều trị như thế nào?- Ảnh 1.

    Còi xương không được điều trị có thể bị khuyết tật vận động.

    – Biến dạng xương như chân vòng kiềng

    – Chậm phát triển và phát triển vận động

    – Yếu cơ và đau ở xương, khớp, cột sống.

    – Các vấn đề về răng như chậm mọc răng và mềm hộp sọ dẫn đến hình dạng đầu bất thường.

    – Ngực bồ câu (xương ức ép ra ngoài hoặc hướng lên trên).

    – Tăng nguy cơ gãy xương…

    Việc phát hiện sớm các triệu chứng còi xương rất quan trọng để can thiệp kịp thời và giải quyết các nguyên nhân cơ bản gây còi xương.

    Khi được điều trị đúng cách, các triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh chóng và bệnh tiến triển thuận lợi. Mặt khác, những bệnh nhân không được điều trị có thể bị khuyết tật vận động đáng kể.

    2. Các phương pháp điều trị còi xương

    Phương pháp điều trị thông thường cho bệnh còi xương là kê đơn bổ sung vitamin D và canxi. Thuốc có hiệu quả nếu tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, tùy thuộc vào cân nặng, độ tuổi của trẻ. 

    Trong trường hợp dị tật xương và cột sống như chân vòng kiềng, bác sĩ có thể đề nghị nẹp đặc biệt để điều chỉnh hoặc định vị lại cơ thể trẻ một cách thích hợp khi xương phát triển. Trong một số trường hợp sẽ cần phải phẫu thuật.

    Còi xương điều trị như thế nào?- Ảnh 2.

    Bổ sung vitamin D là biện pháp điều trị còi xương.

    Bổ sung vitamin D: Có thể dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt.

    Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn giàu canxi và phốt phát thúc đẩy sức khỏe xương. Các loại thực phẩm như sản phẩm từ sữa và rau lá xanh có thể giúp tăng các chất dinh dưỡng này. Trong một số trường hợp, có thể cần bổ sung  theo chỉ canxi theo chỉ định của bác sĩ.

    Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời rất quan trọng để cơ thể sản xuất vitamin D một cách tự nhiên.

    Điều trị tình trạng bệnh lý tiềm ẩn: Nếu một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn góp phần gây ra bệnh còi xương , như rối loạn tiêu hóa, việc giải quyết những tình trạng này là điều cần thiết để điều trị còi xương hiệu quả.

    – Vật lý trị liệu:  Đối với những người bị dị tật xương nghiêm trọng hoặc gặp vấn đề về khả năng vận động, vật lý trị liệu có thể được khuyến nghị để cải thiện sức mạnh cơ, tính linh hoạt của khớp và sức khỏe tổng thể của xương.

    Việc điều trị còi xương phải phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng trường hợp. Điều cần thiết là phải tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được đánh giá toàn diện và lập kế hoạch điều trị cá nhân.

    Còi xương điều trị như thế nào?- Ảnh 3.

    Tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời là rất quan trọng để tổng hợp vitamin D.

    3. Làm gì để phòng ngừa còi xương?

    Để phòng ngừa còi xương cần đảm bảo hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu và áp dụng lối sống hỗ trợ quá trình hấp thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng này.

    Lượng vitamin D hấp thụ: Tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời là rất quan trọng để tổng hợp vitamin D trong da. Thực phẩm giàu vitamin D, như cá béo, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa tăng cường, cũng có thể góp phần đáp ứng nhu cầu của cơ thể. 

    Bổ sung vitamin D có thể được khuyến nghị để ngăn ngừa bệnh còi xương. Việc bổ sung hợp lý ở trẻ dưới 1 tuổi, vitamin D2 (ergocalciferol) hoặc vitamin D3 (cholecalciferol), với tỷ lệ 400 IU đến 600 IU mỗi ngày. 

    Ở trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, việc tiếp tục bổ sung (600 IU đến 800 IU mỗi ngày) cho đến khi 5 tuổi. Việc bổ sung vitamin D cho trẻ dưới 1 tuổi không gây nguy hiểm đáng kể với điều kiện là không vượt quá 600 IU mỗi ngày và không sử dụng các sản phẩm đặc trị. Lưu ý, luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung cho trẻ.

    Chế độ ăn giàu canxi và phốt phát: Một chế độ ăn cân bằng với đủ canxi và phốt phát là điều cần thiết để duy trì xương chắc khỏe. Các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh, các loại hạt là nguồn cung cấp các khoáng chất này.

    Thực phẩm bổ sung: Trong trường hợp chế độ ăn uống không đủ, có thể bổ sung vitamin D, canxi hoặc phốt phát theo hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

    Sàng lọc và can thiệp sớm: Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, có thể giúp xác định, giải quyết sớm tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.

    Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ: Đối với trẻ sơ sinh, đảm bảo bổ sung đủ vitamin D và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu tự nhiên, có thể góp phần ngăn ngừa bệnh còi xương.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Còi xương điều trị như thế nào?

    1. Còi xương là gì?

    Còi xương là một bệnh lý về xương ở trẻ em. Nguyên nhân chính gây bệnh còi xương là thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng cho sự phát triển xương khỏe mạnh như vitamin D, canxi, phốt phát. 

    Một số yếu tố góp phần gây ra tình trạng thiếu hụt này, bao gồm:

    Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Cơ thể cần tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời để tổng hợp vitamin D. Không tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin D.

    Thiếu hụt dinh dưỡng: Chế độ ăn thiếu thực phẩm giàu vitamin D, canxi và phốt phát, như các sản phẩm từ sữa, cá và rau lá xanh, có thể gây ra bệnh còi xương, ở trẻ suy dinh dưỡng hoặc hạn chế trong chế độ ăn uống.

    Các vấn đề kém hấp thu: Một số tình trạng bệnh lý như bệnh Celiac, Crohn hoặc rối loạn thận… có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng này từ hệ tiêu hóa của cơ thể.

    Yếu tố di truyền: Các rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D hoặc phốt phát.

    Còi xương điều trị như thế nào?- Ảnh 1.

    Còi xương không được điều trị có thể bị khuyết tật vận động.

    – Biến dạng xương như chân vòng kiềng

    – Chậm phát triển và phát triển vận động

    – Yếu cơ và đau ở xương, khớp, cột sống.

    – Các vấn đề về răng như chậm mọc răng và mềm hộp sọ dẫn đến hình dạng đầu bất thường.

    – Ngực bồ câu (xương ức ép ra ngoài hoặc hướng lên trên).

    – Tăng nguy cơ gãy xương…

    Việc phát hiện sớm các triệu chứng còi xương rất quan trọng để can thiệp kịp thời và giải quyết các nguyên nhân cơ bản gây còi xương.

    Khi được điều trị đúng cách, các triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh chóng và bệnh tiến triển thuận lợi. Mặt khác, những bệnh nhân không được điều trị có thể bị khuyết tật vận động đáng kể.

    2. Các phương pháp điều trị còi xương

    Phương pháp điều trị thông thường cho bệnh còi xương là kê đơn bổ sung vitamin D và canxi. Thuốc có hiệu quả nếu tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, tùy thuộc vào cân nặng, độ tuổi của trẻ. 

    Trong trường hợp dị tật xương và cột sống như chân vòng kiềng, bác sĩ có thể đề nghị nẹp đặc biệt để điều chỉnh hoặc định vị lại cơ thể trẻ một cách thích hợp khi xương phát triển. Trong một số trường hợp sẽ cần phải phẫu thuật.

    Còi xương điều trị như thế nào?- Ảnh 2.

    Bổ sung vitamin D là biện pháp điều trị còi xương.

    Bổ sung vitamin D: Có thể dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt.

    Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn giàu canxi và phốt phát thúc đẩy sức khỏe xương. Các loại thực phẩm như sản phẩm từ sữa và rau lá xanh có thể giúp tăng các chất dinh dưỡng này. Trong một số trường hợp, có thể cần bổ sung  theo chỉ canxi theo chỉ định của bác sĩ.

    Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời rất quan trọng để cơ thể sản xuất vitamin D một cách tự nhiên.

    Điều trị tình trạng bệnh lý tiềm ẩn: Nếu một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn góp phần gây ra bệnh còi xương , như rối loạn tiêu hóa, việc giải quyết những tình trạng này là điều cần thiết để điều trị còi xương hiệu quả.

    – Vật lý trị liệu:  Đối với những người bị dị tật xương nghiêm trọng hoặc gặp vấn đề về khả năng vận động, vật lý trị liệu có thể được khuyến nghị để cải thiện sức mạnh cơ, tính linh hoạt của khớp và sức khỏe tổng thể của xương.

    Việc điều trị còi xương phải phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng trường hợp. Điều cần thiết là phải tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được đánh giá toàn diện và lập kế hoạch điều trị cá nhân.

    Còi xương điều trị như thế nào?- Ảnh 3.

    Tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời là rất quan trọng để tổng hợp vitamin D.

    3. Làm gì để phòng ngừa còi xương?

    Để phòng ngừa còi xương cần đảm bảo hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu và áp dụng lối sống hỗ trợ quá trình hấp thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng này.

    Lượng vitamin D hấp thụ: Tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời là rất quan trọng để tổng hợp vitamin D trong da. Thực phẩm giàu vitamin D, như cá béo, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa tăng cường, cũng có thể góp phần đáp ứng nhu cầu của cơ thể. 

    Bổ sung vitamin D có thể được khuyến nghị để ngăn ngừa bệnh còi xương. Việc bổ sung hợp lý ở trẻ dưới 1 tuổi, vitamin D2 (ergocalciferol) hoặc vitamin D3 (cholecalciferol), với tỷ lệ 400 IU đến 600 IU mỗi ngày. 

    Ở trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, việc tiếp tục bổ sung (600 IU đến 800 IU mỗi ngày) cho đến khi 5 tuổi. Việc bổ sung vitamin D cho trẻ dưới 1 tuổi không gây nguy hiểm đáng kể với điều kiện là không vượt quá 600 IU mỗi ngày và không sử dụng các sản phẩm đặc trị. Lưu ý, luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung cho trẻ.

    Chế độ ăn giàu canxi và phốt phát: Một chế độ ăn cân bằng với đủ canxi và phốt phát là điều cần thiết để duy trì xương chắc khỏe. Các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh, các loại hạt là nguồn cung cấp các khoáng chất này.

    Thực phẩm bổ sung: Trong trường hợp chế độ ăn uống không đủ, có thể bổ sung vitamin D, canxi hoặc phốt phát theo hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

    Sàng lọc và can thiệp sớm: Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, có thể giúp xác định, giải quyết sớm tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.

    Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ: Đối với trẻ sơ sinh, đảm bảo bổ sung đủ vitamin D và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu tự nhiên, có thể góp phần ngăn ngừa bệnh còi xương.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!