spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Dấu hiệu cần bổ sung vitamin D ngay lập tức

    spot_img

    1. Vitamin D giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh tật

    Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương, răng, hỗ trợ làm tăng quá trình hấp thu canxi và phospho tại đường tiêu hoá.

    Vitamin D cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh lý: Cảm cúm, bảo vệ hệ thống tim mạch, hạn chế tình trạng xơ vữa mạch máu, ngăn ngừa loãng xương, giúp xương trở nên chắc khỏe hơn, tránh tình trạng xương đau nhức, hạn chế mắc phải bệnh đa xơ cứng, giảm thiểu khả năng mắc phải một số bệnh ung thư…

    Dấu hiệu cần bổ sung vitamin D ngay lập tức- Ảnh 2.

    Vitamin D giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

    2. Các dấu hiệu cần bổ sung vitamin D

    – Mệt mỏi: Nhiều nghiên cứu cho thấy, nồng độ vitamin D trong máu thấp có thể gây mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

    – Miễn dịch kém: Vitamin D có thể giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động khỏe mạnh để chống lại các bệnh nhiễm trùng. Nếu thường xuyên mắc cúm hoặc cảm lạnh có khả năng là nồng độ vitamin D trong máu thấp nên khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh.

    – Chậm lành vết thương: Nghiên cứu cho thấy mức độ vitamin D trong máu không đủ có thể dẫn đến chậm lành vết thương sau phẫu thuật, chấn thương hoặc nhiễm trùng.

    Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, hỗ trợ sức khỏe của xương, thúc đẩy xương khỏe mạnh. Do đó, việc thiếu vitamin này cũng khiến các trường hợp bị gãy xương lâu lành hơn.

    – Đau và nhức cơ: Vitamin D có mặt trong cơ quan thụ cảm đau nociceptors. Sự thiếu hụt vitamin D sẽ gây nên những cơn đau. Nghiên cứu cho thấy, ở những người bị đau cơ khi được bổ sung vitamin D có thể giảm đau trung bình khoảng 57%.

    Dấu hiệu cần bổ sung vitamin D ngay lập tức- Ảnh 3.

    Vitamin D có nhiều trong thực phẩm.

    Rụng tóc: Vitamin D có liên quan mật thiết đến sức khỏe của tóc. Thiếu vitamin D khiến tóc khó mọc, mọc chậm, dễ gãy rụng.

    – Mắc bệnh về xương khớp: Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương, dẫn đến cảm giác đau nhói hoặc đau nhức trong xương, đặc biệt là ở đầu gối và lưng.

    Những người không có đủ vitamin quan trọng này có thể bị còi xương, loãng xương, đau xương và tăng nguy cơ gãy xương.

    – Mất xương: Nghiên cứu cho thấy, vitamin D có liên quan đến mật độ khoáng xương thấp. Mật độ xương thấp là một dấu hiệu cho thấy xương đã mất canxi và khoáng chất khác. Điều này khiến cho người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ có nguy cơ gãy xương cao hơn.

    – Mắc bệnh đái tháo đường loại 2: Lượng vitamin D thấp có thể góp phần gây ra tình trạng kháng insulin. Do đó, cần cân nhắc bổ sung cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 bị thiếu vitamin.

    Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đi khám để xác định mức thiếu vitamin D, để bổ sung kịp thời.

    3. Bổ sung vitamin D thế nào để vừa hiệu quả mà an toàn?

    Tắm nắng là cách đơn giản nhất để bổ sung vitamin D. Ngoài ra có thể bổ sung vitamin D thông qua các loại thực phẩm như: Cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá kiếm, dầu gan cá tuyết, ngũ cốc, sữa tươi, sữa chua, phô mai, tôm, trứng, thịt đỏ…

    Nếu chế độ ăn không đủ vitamin D có thể cân nhắc bổ sung viên uống tổng hợp. Tùy từng trường hợp sẽ có lượng vitamin D cần bổ sung khác nhau:

    – Với trẻ dưới 1 tuổi cần 400 IUvitamin D/ngày.

    – Với trẻ trên 1 tuổi, thanh thiếu niên, người trưởng thành dưới 70 tuổi: 600 IU/ngày.

    – Người trên 70 tuổi: 800 IU/ngày.

    – Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: 600 IU/ngày.

    Lưu ý, thừa vitamin D sẽ gây ra các tác dụng phụ có hại cho cơ thể. Do đó, chỉ nên bổ sung khi có ý kiến của bác sĩ.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Dấu hiệu cần bổ sung vitamin D ngay lập tức

    1. Vitamin D giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh tật

    Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương, răng, hỗ trợ làm tăng quá trình hấp thu canxi và phospho tại đường tiêu hoá.

    Vitamin D cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh lý: Cảm cúm, bảo vệ hệ thống tim mạch, hạn chế tình trạng xơ vữa mạch máu, ngăn ngừa loãng xương, giúp xương trở nên chắc khỏe hơn, tránh tình trạng xương đau nhức, hạn chế mắc phải bệnh đa xơ cứng, giảm thiểu khả năng mắc phải một số bệnh ung thư…

    Dấu hiệu cần bổ sung vitamin D ngay lập tức- Ảnh 2.

    Vitamin D giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

    2. Các dấu hiệu cần bổ sung vitamin D

    – Mệt mỏi: Nhiều nghiên cứu cho thấy, nồng độ vitamin D trong máu thấp có thể gây mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

    – Miễn dịch kém: Vitamin D có thể giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động khỏe mạnh để chống lại các bệnh nhiễm trùng. Nếu thường xuyên mắc cúm hoặc cảm lạnh có khả năng là nồng độ vitamin D trong máu thấp nên khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh.

    – Chậm lành vết thương: Nghiên cứu cho thấy mức độ vitamin D trong máu không đủ có thể dẫn đến chậm lành vết thương sau phẫu thuật, chấn thương hoặc nhiễm trùng.

    Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, hỗ trợ sức khỏe của xương, thúc đẩy xương khỏe mạnh. Do đó, việc thiếu vitamin này cũng khiến các trường hợp bị gãy xương lâu lành hơn.

    – Đau và nhức cơ: Vitamin D có mặt trong cơ quan thụ cảm đau nociceptors. Sự thiếu hụt vitamin D sẽ gây nên những cơn đau. Nghiên cứu cho thấy, ở những người bị đau cơ khi được bổ sung vitamin D có thể giảm đau trung bình khoảng 57%.

    Dấu hiệu cần bổ sung vitamin D ngay lập tức- Ảnh 3.

    Vitamin D có nhiều trong thực phẩm.

    Rụng tóc: Vitamin D có liên quan mật thiết đến sức khỏe của tóc. Thiếu vitamin D khiến tóc khó mọc, mọc chậm, dễ gãy rụng.

    – Mắc bệnh về xương khớp: Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương, dẫn đến cảm giác đau nhói hoặc đau nhức trong xương, đặc biệt là ở đầu gối và lưng.

    Những người không có đủ vitamin quan trọng này có thể bị còi xương, loãng xương, đau xương và tăng nguy cơ gãy xương.

    – Mất xương: Nghiên cứu cho thấy, vitamin D có liên quan đến mật độ khoáng xương thấp. Mật độ xương thấp là một dấu hiệu cho thấy xương đã mất canxi và khoáng chất khác. Điều này khiến cho người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ có nguy cơ gãy xương cao hơn.

    – Mắc bệnh đái tháo đường loại 2: Lượng vitamin D thấp có thể góp phần gây ra tình trạng kháng insulin. Do đó, cần cân nhắc bổ sung cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 bị thiếu vitamin.

    Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đi khám để xác định mức thiếu vitamin D, để bổ sung kịp thời.

    3. Bổ sung vitamin D thế nào để vừa hiệu quả mà an toàn?

    Tắm nắng là cách đơn giản nhất để bổ sung vitamin D. Ngoài ra có thể bổ sung vitamin D thông qua các loại thực phẩm như: Cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá kiếm, dầu gan cá tuyết, ngũ cốc, sữa tươi, sữa chua, phô mai, tôm, trứng, thịt đỏ…

    Nếu chế độ ăn không đủ vitamin D có thể cân nhắc bổ sung viên uống tổng hợp. Tùy từng trường hợp sẽ có lượng vitamin D cần bổ sung khác nhau:

    – Với trẻ dưới 1 tuổi cần 400 IUvitamin D/ngày.

    – Với trẻ trên 1 tuổi, thanh thiếu niên, người trưởng thành dưới 70 tuổi: 600 IU/ngày.

    – Người trên 70 tuổi: 800 IU/ngày.

    – Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: 600 IU/ngày.

    Lưu ý, thừa vitamin D sẽ gây ra các tác dụng phụ có hại cho cơ thể. Do đó, chỉ nên bổ sung khi có ý kiến của bác sĩ.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!