spot_img
32.3 C
Ho Chi Minh City
Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024
More

    Dấu hiệu của cơn đau tim và cách xử trí

    spot_img

    Đau tim là tình trạng dùng để chỉ chung các cơn đau vùng ngực tại vị trí có trái tim, thường do bệnh lý liên quan đến tim gây nên. Phần lớn người bệnh mô tả cơn đau này là cảm giác nhói trong tim, căng tức ở ngực, hoặc có cơn đau thắt ở tim.

    Nguyên nhân của cơn đau tim có nhiều chủ yếu là do chất béo lắng đọng, mảng xơ vữa gây hẹp mạch máu của tim hay còn gọi là xơ vữa động mạch. Bệnh động mạch vành phát triển khi mạch máu mang oxy đến cho tim bị cản trở. Xơ vữa động mạch có thể làm giảm lưu lượng máu và oxy đến cơ tim hay còn gọi là thiếu máu cục bộ. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh mạch vành là đau ngực hay còn gọi là đau thắt ngực.

    Động mạch có thể tắc hoàn toàn do mảng xơ vữa hoặc huyết khối (cục máu đông). Điều này thường xảy ra ở những động mạch đã bị tổn thương và hẹp bởi mảng xơ vữa. Khi bị huyết khối, dòng máu đến phần cơ tim sẽ bị tắc, tế bào ở những vùng cơ tim bị ảnh hưởng sẽ trở nên tổn thương vĩnh viễn.

    Bệnh tim có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Bệnh tim có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Nhận biết cơn đau tim

    Khi xảy ra cơn đau tim, việc nghỉ ngơi không làm giảm đau hoặc giảm rất ít, thay đổi tư thế cũng không giúp giảm đau. Một số người có các biểu hiện như:

    – Đột nhiên có cảm giác ngất xỉu hoặc chóng mặt.

    – Cảm giác rất khó chịu trong bụng (giống như cảm giác đầy bụng khó tiêu).

    – Khó thở (bệnh nhân có thể thở hổn hển).

    – Hoảng sợ (cảm thấy như sắp chết).

    – Da xanh tái, đổ mồ hôi lạnh.

    – Mạch nhanh, yếu, không đều.

    – Ngã quỵ, thường không có dấu hiệu cảnh báo.

    – Có thể mất ý thức.

    Tuy nhiên, cần lưu ý: một vài người không bị đau ngực trong cơn đau tim, thường là người đái tháo đường hoặc trên 75 tuổi.

    Dấu hiệu của cơn đau tim tương tự như đau thắt ngực nhưng có 3 khác biệt chính:

    – Đau nặng hơn

    – Thường kéo dài hơn 20 phút.

    – Nghỉ ngơi hoặc người bệnh dùng Nitroglycerin không làm giảm được đau.

    Không giống cơn đau tim, đau thắt ngực có thể sẽ biến mất khoảng 10 phút sau khi nghỉ ngơi hoặc uống những thuốc điều trị đặc biệt.

    Trong đau thắt ngực, tim không nhận đủ oxy, còn trong cơn đau tim cung cấp oxy đến cơ tim bị tắc hoàn toàn. Vì vậy, khi xuất hiện cơn đau tim thường sẽ nguy hiểm, cần cấp cứu ngay, cơ tim bắt đầu chết theo từng phút. Trong vòng 6 giờ, tổn thương cơ tim sẽ lan rộng. Nếu điều trị thuốc trong giờ đầu của cơn đau tim thì cơ hội sống sót và giới hạn tổn thương tim là tốt nhất. Vì vậy, người bệnh càng được điều trị cấp cứu sớm thì cơ hội sống càng lớn.

    Dấu hiệu của cơn đau tim và cách xử trí- Ảnh 2.

    Khi xảy ra cơn đau tim cần được cấp cứu kịp thời.

    Cần làm gì xuất hiện cơn đau tim?

    Khi có biểu hiện cơn đau tim cần ghi nhớ như sau:

    – Hãy gọi cấp cứu gần nhất hoặc cấp cứu 115 hay bất cứ ai có thể đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất khi đau ngực không hết trong vòng 15 phút sau nghỉ ngơi.

    – Người bệnh có cơn đau tim cần nới rộng quần áo bó chặt và nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái.

    – Cần nằm ở nơi thoáng mát, nếu ở phòng kín cần mở cửa sổ giúp thông thoáng khí

    – Nếu có ai đến giúp, hãy nhanh chóng đến phòng cấp cứu hơn là chờ cấp cứu lưu động. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nhân nguy kịch và người đó biết hồi sinh tim phổi, hãy gọi cấp cứu lưu động 115 rồi bắt đầu hồi sinh tim phổi.

    – Đối với trường hợp người bệnh đã có đơn thuốc, hãy theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp đang uống Nitroglycerin, hãy gọi sự trợ giúp khi đau ngực kéo dài trên 15 phút và dùng Nitroglycerin không làm giảm đau tim.

    Không nên chủ quan với các dấu hiệu có cơn đau tim vì điều này sẽ cảnh báo tình trạng sức khỏe người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng bất cứ lúc nào. Vì vậy, việc theo dõi triệu chứng đau tim và khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng.

    Để phòng các bệnh lý liên quan đến tim, cần duy trì lối sống lành mạnh giúp cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch. Cụ thể, cần thực hiện chế độ ăn uống xây dựng riêng cho người gặp bệnh lý tim mạch, suy giảm và tổn thương tim: Ít chất béo bão hòa, tăng cường ăn rau, trái cây, củ quả, hạn chế muối và cholesterol,…

    Duy trì cân nặng, nếu đang béo phì hoặc thừa cân, hãy giảm cân lành mạnh bằng chế độ ăn và luyện tập; Bỏ thuốc lá; Tăng cường hoạt động thể chất; Kiểm soát bệnh lý liên quan như: huyết áp cao, tăng cholesterol, bệnh tiểu đường,…

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được...
    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được...
    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...
    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?- Ảnh 1.

    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống phù...

    bạn Nên đọc!

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, nhồi máu cơ tim có thể tái phát. Vậy cần làm gì để tránh tái phát bệnh.

    Dấu hiệu của cơn đau tim và cách xử trí

    Đau tim là tình trạng dùng để chỉ chung các cơn đau vùng ngực tại vị trí có trái tim, thường do bệnh lý liên quan đến tim gây nên. Phần lớn người bệnh mô tả cơn đau này là cảm giác nhói trong tim, căng tức ở ngực, hoặc có cơn đau thắt ở tim.

    Nguyên nhân của cơn đau tim có nhiều chủ yếu là do chất béo lắng đọng, mảng xơ vữa gây hẹp mạch máu của tim hay còn gọi là xơ vữa động mạch. Bệnh động mạch vành phát triển khi mạch máu mang oxy đến cho tim bị cản trở. Xơ vữa động mạch có thể làm giảm lưu lượng máu và oxy đến cơ tim hay còn gọi là thiếu máu cục bộ. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh mạch vành là đau ngực hay còn gọi là đau thắt ngực.

    Động mạch có thể tắc hoàn toàn do mảng xơ vữa hoặc huyết khối (cục máu đông). Điều này thường xảy ra ở những động mạch đã bị tổn thương và hẹp bởi mảng xơ vữa. Khi bị huyết khối, dòng máu đến phần cơ tim sẽ bị tắc, tế bào ở những vùng cơ tim bị ảnh hưởng sẽ trở nên tổn thương vĩnh viễn.

    Bệnh tim có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Bệnh tim có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Nhận biết cơn đau tim

    Khi xảy ra cơn đau tim, việc nghỉ ngơi không làm giảm đau hoặc giảm rất ít, thay đổi tư thế cũng không giúp giảm đau. Một số người có các biểu hiện như:

    – Đột nhiên có cảm giác ngất xỉu hoặc chóng mặt.

    – Cảm giác rất khó chịu trong bụng (giống như cảm giác đầy bụng khó tiêu).

    – Khó thở (bệnh nhân có thể thở hổn hển).

    – Hoảng sợ (cảm thấy như sắp chết).

    – Da xanh tái, đổ mồ hôi lạnh.

    – Mạch nhanh, yếu, không đều.

    – Ngã quỵ, thường không có dấu hiệu cảnh báo.

    – Có thể mất ý thức.

    Tuy nhiên, cần lưu ý: một vài người không bị đau ngực trong cơn đau tim, thường là người đái tháo đường hoặc trên 75 tuổi.

    Dấu hiệu của cơn đau tim tương tự như đau thắt ngực nhưng có 3 khác biệt chính:

    – Đau nặng hơn

    – Thường kéo dài hơn 20 phút.

    – Nghỉ ngơi hoặc người bệnh dùng Nitroglycerin không làm giảm được đau.

    Không giống cơn đau tim, đau thắt ngực có thể sẽ biến mất khoảng 10 phút sau khi nghỉ ngơi hoặc uống những thuốc điều trị đặc biệt.

    Trong đau thắt ngực, tim không nhận đủ oxy, còn trong cơn đau tim cung cấp oxy đến cơ tim bị tắc hoàn toàn. Vì vậy, khi xuất hiện cơn đau tim thường sẽ nguy hiểm, cần cấp cứu ngay, cơ tim bắt đầu chết theo từng phút. Trong vòng 6 giờ, tổn thương cơ tim sẽ lan rộng. Nếu điều trị thuốc trong giờ đầu của cơn đau tim thì cơ hội sống sót và giới hạn tổn thương tim là tốt nhất. Vì vậy, người bệnh càng được điều trị cấp cứu sớm thì cơ hội sống càng lớn.

    Dấu hiệu của cơn đau tim và cách xử trí- Ảnh 2.

    Khi xảy ra cơn đau tim cần được cấp cứu kịp thời.

    Cần làm gì xuất hiện cơn đau tim?

    Khi có biểu hiện cơn đau tim cần ghi nhớ như sau:

    – Hãy gọi cấp cứu gần nhất hoặc cấp cứu 115 hay bất cứ ai có thể đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất khi đau ngực không hết trong vòng 15 phút sau nghỉ ngơi.

    – Người bệnh có cơn đau tim cần nới rộng quần áo bó chặt và nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái.

    – Cần nằm ở nơi thoáng mát, nếu ở phòng kín cần mở cửa sổ giúp thông thoáng khí

    – Nếu có ai đến giúp, hãy nhanh chóng đến phòng cấp cứu hơn là chờ cấp cứu lưu động. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nhân nguy kịch và người đó biết hồi sinh tim phổi, hãy gọi cấp cứu lưu động 115 rồi bắt đầu hồi sinh tim phổi.

    – Đối với trường hợp người bệnh đã có đơn thuốc, hãy theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp đang uống Nitroglycerin, hãy gọi sự trợ giúp khi đau ngực kéo dài trên 15 phút và dùng Nitroglycerin không làm giảm đau tim.

    Không nên chủ quan với các dấu hiệu có cơn đau tim vì điều này sẽ cảnh báo tình trạng sức khỏe người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng bất cứ lúc nào. Vì vậy, việc theo dõi triệu chứng đau tim và khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng.

    Để phòng các bệnh lý liên quan đến tim, cần duy trì lối sống lành mạnh giúp cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch. Cụ thể, cần thực hiện chế độ ăn uống xây dựng riêng cho người gặp bệnh lý tim mạch, suy giảm và tổn thương tim: Ít chất béo bão hòa, tăng cường ăn rau, trái cây, củ quả, hạn chế muối và cholesterol,…

    Duy trì cân nặng, nếu đang béo phì hoặc thừa cân, hãy giảm cân lành mạnh bằng chế độ ăn và luyện tập; Bỏ thuốc lá; Tăng cường hoạt động thể chất; Kiểm soát bệnh lý liên quan như: huyết áp cao, tăng cholesterol, bệnh tiểu đường,…

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được...
    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được...
    nap.jpg

    Bí quyết để có một giấc ngủ trưa hiệu quả

    (Thông tin sức khỏe) - Giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và ít mệt...
    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?- Ảnh 1.

    Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?

    (Thông tin sức khỏe) - Khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống phù...

    bạn Nên đọc!

    Lưu ý cho người từng bị nhồi máu cơ tim để tránh tái phát bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, nhồi máu cơ tim có thể tái phát. Vậy cần làm gì để tránh tái phát bệnh.