spot_img
31.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ Tư, 2 Tháng 7, 2025
More

    Dấu hiệu điển hình bệnh viêm não Nhật Bản

    spot_img

    Viêm não Nhật Bản lây truyền qua muỗi đốt mang mầm bệnh

    Bệnh viêm não Nhật Bản phổ biến từ tháng 5 đến tháng 7 là mùa muỗi hoạt động nhiều cũng là mùa chim đến ăn quả chín. Trong số các loài động vật sống gần người, lợn được coi là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất vì tỷ lệ lợn bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản trong vùng dịch rất cao (khoảng 80% đàn), và phạm vi lợn nuôi tại các hộ gia đình rất lớn (tập trung ở nông thôn).

    Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể lây lan và nhanh chóng bùng phát thành dịch bệnh trong cộng đồng. Bệnh lây truyền qua muỗi Culex đốt (muỗi ruộng). Nguồn gây bệnh chủ yếu từ các loài chim hoang dã và các loài gia súc – tiêu biểu chim và lợn là những ổ chứa nhiều virus JEV trong tự nhiên. Muỗi sẽ đốt lợn và chim hoang, mang máu chứa virus gây bệnh rồi truyền sang người.

    Do đó, viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.

    Viêm não nhật bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương ở trẻ em và người lớn.

    Viêm não Nhật bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương ở trẻ em và người lớn.

    Dấu hiệu điển hình của viêm não Nhật bản

    Sốt cao, co giật, hôn mê là 3 triệu chứng viêm não Nhật Bản điển hình nhất của viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường chỉ xuất hiện từ ngày thứ 3 trở đi và đến lúc này thì đã muộn. Có những trường hợp viêm não ác tính thì chỉ trong 24 giờ, bệnh nhân co giật hôn mê rồi ngừng thở, ngay cả thở máy lúc đấy cũng không còn hiệu quả, vì đã bị hoại tử não dẫn đến chết não.

    Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, thì não và hệ thần kinh trung ương của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều tổn thương theo từng giai đoạn, cụ thể:

    • Giai đoạn ủ bệnh

    Viêm não Nhật Bản có thời gian ủ bệnh là từ 5 – 14 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Trong giai đoạn này, người bệnh không có triệu chứng rõ rệt của bệnh.

    • Giai đoạn khởi phát

    Sau giai đoạn ủ bệnh, virus viêm não Nhật Bản vượt qua hàng rào mạch máu – não và gây phù não với các triệu chứng khởi phát đột ngột sốt cao 39 – 40 độ C hoặc hơn. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn. Trong 1 – 2 ngày đầu có thể gặp dấu hiệu như: cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn vận động nhãn cầu, mất ý thức hay phản xạ gân xương tăng,…

    Triệu chứng viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ còn là đau bụng, tiêu chảy, nôn giống như ngộ độc ăn uống.

    • Giai đoạn toàn phát

    Từ ngày thứ 3 – 4 đến ngày 6 – 7, triệu chứng viêm não Nhật Bản tiến vào giai đoạn toàn phát. Triệu chứng bệnh nổi bật nhất trong giai đoạn này là tổn thương não và tổn thương thần kinh khu trú.

    Sang ngày thứ 3 – 4 của bệnh, các triệu chứng không giảm mà diễn tiến nặng hơn. Người bệnh từ mê sảng kích thích dần rơi vào hôn mê sâu. Không những vậy, các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên. Người bệnh vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, mạch nhanh, huyết áp tăng, rối loạn nhịp thở. Cuồng sảng, ảo giác, tăng trương lực cơ khiến người bệnh nằm co quắp, giật rung các cơ mặt và chi. Ở một số người bệnh còn có trạng thái định hình, giữ nguyên tư thế.

    Giai đoạn lui bệnh

    Từ ngày thứ 8 trở đi, nhiệt độ cơ thể người bệnh giảm dần và hết sốt vào ngày thứ 10 nếu không có tình trạng bội nhiễm. Các hội chứng não và rối loạn thần kinh cũng mất dần nếu bệnh nhân được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với một số di chứng suốt đời như: điếc, liệt chi,… ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

    Vì vậy thấy bệnh nhân sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C kém đáp ứng hạ sốt, đau đầu, buồn nôn, dần dần rối loạn tri giác (ngủ gà, li bì, đau đầu hoặc hôn mê)… cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

    Lời khuyên thầy thuốc

    Hiện viêm não Nhật bản không có thuốc đặc hiệu, điều trị triệu chứng là chủ yếu do đó, cần được phát hiện và điều trị biến chứng kịp thời.

    Để phòng ngừa cần chủ động đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tất cả các mũi viêm não Nhật bản, bởi vì vaccin chính là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất, hiệu quả nhất và chỉ có tỷ lệ tiêm chủng cao mới có khả năng bảo vệ được cá nhân và cộng đồng trước các dịch bệnh nguy hiểm Ngoài ra, cần phòng tránh muỗi đốt với loại bỏ những nơi ao tù đọng nước quanh khu vực nhà ở, nằm màn chống muỗi….

    Thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy tại hộ gia đình, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?- Ảnh 1.

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?

    (Thông tin sức khỏe) - Vi chất là những dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện, tuy...
    Sai lầm khi siết mỡ bụng khiến vòng eo mãi không nhỏ gọn- Ảnh 1.

    Sai lầm khi siết mỡ bụng khiến vòng eo mãi không nhỏ gọn

    (Thông tin sức khỏe) - Dù đã cố gắng tập luyện, ăn uống kiêng khem, nhiều người vẫn không thấy vòng eo thon gọn...
    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?- Ảnh 1.

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?

    (Thông tin sức khỏe) - Vi chất là những dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện, tuy...
    Sai lầm khi siết mỡ bụng khiến vòng eo mãi không nhỏ gọn- Ảnh 1.

    Sai lầm khi siết mỡ bụng khiến vòng eo mãi không nhỏ gọn

    (Thông tin sức khỏe) - Dù đã cố gắng tập luyện, ăn uống kiêng khem, nhiều người vẫn không thấy vòng eo thon gọn...
    Người phụ nữ chết não sau tai nạn giao thông ở TPHCM để lại sự sống cho nhiều người khác- Ảnh 1.

    Người phụ nữ chết não sau tai nạn giao thông ở TPHCM để lại sự sống cho nhiều người khác

    (Thông tin sức khỏe) - Sau tai nạn giao thông nghiêm trọng, một người phụ nữ tại TPHCM được xác định chết não. Gia...

    bạn Nên đọc!

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?

    (Thông tin sức khỏe) - Vi chất là những dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện, tuy nhiên không phải ai cũng là đối tượng cần bổ sung. Vậy những nhóm người nào cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung vi chất?

    Dấu hiệu điển hình bệnh viêm não Nhật Bản

    Viêm não Nhật Bản lây truyền qua muỗi đốt mang mầm bệnh

    Bệnh viêm não Nhật Bản phổ biến từ tháng 5 đến tháng 7 là mùa muỗi hoạt động nhiều cũng là mùa chim đến ăn quả chín. Trong số các loài động vật sống gần người, lợn được coi là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất vì tỷ lệ lợn bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản trong vùng dịch rất cao (khoảng 80% đàn), và phạm vi lợn nuôi tại các hộ gia đình rất lớn (tập trung ở nông thôn).

    Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể lây lan và nhanh chóng bùng phát thành dịch bệnh trong cộng đồng. Bệnh lây truyền qua muỗi Culex đốt (muỗi ruộng). Nguồn gây bệnh chủ yếu từ các loài chim hoang dã và các loài gia súc – tiêu biểu chim và lợn là những ổ chứa nhiều virus JEV trong tự nhiên. Muỗi sẽ đốt lợn và chim hoang, mang máu chứa virus gây bệnh rồi truyền sang người.

    Do đó, viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.

    Viêm não nhật bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương ở trẻ em và người lớn.

    Viêm não Nhật bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương ở trẻ em và người lớn.

    Dấu hiệu điển hình của viêm não Nhật bản

    Sốt cao, co giật, hôn mê là 3 triệu chứng viêm não Nhật Bản điển hình nhất của viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường chỉ xuất hiện từ ngày thứ 3 trở đi và đến lúc này thì đã muộn. Có những trường hợp viêm não ác tính thì chỉ trong 24 giờ, bệnh nhân co giật hôn mê rồi ngừng thở, ngay cả thở máy lúc đấy cũng không còn hiệu quả, vì đã bị hoại tử não dẫn đến chết não.

    Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, thì não và hệ thần kinh trung ương của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều tổn thương theo từng giai đoạn, cụ thể:

    • Giai đoạn ủ bệnh

    Viêm não Nhật Bản có thời gian ủ bệnh là từ 5 – 14 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Trong giai đoạn này, người bệnh không có triệu chứng rõ rệt của bệnh.

    • Giai đoạn khởi phát

    Sau giai đoạn ủ bệnh, virus viêm não Nhật Bản vượt qua hàng rào mạch máu – não và gây phù não với các triệu chứng khởi phát đột ngột sốt cao 39 – 40 độ C hoặc hơn. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn. Trong 1 – 2 ngày đầu có thể gặp dấu hiệu như: cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn vận động nhãn cầu, mất ý thức hay phản xạ gân xương tăng,…

    Triệu chứng viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ còn là đau bụng, tiêu chảy, nôn giống như ngộ độc ăn uống.

    • Giai đoạn toàn phát

    Từ ngày thứ 3 – 4 đến ngày 6 – 7, triệu chứng viêm não Nhật Bản tiến vào giai đoạn toàn phát. Triệu chứng bệnh nổi bật nhất trong giai đoạn này là tổn thương não và tổn thương thần kinh khu trú.

    Sang ngày thứ 3 – 4 của bệnh, các triệu chứng không giảm mà diễn tiến nặng hơn. Người bệnh từ mê sảng kích thích dần rơi vào hôn mê sâu. Không những vậy, các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên. Người bệnh vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, mạch nhanh, huyết áp tăng, rối loạn nhịp thở. Cuồng sảng, ảo giác, tăng trương lực cơ khiến người bệnh nằm co quắp, giật rung các cơ mặt và chi. Ở một số người bệnh còn có trạng thái định hình, giữ nguyên tư thế.

    Giai đoạn lui bệnh

    Từ ngày thứ 8 trở đi, nhiệt độ cơ thể người bệnh giảm dần và hết sốt vào ngày thứ 10 nếu không có tình trạng bội nhiễm. Các hội chứng não và rối loạn thần kinh cũng mất dần nếu bệnh nhân được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với một số di chứng suốt đời như: điếc, liệt chi,… ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

    Vì vậy thấy bệnh nhân sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C kém đáp ứng hạ sốt, đau đầu, buồn nôn, dần dần rối loạn tri giác (ngủ gà, li bì, đau đầu hoặc hôn mê)… cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

    Lời khuyên thầy thuốc

    Hiện viêm não Nhật bản không có thuốc đặc hiệu, điều trị triệu chứng là chủ yếu do đó, cần được phát hiện và điều trị biến chứng kịp thời.

    Để phòng ngừa cần chủ động đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tất cả các mũi viêm não Nhật bản, bởi vì vaccin chính là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất, hiệu quả nhất và chỉ có tỷ lệ tiêm chủng cao mới có khả năng bảo vệ được cá nhân và cộng đồng trước các dịch bệnh nguy hiểm Ngoài ra, cần phòng tránh muỗi đốt với loại bỏ những nơi ao tù đọng nước quanh khu vực nhà ở, nằm màn chống muỗi….

    Thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy tại hộ gia đình, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?- Ảnh 1.

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?

    (Thông tin sức khỏe) - Vi chất là những dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện, tuy...
    Sai lầm khi siết mỡ bụng khiến vòng eo mãi không nhỏ gọn- Ảnh 1.

    Sai lầm khi siết mỡ bụng khiến vòng eo mãi không nhỏ gọn

    (Thông tin sức khỏe) - Dù đã cố gắng tập luyện, ăn uống kiêng khem, nhiều người vẫn không thấy vòng eo thon gọn...
    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?- Ảnh 1.

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?

    (Thông tin sức khỏe) - Vi chất là những dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện, tuy...
    Sai lầm khi siết mỡ bụng khiến vòng eo mãi không nhỏ gọn- Ảnh 1.

    Sai lầm khi siết mỡ bụng khiến vòng eo mãi không nhỏ gọn

    (Thông tin sức khỏe) - Dù đã cố gắng tập luyện, ăn uống kiêng khem, nhiều người vẫn không thấy vòng eo thon gọn...
    Người phụ nữ chết não sau tai nạn giao thông ở TPHCM để lại sự sống cho nhiều người khác- Ảnh 1.

    Người phụ nữ chết não sau tai nạn giao thông ở TPHCM để lại sự sống cho nhiều người khác

    (Thông tin sức khỏe) - Sau tai nạn giao thông nghiêm trọng, một người phụ nữ tại TPHCM được xác định chết não. Gia...

    bạn Nên đọc!

    Các đối tượng nên bổ sung vi chất?

    (Thông tin sức khỏe) - Vi chất là những dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện, tuy nhiên không phải ai cũng là đối tượng cần bổ sung. Vậy những nhóm người nào cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung vi chất?