spot_img
25 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024
More

    Đau họng do đâu?

    spot_img

    Đau họng là trạng thái cổ họng đau rát, đau âm ỉ hoặc đau khi nuốt. Đau họng không phải là bệnh lý mà là triệu chứng chung khi đường hô hấp trên bị viêm nhiễm, do trào ngược dạ dày thực quản hoặc do các bệnh lý khác.

    Một số kiểu đau họng thường thấy như:

    • Đau rát kèm theo ngứa cổ họng.
    • Đau tại một vị trí cố định trong cổ họng (đau họng khu trú).
    • Đau kèm theo ho, sốt hoặc đau đầu.
    • Đau rát, khó nuốt, khàn giọng và mất tiếng.
    • Đau họng có đờm (đờm).

    Các dạng đau họng này đều không quá nghiêm trọng, có thể giảm bệnh và hết viêm mà không cần điều trị bằng thuốc.

    Đau họng do đâu?

    Có nhiều nguyên nhân khiến họng bị đau và viêm họng, cụ thể:

    – Do dị ứng

    Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên đau họng. Nhiều trường hợp bị dị ứng gây đau họng lý do là tiếp xúc với tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hạt bụi, nấm mốc, hoặc các chất hóa học khiến niêm mạc họng bị viêm, gây ra đau họng và cảm giác sưng họng.

    – Do thời tiết

    Nếu thời tiết hanh khô như hiện nay sẽ khiến niêm mạc họng bị khô, từ đó dễ bị tổn thương và viêm nhiễm, dẫn đến đau họng.

    – Do tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất

    Nếu tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất trong không khí có thể gây kích thích niêm mạc họng, dẫn đến viêm nhiễm niêm mạc, làm họng trở nên đỏ và đau đớn. Ngoài ra, các tác nhân này còn gây tái phát hoặc gia tăng tình trạng đau họng, ho và khó thở. Tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất kéo dài sẽ gây nên viêm họng mạn tính, bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn (COPD) và cả ung thư vòm họng.

    – Do cảm lạnh, cảm cúm

    Nếu mắc các bệnh cảm lạnh, cảm cúm có thể gây đau họng. Bởi khi bị cảm lạnh hoặc cúm, các virus ở trong khu vực đường hô hấp trên sẽ khiến họng bị sưng viêm, gây đau kèm theo viêm amidan, ho, sốt, sổ mũi. Ngoài ra, virus có thể lây lan thông qua dịch nhầy mũi, nước bọt của người bệnh có trong không khí. Đặc biệt khi thời tiết giao mùa, nóng – lạnh đột ngột kèm độ ẩm cao sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm virus cúm.

    Những đối tượng dễ bị đau rát họng do cảm lạnh hoặc cúm bao gồm trẻ em, người già (đặc biệt người có bệnh nền), người có đề kháng yếu hoặc suy giảm miễn dịch.

    Khi bị đau họng do cảm cúm, người bệnh cần súc miệng – họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn, uống thuốc điều trị hạ sốt – giảm đau. Đồng thời, cần nghỉ ngơi đầy đủ, tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ và bổ sung vitamin.

    Đau họng do đâu?- Ảnh 2.

    Đau họng là trạng thái cổ họng đau rát, đau âm ỉ hoặc đau khi nuốt.

    – Do liên cầu khuẩn nhóm A

    Liên cầu khuẩn nhóm A (tên khoa học là vi khuẩn Streptococcus) là loại vi khuẩn gây nên triệu chứng đau họng khi tiếp xúc trực tiếp với dịch nhầy mũi họng của người bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn Streptococcus cũng gây nên một số bệnh lý về da, nó có thể lây lan thông qua các vết thương hở, dịch mủ vết loét trên da nhiễm trùng.

    Đau họng do liên cầu khuẩn là bệnh lý phổ biến thường gặp, nhất là ở trẻ em. Người bệnh thường sốt cao trên 40 độ, họng đau rát khi nuốt, nổi hạch ở cổ trước, da phát ban đỏ, sưng mủ trắng ở niêm mạc miệng… Khi bị đau họng do liên cầu khuẩn, bạn cần tăng cường sát khuẩn họng bằng nước muối sinh lý, khí dung mũi họng và đi thăm khám bác sĩ.

    – Do bệnh trào ngược dạ dày thực quản

    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây đau họng. Đây là tình trạng mà dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản (ống nối dạ dày và miệng). Thường xuyên bị trào ngược có thể gây ra những triệu chứng và vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng, trong đó có đau họng. Khi acid trong dịch vị thường xuyên bị đẩy lên thực quản khiến niêm mạc họng bị yếu đi, từ đó dẫn tới viêm nhiễm gây sưng đau, gây cảm giác họng bị đầy, ho khan.

    – Do bệnh viêm họng hạt

    Bệnh viêm họng hạt là tình trạng họng viêm nhiễm kéo dài, khiến các mô lympho ở thành sau của họng phải làm việc quá tải trong thời gian dài và phình to. Các hạt phình to này có kích thước bằng đầu ghim trở lên. Viêm họng hạt thường gặp ở trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể mắc phải. Viêm họng hạt có thể gây ra khó khăn khi nuốt, viêm xoang, ho… và những biến chứng khác.

    – Do khối u ở họng

    Nếu mắc khối u ở họng sẽ gây đau đớn. Các khối u ở họng và các khu vực xung quanh ví dụ như tuyến giáp có thể gây ra đau họng và các triệu chứng khác liên quan đến họng hoặc đường tiêu hóa. Triệu chứng và tình trạng cụ thể sẽ phụ thuộc vào loại khối u, kích thước, vị trí, mức độ ảnh hưởng đến các cơ, mô và hệ thống xung quanh.

    Đau họng là vấn đề thường gặp, khi có các biểu hiện trên cần chú trọng đến vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối ấm… sẽ giúp tình trạng này giảm đau và nhanh chóng hồi phục. Khi bị đau họng, người bệnh nên lựa chọn thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt sẽ được ưu tiên hơn cả. Thức ăn mềm sẽ không làm tổn thương phần niêm mạc họng vốn đang mỏng và nhạy cảm, cũng như giúp người bệnh nuốt được mà không cảm thấy quá khó chịu.

    Ngoài ra, nên tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là vitamin C có trong hoa quả như bưởi, cam, vitamin B1… Nếu tình trạng không đỡ hay đau họng kéo dài trên 3 ngày cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bỏ qua dấu hiệu quan trọng, người đàn ông đột tử ngay trong đêm vì nhồi máu cơ tim cấp

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không...
    Hạt cau kiểng làm mứt khác gì so với hạt cau ta?- Ảnh 1.

    Hạt cau kiểng làm mứt khác gì so với hạt cau ta?

    (Thông tin sức khỏe) - Thời gian gần đây, hạt cau cảnh được chế biến thành món ăn ngon lạ, được gọi là mứt...

    Bỏ qua dấu hiệu quan trọng, người đàn ông đột tử ngay trong đêm vì nhồi máu cơ tim cấp

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không...
    Hạt cau kiểng làm mứt khác gì so với hạt cau ta?- Ảnh 1.

    Hạt cau kiểng làm mứt khác gì so với hạt cau ta?

    (Thông tin sức khỏe) - Thời gian gần đây, hạt cau cảnh được chế biến thành món ăn ngon lạ, được gọi là mứt...
    Người nhiễm HIV nên bổ sung vitamin nào để nâng cao sức khỏe?- Ảnh 1.

    Người nhiễm HIV nên bổ sung vitamin nào để nâng cao sức khỏe?

    (Thông tin sức khỏe) - Người nhiễm HIV/AIDS thường gặp phải tình trạng suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng...

    bạn Nên đọc!

    Bỏ qua dấu hiệu quan trọng, người đàn ông đột tử ngay trong đêm vì nhồi máu cơ tim cấp

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Mới đây nhất, sự việc người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim do bỏ qua một số dấu hiệu điển hình của bệnh cũng khiến nhiều người lo ngại.

    Đau họng do đâu?

    Đau họng là trạng thái cổ họng đau rát, đau âm ỉ hoặc đau khi nuốt. Đau họng không phải là bệnh lý mà là triệu chứng chung khi đường hô hấp trên bị viêm nhiễm, do trào ngược dạ dày thực quản hoặc do các bệnh lý khác.

    Một số kiểu đau họng thường thấy như:

    • Đau rát kèm theo ngứa cổ họng.
    • Đau tại một vị trí cố định trong cổ họng (đau họng khu trú).
    • Đau kèm theo ho, sốt hoặc đau đầu.
    • Đau rát, khó nuốt, khàn giọng và mất tiếng.
    • Đau họng có đờm (đờm).

    Các dạng đau họng này đều không quá nghiêm trọng, có thể giảm bệnh và hết viêm mà không cần điều trị bằng thuốc.

    Đau họng do đâu?

    Có nhiều nguyên nhân khiến họng bị đau và viêm họng, cụ thể:

    – Do dị ứng

    Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên đau họng. Nhiều trường hợp bị dị ứng gây đau họng lý do là tiếp xúc với tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hạt bụi, nấm mốc, hoặc các chất hóa học khiến niêm mạc họng bị viêm, gây ra đau họng và cảm giác sưng họng.

    – Do thời tiết

    Nếu thời tiết hanh khô như hiện nay sẽ khiến niêm mạc họng bị khô, từ đó dễ bị tổn thương và viêm nhiễm, dẫn đến đau họng.

    – Do tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất

    Nếu tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất trong không khí có thể gây kích thích niêm mạc họng, dẫn đến viêm nhiễm niêm mạc, làm họng trở nên đỏ và đau đớn. Ngoài ra, các tác nhân này còn gây tái phát hoặc gia tăng tình trạng đau họng, ho và khó thở. Tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất kéo dài sẽ gây nên viêm họng mạn tính, bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn (COPD) và cả ung thư vòm họng.

    – Do cảm lạnh, cảm cúm

    Nếu mắc các bệnh cảm lạnh, cảm cúm có thể gây đau họng. Bởi khi bị cảm lạnh hoặc cúm, các virus ở trong khu vực đường hô hấp trên sẽ khiến họng bị sưng viêm, gây đau kèm theo viêm amidan, ho, sốt, sổ mũi. Ngoài ra, virus có thể lây lan thông qua dịch nhầy mũi, nước bọt của người bệnh có trong không khí. Đặc biệt khi thời tiết giao mùa, nóng – lạnh đột ngột kèm độ ẩm cao sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm virus cúm.

    Những đối tượng dễ bị đau rát họng do cảm lạnh hoặc cúm bao gồm trẻ em, người già (đặc biệt người có bệnh nền), người có đề kháng yếu hoặc suy giảm miễn dịch.

    Khi bị đau họng do cảm cúm, người bệnh cần súc miệng – họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn, uống thuốc điều trị hạ sốt – giảm đau. Đồng thời, cần nghỉ ngơi đầy đủ, tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ và bổ sung vitamin.

    Đau họng do đâu?- Ảnh 2.

    Đau họng là trạng thái cổ họng đau rát, đau âm ỉ hoặc đau khi nuốt.

    – Do liên cầu khuẩn nhóm A

    Liên cầu khuẩn nhóm A (tên khoa học là vi khuẩn Streptococcus) là loại vi khuẩn gây nên triệu chứng đau họng khi tiếp xúc trực tiếp với dịch nhầy mũi họng của người bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn Streptococcus cũng gây nên một số bệnh lý về da, nó có thể lây lan thông qua các vết thương hở, dịch mủ vết loét trên da nhiễm trùng.

    Đau họng do liên cầu khuẩn là bệnh lý phổ biến thường gặp, nhất là ở trẻ em. Người bệnh thường sốt cao trên 40 độ, họng đau rát khi nuốt, nổi hạch ở cổ trước, da phát ban đỏ, sưng mủ trắng ở niêm mạc miệng… Khi bị đau họng do liên cầu khuẩn, bạn cần tăng cường sát khuẩn họng bằng nước muối sinh lý, khí dung mũi họng và đi thăm khám bác sĩ.

    – Do bệnh trào ngược dạ dày thực quản

    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây đau họng. Đây là tình trạng mà dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản (ống nối dạ dày và miệng). Thường xuyên bị trào ngược có thể gây ra những triệu chứng và vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng, trong đó có đau họng. Khi acid trong dịch vị thường xuyên bị đẩy lên thực quản khiến niêm mạc họng bị yếu đi, từ đó dẫn tới viêm nhiễm gây sưng đau, gây cảm giác họng bị đầy, ho khan.

    – Do bệnh viêm họng hạt

    Bệnh viêm họng hạt là tình trạng họng viêm nhiễm kéo dài, khiến các mô lympho ở thành sau của họng phải làm việc quá tải trong thời gian dài và phình to. Các hạt phình to này có kích thước bằng đầu ghim trở lên. Viêm họng hạt thường gặp ở trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể mắc phải. Viêm họng hạt có thể gây ra khó khăn khi nuốt, viêm xoang, ho… và những biến chứng khác.

    – Do khối u ở họng

    Nếu mắc khối u ở họng sẽ gây đau đớn. Các khối u ở họng và các khu vực xung quanh ví dụ như tuyến giáp có thể gây ra đau họng và các triệu chứng khác liên quan đến họng hoặc đường tiêu hóa. Triệu chứng và tình trạng cụ thể sẽ phụ thuộc vào loại khối u, kích thước, vị trí, mức độ ảnh hưởng đến các cơ, mô và hệ thống xung quanh.

    Đau họng là vấn đề thường gặp, khi có các biểu hiện trên cần chú trọng đến vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối ấm… sẽ giúp tình trạng này giảm đau và nhanh chóng hồi phục. Khi bị đau họng, người bệnh nên lựa chọn thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt sẽ được ưu tiên hơn cả. Thức ăn mềm sẽ không làm tổn thương phần niêm mạc họng vốn đang mỏng và nhạy cảm, cũng như giúp người bệnh nuốt được mà không cảm thấy quá khó chịu.

    Ngoài ra, nên tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là vitamin C có trong hoa quả như bưởi, cam, vitamin B1… Nếu tình trạng không đỡ hay đau họng kéo dài trên 3 ngày cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bỏ qua dấu hiệu quan trọng, người đàn ông đột tử ngay trong đêm vì nhồi máu cơ tim cấp

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không...
    Hạt cau kiểng làm mứt khác gì so với hạt cau ta?- Ảnh 1.

    Hạt cau kiểng làm mứt khác gì so với hạt cau ta?

    (Thông tin sức khỏe) - Thời gian gần đây, hạt cau cảnh được chế biến thành món ăn ngon lạ, được gọi là mứt...

    Bỏ qua dấu hiệu quan trọng, người đàn ông đột tử ngay trong đêm vì nhồi máu cơ tim cấp

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không...
    Hạt cau kiểng làm mứt khác gì so với hạt cau ta?- Ảnh 1.

    Hạt cau kiểng làm mứt khác gì so với hạt cau ta?

    (Thông tin sức khỏe) - Thời gian gần đây, hạt cau cảnh được chế biến thành món ăn ngon lạ, được gọi là mứt...
    Người nhiễm HIV nên bổ sung vitamin nào để nâng cao sức khỏe?- Ảnh 1.

    Người nhiễm HIV nên bổ sung vitamin nào để nâng cao sức khỏe?

    (Thông tin sức khỏe) - Người nhiễm HIV/AIDS thường gặp phải tình trạng suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng...

    bạn Nên đọc!

    Bỏ qua dấu hiệu quan trọng, người đàn ông đột tử ngay trong đêm vì nhồi máu cơ tim cấp

    (Thông tin sức khỏe) - Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Mới đây nhất, sự việc người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim do bỏ qua một số dấu hiệu điển hình của bệnh cũng khiến nhiều người lo ngại.