spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Đậu phụ có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn?

    spot_img

    1. Đậu phụ có nhiều chất dinh dưỡng

    Đậu phụ là một món ăn phổ biến, đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được làm từ đậu nành. Đậu phụ được làm thông qua quá trình sữa đậu nành được đông tụ với muối canxi hoặc magie và sau đó được ép thành khối.

    Đậu phụ là một loại thực phẩm thuần chay có hàm lượng protein cao và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như canxi, mangan, sắt và vitamin A, natri… và rất ít chất béo. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nửa cốc đậu phụ cung cấp 21,8 g protein, 181 calo và 11 g chất béo. Hầu hết chất béo đó là loại không bão hòa đa lành mạnh.

    Đậu phụ và các thực phẩm từ đậu nành khác cũng là nguồn cung cấp isoflavone chính. Đó là những flavonoid – hóa chất do thực vật tạo ra có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe.

    2. Một số lợi ích sức khỏe của đậu phụ

    Đậu phụ có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn?- Ảnh 1.

    Đậu phụ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe do có nhiều thành phần dinh dưỡng.

    Nguồn protein thực vật tốt

    Được làm từ đậu nành, đậu phụ là nguồn cung cấp protein thực phẩm tuyệt vời. Nó có thể là một sự thay thế lành mạnh cho thịt cho người ăn chay và thuần chay. Đậu phụ cung cấp tất cả các loại acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo ra. Thành phần protein hoàn chỉnh này của đậu phụ giúp phục hồi và tăng trưởng cơ bắp khiến đậu phụ trở thành một thực phẩm bổ sung lành mạnh cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào.

    Giúp quản lý cân nặng

    Do sự kết hợp giữa hàm lượng protein cao và hàm lượng calo thấp, đậu phụ là một trong những thực phẩm tốt nhất có thể bổ sung vào chế độ ăn kiêng giảm cân. Ăn đậu phụ giúp no lâu hơn và tăng cường trao đổi chất, giúp giảm lượng calo nạp vào và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo. Hơn nữa, một nghiên cứu được công bố bởi Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy đậu phụ cũng có thể giúp phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang giảm cân.

    Tăng cường sức khỏe tim mạch

    Ăn đậu phụ có thể góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch do hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol thấp. Isoflavone – hợp chất thực vật, được phát hiện là giúp giảm mức cholesterol LDL, thường được gọi là cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

    Ngoài ra, chất dinh dưỡng như chất xơ và protein cũng có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm viêm, tăng cường chức năng mạch máu.

    Điều hòa lượng đường trong máu

    Chỉ số đường huyết (GI) của đậu phụ thấp, nghĩa là nó khiến lượng đường trong máu tăng chậm và ổn định so với thực phẩm có GI cao. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng và Chuyển hóa cho thấy những người mắc đái tháo đường thai kỳ đã giảm đáng kể lượng đường trong máu và insulin sau khi áp dụng chế độ ăn nhiều protein đậu nành trong 6 tuần, so với những người không kết hợp protein đậu nành vào chế độ ăn.

    Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

    Đậu phụ chứa chất xơ, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Thực phẩm giàu chất xơ như đậu phụ hỗ trợ nhu động ruột thường xuyên, giúp loại bỏ chất thải và độc tố khỏi cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Ngoài ra, men vi sinh được tạo ra trong quá trình lên men của một số loại đậu phụ cũng có thể tăng cường sức khỏe đường ruột.

    Ăn thực phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt và ruột kết. Điều này là do isoflavone có trong đậu phụ có đặc tính chống oxy hóa và có thể giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

    Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa học Nutrients cho thấy 54g sản phẩm đậu nành có thể làm giảm 11% nguy cơ ung thư. Một nghiên cứu khác cho thấy cả phụ nữ trước và sau mãn kinh ăn đậu phụ thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tới 27%.

    Giúp duy trì mật độ xương

    Đậu phụ là nguồn cung cấp canxi và magie tuyệt vời, những khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe của xương, ngăn ngừa loãng xương. Canxi được tìm thấy nhiều trong đậu phụ, đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành và duy trì sức khỏe của xương, trong khi magie hỗ trợ hấp thụ canxi và khoáng hóa xương. Hàm lượng canxi đặc biệt có thể giúp ích cho những người bị hoặc có nguy cơ bị thiếu canxi.

    3. Ai nên tránh ăn đậu phụ?

    Mặc dù với đa số, ăn đậu phụ tốt cho sức khỏe và có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể nhưng những người mắc tình trạng sức khỏe sau nên tránh đậu phụ:

    Dị ứng đậu nành

    Những người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với đậu nành nên tránh đậu phụ và các sản phẩm làm từ đậu nành khác để ngăn ngừa các phản ứng bất lợi như ngứa, nổi mề đay hoặc các vấn đề về tiêu hóa.

    Đậu phụ có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn?- Ảnh 3.

    Người bị dị ứng với đậu nành không nên ăn đậu phụ.

    sỏi thận

    Vì đậu phụ và các sản phẩm đậu nành khác có chứa oxalate nên những người có tiền sử sỏi thận canxi oxalate cũng nên tránh tiêu thụ quá nhiều sản phẩm đậu nành.

    Đậu phụ nói chung là an toàn cho hầu hết mọi người nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiềm ẩn, bao gồm các khó chịu về tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, đặc biệt ở những người nhạy cảm với đậu nành hoặc chế độ ăn nhiều chất xơ. Một số người cũng có thể bị mất cân bằng nội tiết tố do hàm lượng phytoestrogen trong đậu phụ. Vì vậy, chỉ nên tiêu thụ đậu phụ ở mức độ vừa phải để giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn này.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Đậu phụ có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn?

    1. Đậu phụ có nhiều chất dinh dưỡng

    Đậu phụ là một món ăn phổ biến, đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được làm từ đậu nành. Đậu phụ được làm thông qua quá trình sữa đậu nành được đông tụ với muối canxi hoặc magie và sau đó được ép thành khối.

    Đậu phụ là một loại thực phẩm thuần chay có hàm lượng protein cao và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như canxi, mangan, sắt và vitamin A, natri… và rất ít chất béo. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nửa cốc đậu phụ cung cấp 21,8 g protein, 181 calo và 11 g chất béo. Hầu hết chất béo đó là loại không bão hòa đa lành mạnh.

    Đậu phụ và các thực phẩm từ đậu nành khác cũng là nguồn cung cấp isoflavone chính. Đó là những flavonoid – hóa chất do thực vật tạo ra có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe.

    2. Một số lợi ích sức khỏe của đậu phụ

    Đậu phụ có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn?- Ảnh 1.

    Đậu phụ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe do có nhiều thành phần dinh dưỡng.

    Nguồn protein thực vật tốt

    Được làm từ đậu nành, đậu phụ là nguồn cung cấp protein thực phẩm tuyệt vời. Nó có thể là một sự thay thế lành mạnh cho thịt cho người ăn chay và thuần chay. Đậu phụ cung cấp tất cả các loại acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo ra. Thành phần protein hoàn chỉnh này của đậu phụ giúp phục hồi và tăng trưởng cơ bắp khiến đậu phụ trở thành một thực phẩm bổ sung lành mạnh cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào.

    Giúp quản lý cân nặng

    Do sự kết hợp giữa hàm lượng protein cao và hàm lượng calo thấp, đậu phụ là một trong những thực phẩm tốt nhất có thể bổ sung vào chế độ ăn kiêng giảm cân. Ăn đậu phụ giúp no lâu hơn và tăng cường trao đổi chất, giúp giảm lượng calo nạp vào và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo. Hơn nữa, một nghiên cứu được công bố bởi Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy đậu phụ cũng có thể giúp phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang giảm cân.

    Tăng cường sức khỏe tim mạch

    Ăn đậu phụ có thể góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch do hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol thấp. Isoflavone – hợp chất thực vật, được phát hiện là giúp giảm mức cholesterol LDL, thường được gọi là cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

    Ngoài ra, chất dinh dưỡng như chất xơ và protein cũng có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm viêm, tăng cường chức năng mạch máu.

    Điều hòa lượng đường trong máu

    Chỉ số đường huyết (GI) của đậu phụ thấp, nghĩa là nó khiến lượng đường trong máu tăng chậm và ổn định so với thực phẩm có GI cao. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng và Chuyển hóa cho thấy những người mắc đái tháo đường thai kỳ đã giảm đáng kể lượng đường trong máu và insulin sau khi áp dụng chế độ ăn nhiều protein đậu nành trong 6 tuần, so với những người không kết hợp protein đậu nành vào chế độ ăn.

    Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

    Đậu phụ chứa chất xơ, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Thực phẩm giàu chất xơ như đậu phụ hỗ trợ nhu động ruột thường xuyên, giúp loại bỏ chất thải và độc tố khỏi cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Ngoài ra, men vi sinh được tạo ra trong quá trình lên men của một số loại đậu phụ cũng có thể tăng cường sức khỏe đường ruột.

    Ăn thực phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt và ruột kết. Điều này là do isoflavone có trong đậu phụ có đặc tính chống oxy hóa và có thể giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

    Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa học Nutrients cho thấy 54g sản phẩm đậu nành có thể làm giảm 11% nguy cơ ung thư. Một nghiên cứu khác cho thấy cả phụ nữ trước và sau mãn kinh ăn đậu phụ thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tới 27%.

    Giúp duy trì mật độ xương

    Đậu phụ là nguồn cung cấp canxi và magie tuyệt vời, những khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe của xương, ngăn ngừa loãng xương. Canxi được tìm thấy nhiều trong đậu phụ, đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành và duy trì sức khỏe của xương, trong khi magie hỗ trợ hấp thụ canxi và khoáng hóa xương. Hàm lượng canxi đặc biệt có thể giúp ích cho những người bị hoặc có nguy cơ bị thiếu canxi.

    3. Ai nên tránh ăn đậu phụ?

    Mặc dù với đa số, ăn đậu phụ tốt cho sức khỏe và có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể nhưng những người mắc tình trạng sức khỏe sau nên tránh đậu phụ:

    Dị ứng đậu nành

    Những người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với đậu nành nên tránh đậu phụ và các sản phẩm làm từ đậu nành khác để ngăn ngừa các phản ứng bất lợi như ngứa, nổi mề đay hoặc các vấn đề về tiêu hóa.

    Đậu phụ có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn?- Ảnh 3.

    Người bị dị ứng với đậu nành không nên ăn đậu phụ.

    sỏi thận

    Vì đậu phụ và các sản phẩm đậu nành khác có chứa oxalate nên những người có tiền sử sỏi thận canxi oxalate cũng nên tránh tiêu thụ quá nhiều sản phẩm đậu nành.

    Đậu phụ nói chung là an toàn cho hầu hết mọi người nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiềm ẩn, bao gồm các khó chịu về tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, đặc biệt ở những người nhạy cảm với đậu nành hoặc chế độ ăn nhiều chất xơ. Một số người cũng có thể bị mất cân bằng nội tiết tố do hàm lượng phytoestrogen trong đậu phụ. Vì vậy, chỉ nên tiêu thụ đậu phụ ở mức độ vừa phải để giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn này.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.