spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Điều gì sẽ xảy ra khi đang dùng thuốc tránh thai thường xuyên mà ngừng đột ngột?

    spot_img

    1. Có thể mang thai ngay lập tức khi ngừng dùng thuốc tránh thai

    Thông thường, quá trình rụng trứng đều đặn sẽ tiếp tục trong vòng một hoặc hai tháng sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai. Trên thực tế, 80% số người có thể mang thai trong vòng 12 tháng sau khi ngừng kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố, bao gồm thuốc tránh thai đường uống, dụng cụ tử cung (DCTC) và tiêm.

    Nếu không muốn mang thai, hãy sử dụng bao cao su hoặc một biện pháp tránh thai khác ngay sau khi ngừng uống thuốc.

    Điều gì sẽ xảy ra khi đang dùng thuốc tránh thai thường  xuyên mà ngừng đột ngột?- Ảnh 2.

    Việc ngừng dùng thuốc tránh thai có thể gây một số ảnh hưởng cho cơ thể.

    2. Cân nặng không thay đổi

    Nhiều người cho rằng, dùng biện pháp tránh thai sẽ ảnh hưởng đến cân nặng. Và việc ngừng dùng thuốc tránh thai sẽ giúp giảm cân. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, không có mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc tránh thai và cân nặng.

    Ngoại trừ dùng thuốc tiêm ngừa thai chỉ chứa progestin có thể gây tăng cân.

    3. Gia tăng mụn trứng cá

    Thuốc tránh thai kết hợp estrogen và progestin giúp loại bỏ mụn trứng cá vì có thể làm giảm nồng độ androgen của cơ thể, một loại hormone sản xuất dầu trên da.

    Việc ngừng dùng thuốc tránh thai có thể khiến mụn trứng cá trở lại như trước khi bắt đầu dùng thuốc tránh thai. Nếu quyết định ngừng dùng thuốc, nên áp dụng một số cách khác để kiểm soát mụn do nội tiết tố, như đổi sữa rửa mặt, giảm căng thẳng…

    Điều gì sẽ xảy ra khi đang dùng thuốc tránh thai thường  xuyên mà ngừng đột ngột?- Ảnh 3.

    Ngừng dùng thuốc tránh thai có thể làm gia tăng mụn trứng cá.

    4. Rụng tóc

    Việc thay đổi hoặc ngừng sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ra telogen effluvium, một tình trạng tạm thời khiến tóc rụng. Telogen effluvium thường giảm dần trong vòng 6 tháng sau khi ngừng dùng biện pháp tránh thai. Một số người bị rụng tóc liên quan đến nội tiết tố (như hội chứng buồng trứng đa nang) trước khi sử dụng biện pháp tránh thai có thể tình trạng rụng tóc sẽ quay trở lại khi ngừng dùng thuốc.

    Đa số phụ nữ sẽ không thấy rụng tóc sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai. Một số trường hợp có thể bị rậm lông ở mặt, lưng và ngực nếu cơ thể sản sinh ra quá nhiều androgen (nguyên nhân chủ yếu là Hội chứng buồng trứng đa nang).

    5. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi

    Thuốc tránh thai thường làm giảm thời gian hành kinh và giảm đau liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt. Khi ngừng dùng thuốc tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng, có thể kéo dài hoặc ngắn hơn bình thường. Tuy nhiên, sau hai hoặc ba tháng ngừng dùng thuốc, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

    Thuốc tránh thai giúp giảm bớt hội chứng tiền kinh nguyệt (như chán nản, lo lắng, cáu gắt…) nhưng khi ngừng dùng thuốc, hội chứng này có thể quay trở lại do mất cân bằng nội tiết tố.

    Điều gì sẽ xảy ra khi đang dùng thuốc tránh thai thường  xuyên mà ngừng đột ngột?- Ảnh 4.

    Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể quay trở lại sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai.

    6. Giảm mức vitamin D

    Nhiều người bị giảm lượng vitamin D khi ngừng dùng thuốc tránh thai. Điều này không tốt cho những người đang cố gắng mang thai, vì vitamin D giúp hỗ trợ bộ xương của thai nhi trong thai kỳ.

    Nếu muốn mang thai sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai, nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về cách để có được đủ lượng vitamin D hàng ngày.

    7. Đau ngực trước kỳ kinh

    Nhiều người bị đau ngực trước kỳ kinh và việc dùng thuốc tránh thai có thể làm giảm triệu chứng này. Vì vậy, việc ngừng dùng thuốc có thể khiến ngực sẽ trở nên nhạy cảm hơn sau khi rụng trứng.

    Tuy nhiên, đau ngực cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng thuốc tránh thai. Nếu ngực đau khi đang dùng thuốc tránh thai, tình trạng này có thể biến mất sau khi ngừng dùng thuốc.

    8. Giảm kích thước vòng ngực

    Việc dùng thuốc tránh thai có thể làm cho ngực căng đầy hơn, nguyên nhân là do tác động tăng giảm của progesterone và estrogen. Do đó, khi ngừng dùng thuốc sẽ làm giảm kích thước vòng ngực. Tuy nhiên, ở một số người lại không có hiện tượng nào liên quan đến kích thước vòng ngực khi ngừng thuốc tránh thai.

    9. Bị đau đầu nhiều hơn

    Có khoảng 50% số người bị đau nửa đầu trong kỳ kinh. Nguyên nhân có thể là do nồng độ estrogen giảm. Một số loại thuốc tránh thai giúp trì hoãn kỳ kinh hoặc kéo dài thời gian giữa các kỳ kinh có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Với những trường hợp này, việc ngừng dùng thuốc tránh thai có thể làm gia tăng các cơn đau đầu.

    10. Tăng ham muốn tình dục

    Một số bệnh nhân giảm ham muốn tình dục khi lần đầu dùng thuốc. Nguyên nhân có thể là do những thay đổi trong quá trình sản xuất nội tiết tố. Khi ngừng dùng thuốc tránh thai, những phụ nữ này thường tăng ham muốn tình dục.

    Tuy nhiên, mỗi người có phản ứng với thuốc tránh thai khác nhau. Với một số người, quan hệ tình dục có thể căng thẳng hơn nếu không có biện pháp tránh thai an toàn. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai giúp họ tận hưởng trải nghiệm tình dục nhiều hơn.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Điều gì sẽ xảy ra khi đang dùng thuốc tránh thai thường xuyên mà ngừng đột ngột?

    1. Có thể mang thai ngay lập tức khi ngừng dùng thuốc tránh thai

    Thông thường, quá trình rụng trứng đều đặn sẽ tiếp tục trong vòng một hoặc hai tháng sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai. Trên thực tế, 80% số người có thể mang thai trong vòng 12 tháng sau khi ngừng kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố, bao gồm thuốc tránh thai đường uống, dụng cụ tử cung (DCTC) và tiêm.

    Nếu không muốn mang thai, hãy sử dụng bao cao su hoặc một biện pháp tránh thai khác ngay sau khi ngừng uống thuốc.

    Điều gì sẽ xảy ra khi đang dùng thuốc tránh thai thường  xuyên mà ngừng đột ngột?- Ảnh 2.

    Việc ngừng dùng thuốc tránh thai có thể gây một số ảnh hưởng cho cơ thể.

    2. Cân nặng không thay đổi

    Nhiều người cho rằng, dùng biện pháp tránh thai sẽ ảnh hưởng đến cân nặng. Và việc ngừng dùng thuốc tránh thai sẽ giúp giảm cân. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, không có mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc tránh thai và cân nặng.

    Ngoại trừ dùng thuốc tiêm ngừa thai chỉ chứa progestin có thể gây tăng cân.

    3. Gia tăng mụn trứng cá

    Thuốc tránh thai kết hợp estrogen và progestin giúp loại bỏ mụn trứng cá vì có thể làm giảm nồng độ androgen của cơ thể, một loại hormone sản xuất dầu trên da.

    Việc ngừng dùng thuốc tránh thai có thể khiến mụn trứng cá trở lại như trước khi bắt đầu dùng thuốc tránh thai. Nếu quyết định ngừng dùng thuốc, nên áp dụng một số cách khác để kiểm soát mụn do nội tiết tố, như đổi sữa rửa mặt, giảm căng thẳng…

    Điều gì sẽ xảy ra khi đang dùng thuốc tránh thai thường  xuyên mà ngừng đột ngột?- Ảnh 3.

    Ngừng dùng thuốc tránh thai có thể làm gia tăng mụn trứng cá.

    4. Rụng tóc

    Việc thay đổi hoặc ngừng sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ra telogen effluvium, một tình trạng tạm thời khiến tóc rụng. Telogen effluvium thường giảm dần trong vòng 6 tháng sau khi ngừng dùng biện pháp tránh thai. Một số người bị rụng tóc liên quan đến nội tiết tố (như hội chứng buồng trứng đa nang) trước khi sử dụng biện pháp tránh thai có thể tình trạng rụng tóc sẽ quay trở lại khi ngừng dùng thuốc.

    Đa số phụ nữ sẽ không thấy rụng tóc sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai. Một số trường hợp có thể bị rậm lông ở mặt, lưng và ngực nếu cơ thể sản sinh ra quá nhiều androgen (nguyên nhân chủ yếu là Hội chứng buồng trứng đa nang).

    5. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi

    Thuốc tránh thai thường làm giảm thời gian hành kinh và giảm đau liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt. Khi ngừng dùng thuốc tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng, có thể kéo dài hoặc ngắn hơn bình thường. Tuy nhiên, sau hai hoặc ba tháng ngừng dùng thuốc, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

    Thuốc tránh thai giúp giảm bớt hội chứng tiền kinh nguyệt (như chán nản, lo lắng, cáu gắt…) nhưng khi ngừng dùng thuốc, hội chứng này có thể quay trở lại do mất cân bằng nội tiết tố.

    Điều gì sẽ xảy ra khi đang dùng thuốc tránh thai thường  xuyên mà ngừng đột ngột?- Ảnh 4.

    Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể quay trở lại sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai.

    6. Giảm mức vitamin D

    Nhiều người bị giảm lượng vitamin D khi ngừng dùng thuốc tránh thai. Điều này không tốt cho những người đang cố gắng mang thai, vì vitamin D giúp hỗ trợ bộ xương của thai nhi trong thai kỳ.

    Nếu muốn mang thai sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai, nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về cách để có được đủ lượng vitamin D hàng ngày.

    7. Đau ngực trước kỳ kinh

    Nhiều người bị đau ngực trước kỳ kinh và việc dùng thuốc tránh thai có thể làm giảm triệu chứng này. Vì vậy, việc ngừng dùng thuốc có thể khiến ngực sẽ trở nên nhạy cảm hơn sau khi rụng trứng.

    Tuy nhiên, đau ngực cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng thuốc tránh thai. Nếu ngực đau khi đang dùng thuốc tránh thai, tình trạng này có thể biến mất sau khi ngừng dùng thuốc.

    8. Giảm kích thước vòng ngực

    Việc dùng thuốc tránh thai có thể làm cho ngực căng đầy hơn, nguyên nhân là do tác động tăng giảm của progesterone và estrogen. Do đó, khi ngừng dùng thuốc sẽ làm giảm kích thước vòng ngực. Tuy nhiên, ở một số người lại không có hiện tượng nào liên quan đến kích thước vòng ngực khi ngừng thuốc tránh thai.

    9. Bị đau đầu nhiều hơn

    Có khoảng 50% số người bị đau nửa đầu trong kỳ kinh. Nguyên nhân có thể là do nồng độ estrogen giảm. Một số loại thuốc tránh thai giúp trì hoãn kỳ kinh hoặc kéo dài thời gian giữa các kỳ kinh có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Với những trường hợp này, việc ngừng dùng thuốc tránh thai có thể làm gia tăng các cơn đau đầu.

    10. Tăng ham muốn tình dục

    Một số bệnh nhân giảm ham muốn tình dục khi lần đầu dùng thuốc. Nguyên nhân có thể là do những thay đổi trong quá trình sản xuất nội tiết tố. Khi ngừng dùng thuốc tránh thai, những phụ nữ này thường tăng ham muốn tình dục.

    Tuy nhiên, mỗi người có phản ứng với thuốc tránh thai khác nhau. Với một số người, quan hệ tình dục có thể căng thẳng hơn nếu không có biện pháp tránh thai an toàn. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai giúp họ tận hưởng trải nghiệm tình dục nhiều hơn.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!