spot_img
27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 19 Tháng chín, 2024
More

    Đổi mới đào tạo, nâng cao năng lực y tế từ tuyến cơ sở thông qua nền tảng số

    spot_img

    Thu hút nhân lực không chỉ dừng lại ở chính sách đãi ngộ, mà còn nâng cao năng lực nội tại

    Việc nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở thông qua đào tạo chuyên môn có thể huy động mọi nguồn lực xã hội, sự tham gia của nhiều bên liên quan, đặc biệt là ứng dụng chuyển đổi số. Nhà nước đã có nhiều đầu tư về cơ sở vật chất cho các trạm y tế xã, phường, trung tâm y tế, trong đó có nhiều trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Có nhiều chủ trương cải cách chính sách, đặc biệt là về nhân lực. Việc thu hút nhân lực không chỉ dừng lại ở chính sách đãi ngộ, mà vấn đề còn là được học, được đào tạo liên tục, nâng cao trình độ để có năng lực sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp của y tế. Đây là việc gốc của quá trình nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở.

    Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế cần phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Trên thực tế, đại dịch Covid-19 vừa qua cho thấy nhiều khó khăn, bất cập của hệ thống y tế, trong đó có y tế tuyến cơ sở. Cơ sở vật chất, nhân sự không đáp ứng kịp và đủ để thực hiện công tác phòng, chống dịch kịp thời, nhanh chóng. Sau đợt dịch lần thứ 4, nhiều nhân viên y tế xin nghỉ việc tại các cơ sở y tế công lập, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.

    Tại các tuyến cơ sở, trong bối cảnh số lượng nhân viên y tế còn chưa đảm bảo theo yêu cầu đề ra, thì việc tăng sức mạnh, nâng cao năng lực nội tại của nhân viên y tế là cần thiết. Hơn nữa, kiến thức y khoa rộng lớn và đổi mới mỗi ngày, việc cập nhật kiến thức là điều hết sức cần và thiết thực để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng và điều trị bệnh. Nhiều dự án y tế ứng dụng chuyển đổi số đã được triển khai như: khám chữa bệnh từ xa, chăm sóc dược từ xa, khai báo y tế qua ứng dụng điện thoại, đào tạo liên tục y tế qua các ứng dụng, trang web từ xa… đã được triển khai. Với mạng lưới y tế rộng khắp từ trung ương xuống địa phương, việc đào tạo liên tục thông qua nền tảng số là một giải pháp hữu hiệu trong tình hình hiện nay.

    Đổi mới đào tạo, nâng cao năng lực y tế từ tuyến cơ sở thông qua nền tảng số- Ảnh 1.

    Năng lực y tế chuyên môn cao ngay từ tuyến cơ sở được nâng cao với việc đào tạo thông qua chuyển đổi số. Ảnh TL

    Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, đã nêu rõ quan điểm về vai trò của nhân viên y tế Việt Nam: “Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế cần phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”– theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

    Vì sao cần nâng cao năng lực y tế tuyến y tế cơ sở?

    Hệ thống y tế Việt Nam phủ khắp từ Trung ương đến địa phương, trong đó y tế cơ sở có vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người dân, là đơn vị y tế gần dân nhất, kịp thời phát hiện các dịch bệnh; triển khai các dịch vụ khám, chữa bệnh cơ bản; quản lý sức khỏe cho người dân. Mạng lưới y tế cơ sở thực hiện các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu, các chương trình mục tiêu về y tế, nhất là việc khám, chữa bệnh cho người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo – nơi cách xa các bệnh viện tỉnh, bệnh viện Trung ương.

    Để nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở, ngành Y tế đã xác định đổi mới y tế cơ sở một cách toàn diện, đồng bộ, hướng tới “bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân”.

    Đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở cần mang tính chiến lược lâu dài, định hướng phát triển cho cả một giai đoạn sắp tới trong tình hình rất nhiều biến động.

    Trên thực tế, đại dịch Covid-19 vừa qua cho thấy nhiều khó khăn, bất cập của hệ thống y tế, trong đó có y tế tuyến cơ sở. Cơ sở vật chất, nhân sự không đáp ứng kịp và đủ để thực hiện công tác phòng, chống dịch kịp thời, nhanh chóng. Sau đợt dịch lần thứ 4, nhiều nhân viên y tế xin nghỉ việc tại các cơ sở y tế công lập, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.

    Ba trụ cột cho việc thúc đẩy vai trò, năng lực của y tế tuyến cơ sở đó là: nguồn tài chính, cơ sở vật chất và nhân lực. Nhà nước đã có nhiều đầu tư về cơ sở vật chất cho các trạm y tế xã, phường, trung tâm y tế, trong đó có nhiều trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Có nhiều chủ trương cải cách tiền lương, chính sách ưu đãi cho nhân viên y tế khi về công tác tại y tế cơ sở… Tuy nhiên, vẫn chưa đồng bộ giữa các tỉnh, thành, vùng miền.

    Đặc biệt là vấn đề nhân lực, nhiều nơi vẫn thiếu bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng. Việc thu hút nhân lực không chỉ dừng lại ở chính sách đãi ngộ, mà vấn đề còn là được học, được đào tạo liên tục, nâng cao trình độ để có năng lực sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp của y tế. Đây là việc gốc của quá trình nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở.

    Nếu như vấn đề đầu tư cơ sở vật chất, cải cách tiền lương, chính sách ưu đãi đưa nhân lực y tế xuống cơ sở là trách nhiệm, vai trò của Nhà nước, thì việc nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở thông qua đào tạo chuyên môn có thể huy động mọi nguồn lực xã hội, sự tham gia của nhiều bên liên quan, đặc biệt là ứng dụng chuyển đổi số.

    Đổi mới đào tạo, nâng cao năng lực y tế từ tuyến cơ sở thông qua nền tảng số- Ảnh 2.

    Đổi mới đào tạo nhân lực y tế tuyến cơ sở cần đào tạo bài bản, liên tục

    Chuyển đổi số: Giải pháp hữu ích, toàn diện

    Cùng với sự phát triển của công nghệ, chuyển đổi số đã và đang là công cụ hữu ích, là giải pháp toàn diện: nhanh chóng, linh hoạt, bảo mật sẽ góp phần thúc đẩy các dự án y tế, trong đó có đào tạo. Chuyển đổi số (digital transformation) là việc áp dụng các công nghệ đột phá để tăng năng suất, tạo giá trị và phúc lợi xã hội, là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình số bằng cách áp dụng công nghệ mới như: dữ liệu lớn (big data), kết nối vạn vật (internet of things – IoT), điện toán đám mây (cloud computing)…, nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa đơn vị.

    Trong đại dịch Covid-19, nhiều dự án y tế ứng dụng chuyển đổi số đã được triển khai như: khám chữa bệnh từ xa (telemdicine), chăm sóc dược từ xa (telepharmacy), khai báo y tế qua ứng dụng điện thoại, đào tạo liên tục y tế qua các ứng dụng, trang web từ xa… Kết quả cho thấy chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng, góp phần thúc đẩy các mục tiêu, chương trình y tế quốc gia.

    Cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhiệm. Đây là quy định được Bộ Y tế nêu tại Thông tư số 22/2013/TT-BYT hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế, sau đó là Thông tư số 26/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2013/TT-BYT. Theo Thông tư, nhân viên y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp.

    Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng và điều trị bệnh, nhân viên y tế nói chung và đội ngũ bác sĩ, dược sĩ nói riêng cần nỗ lực hơn nữa trong công tác nâng cao năng lực, đào tạo liên tục. Bởi lẽ, kiến thức y khoa rộng lớn và đổi mới mỗi ngày, việc cập nhật kiến thức là điều hết sức cần và thiết thực. Tại các tuyến cơ sở, trong bối cảnh số lượng nhân viên y tế còn chưa đảm bảo theo yêu cầu đề ra, thì việc tăng sức mạnh, nâng cao năng lực nội tại của nhân viên y tế là cần thiết. Với mạng lưới y tế rộng khắp từ trung ương xuống địa phương, việc đào tạo liên tục thông qua nền tảng số là một giải pháp hữu hiệu trong tình hình hiện nay.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).

    Đổi mới đào tạo, nâng cao năng lực y tế từ tuyến cơ sở thông qua nền tảng số

    Thu hút nhân lực không chỉ dừng lại ở chính sách đãi ngộ, mà còn nâng cao năng lực nội tại

    Việc nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở thông qua đào tạo chuyên môn có thể huy động mọi nguồn lực xã hội, sự tham gia của nhiều bên liên quan, đặc biệt là ứng dụng chuyển đổi số. Nhà nước đã có nhiều đầu tư về cơ sở vật chất cho các trạm y tế xã, phường, trung tâm y tế, trong đó có nhiều trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Có nhiều chủ trương cải cách chính sách, đặc biệt là về nhân lực. Việc thu hút nhân lực không chỉ dừng lại ở chính sách đãi ngộ, mà vấn đề còn là được học, được đào tạo liên tục, nâng cao trình độ để có năng lực sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp của y tế. Đây là việc gốc của quá trình nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở.

    Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế cần phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Trên thực tế, đại dịch Covid-19 vừa qua cho thấy nhiều khó khăn, bất cập của hệ thống y tế, trong đó có y tế tuyến cơ sở. Cơ sở vật chất, nhân sự không đáp ứng kịp và đủ để thực hiện công tác phòng, chống dịch kịp thời, nhanh chóng. Sau đợt dịch lần thứ 4, nhiều nhân viên y tế xin nghỉ việc tại các cơ sở y tế công lập, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.

    Tại các tuyến cơ sở, trong bối cảnh số lượng nhân viên y tế còn chưa đảm bảo theo yêu cầu đề ra, thì việc tăng sức mạnh, nâng cao năng lực nội tại của nhân viên y tế là cần thiết. Hơn nữa, kiến thức y khoa rộng lớn và đổi mới mỗi ngày, việc cập nhật kiến thức là điều hết sức cần và thiết thực để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng và điều trị bệnh. Nhiều dự án y tế ứng dụng chuyển đổi số đã được triển khai như: khám chữa bệnh từ xa, chăm sóc dược từ xa, khai báo y tế qua ứng dụng điện thoại, đào tạo liên tục y tế qua các ứng dụng, trang web từ xa… đã được triển khai. Với mạng lưới y tế rộng khắp từ trung ương xuống địa phương, việc đào tạo liên tục thông qua nền tảng số là một giải pháp hữu hiệu trong tình hình hiện nay.

    Đổi mới đào tạo, nâng cao năng lực y tế từ tuyến cơ sở thông qua nền tảng số- Ảnh 1.

    Năng lực y tế chuyên môn cao ngay từ tuyến cơ sở được nâng cao với việc đào tạo thông qua chuyển đổi số. Ảnh TL

    Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, đã nêu rõ quan điểm về vai trò của nhân viên y tế Việt Nam: “Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế cần phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”– theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

    Vì sao cần nâng cao năng lực y tế tuyến y tế cơ sở?

    Hệ thống y tế Việt Nam phủ khắp từ Trung ương đến địa phương, trong đó y tế cơ sở có vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người dân, là đơn vị y tế gần dân nhất, kịp thời phát hiện các dịch bệnh; triển khai các dịch vụ khám, chữa bệnh cơ bản; quản lý sức khỏe cho người dân. Mạng lưới y tế cơ sở thực hiện các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu, các chương trình mục tiêu về y tế, nhất là việc khám, chữa bệnh cho người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo – nơi cách xa các bệnh viện tỉnh, bệnh viện Trung ương.

    Để nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở, ngành Y tế đã xác định đổi mới y tế cơ sở một cách toàn diện, đồng bộ, hướng tới “bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân”.

    Đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở cần mang tính chiến lược lâu dài, định hướng phát triển cho cả một giai đoạn sắp tới trong tình hình rất nhiều biến động.

    Trên thực tế, đại dịch Covid-19 vừa qua cho thấy nhiều khó khăn, bất cập của hệ thống y tế, trong đó có y tế tuyến cơ sở. Cơ sở vật chất, nhân sự không đáp ứng kịp và đủ để thực hiện công tác phòng, chống dịch kịp thời, nhanh chóng. Sau đợt dịch lần thứ 4, nhiều nhân viên y tế xin nghỉ việc tại các cơ sở y tế công lập, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.

    Ba trụ cột cho việc thúc đẩy vai trò, năng lực của y tế tuyến cơ sở đó là: nguồn tài chính, cơ sở vật chất và nhân lực. Nhà nước đã có nhiều đầu tư về cơ sở vật chất cho các trạm y tế xã, phường, trung tâm y tế, trong đó có nhiều trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Có nhiều chủ trương cải cách tiền lương, chính sách ưu đãi cho nhân viên y tế khi về công tác tại y tế cơ sở… Tuy nhiên, vẫn chưa đồng bộ giữa các tỉnh, thành, vùng miền.

    Đặc biệt là vấn đề nhân lực, nhiều nơi vẫn thiếu bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng. Việc thu hút nhân lực không chỉ dừng lại ở chính sách đãi ngộ, mà vấn đề còn là được học, được đào tạo liên tục, nâng cao trình độ để có năng lực sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp của y tế. Đây là việc gốc của quá trình nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở.

    Nếu như vấn đề đầu tư cơ sở vật chất, cải cách tiền lương, chính sách ưu đãi đưa nhân lực y tế xuống cơ sở là trách nhiệm, vai trò của Nhà nước, thì việc nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở thông qua đào tạo chuyên môn có thể huy động mọi nguồn lực xã hội, sự tham gia của nhiều bên liên quan, đặc biệt là ứng dụng chuyển đổi số.

    Đổi mới đào tạo, nâng cao năng lực y tế từ tuyến cơ sở thông qua nền tảng số- Ảnh 2.

    Đổi mới đào tạo nhân lực y tế tuyến cơ sở cần đào tạo bài bản, liên tục

    Chuyển đổi số: Giải pháp hữu ích, toàn diện

    Cùng với sự phát triển của công nghệ, chuyển đổi số đã và đang là công cụ hữu ích, là giải pháp toàn diện: nhanh chóng, linh hoạt, bảo mật sẽ góp phần thúc đẩy các dự án y tế, trong đó có đào tạo. Chuyển đổi số (digital transformation) là việc áp dụng các công nghệ đột phá để tăng năng suất, tạo giá trị và phúc lợi xã hội, là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình số bằng cách áp dụng công nghệ mới như: dữ liệu lớn (big data), kết nối vạn vật (internet of things – IoT), điện toán đám mây (cloud computing)…, nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa đơn vị.

    Trong đại dịch Covid-19, nhiều dự án y tế ứng dụng chuyển đổi số đã được triển khai như: khám chữa bệnh từ xa (telemdicine), chăm sóc dược từ xa (telepharmacy), khai báo y tế qua ứng dụng điện thoại, đào tạo liên tục y tế qua các ứng dụng, trang web từ xa… Kết quả cho thấy chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng, góp phần thúc đẩy các mục tiêu, chương trình y tế quốc gia.

    Cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhiệm. Đây là quy định được Bộ Y tế nêu tại Thông tư số 22/2013/TT-BYT hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế, sau đó là Thông tư số 26/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2013/TT-BYT. Theo Thông tư, nhân viên y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp.

    Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng và điều trị bệnh, nhân viên y tế nói chung và đội ngũ bác sĩ, dược sĩ nói riêng cần nỗ lực hơn nữa trong công tác nâng cao năng lực, đào tạo liên tục. Bởi lẽ, kiến thức y khoa rộng lớn và đổi mới mỗi ngày, việc cập nhật kiến thức là điều hết sức cần và thiết thực. Tại các tuyến cơ sở, trong bối cảnh số lượng nhân viên y tế còn chưa đảm bảo theo yêu cầu đề ra, thì việc tăng sức mạnh, nâng cao năng lực nội tại của nhân viên y tế là cần thiết. Với mạng lưới y tế rộng khắp từ trung ương xuống địa phương, việc đào tạo liên tục thông qua nền tảng số là một giải pháp hữu hiệu trong tình hình hiện nay.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3- Ảnh 1.

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng...
    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác- Ảnh 1.

    3 tai nạn thương tích dễ gặp trong mưa lũ cần cảnh giác

    (Thông tin sức khỏe) - Trong mùa mưa bão, người dân phải đối mặt với nhiều loại tai nạn thương tích. Nếu không biết...
    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?- Ảnh 1.

    Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em?

    (Thông tin sức khỏe) - Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn chi tiết đăng ký tham gia cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3

    (Thông tin sức khỏe) - Chính thức khởi động từ 10/9/2024, cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3 gồm 3 vòng: Mỗi vòng kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ 10/9/2024 và dành cho mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (trừ các trường hợp đặc biệt cần lưu ý về sức khỏe).