spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Dùng phan tả diệp trị táo bón cần lưu ý gì?

    spot_img

    1. Tác dụng của phan tả diệp

    Phan tả diệp vốn là một vị thuốc được dùng trong cả Đông y và Tây y. Theo các nghiên cứu y học hiện đại, phan tả diệp có thành phần chính là antraglucozit. Đây chính là thành phần tạo nên tác dụng nhuận tràng của phan tả diệp.

    Tác dụng nhuận tràng của phan tả diệp tùy thuộc vào liều lượng sử dụng mà có thể giúp phân mềm sau khi uống 5-7 giờ, đến tác dụng tẩy mạnh khi dùng liều cao hơn, thậm chí với liều cao hơn có thể gây đau bụng dữ dội, nôn mửa trong 3-4 giờ.

    Bên cạnh đó dịch chiết phan tả diệp có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn E. coli, Proteus, vi khuẩn lỵ, Streptococcus nhóm A, cũng như Candida albicans và một số loại nấm gây bệnh ở da.

    Theo Đông y, phan tả diệp có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy kinh Đại trường, có tác dụng tả hạ thanh nhiệt, chủ trị các trường hợp thực nhiệt dẫn đến bí đại tiện, các trường hợp phù thũng, đầy hơi.

    Phan tả diệp được khuyến cáo sử dụng với liều 1-2 gram/ngày với tác dụng làm thuốc giúp tiêu hóa; 3-4 gram/ngày với tác dụng nhuận tràng và 5-7 gram/ngày với tác dụng tẩy mạnh.

    La-phan-ta-diep-e1610173369649.jpeg

    Phan tả diệp cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

    2. Một số lưu ý khi sử dụng phan tả diệp

    – Sử dụng đúng bệnh 

    Theo cả Đông y và Tây y, táo bón là một tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra, mỗi nguyên nhân, trên từng người bệnh cụ thể lại có cách điều trị riêng.

    Phan tả diệp có tính hàn, chỉ thích hợp với những người bệnh táo bón do thực nhiệt, trong khi nhuận tràng vị thuốc này cũng có thể làm tổn thương chính khí. Vì vậy, người có cơ thể yếu, người tạng hàn và người táo bón mạn tính không nên dùng.

    Một số bệnh nhân cao tuổi tự uống phan tả diệp để nhuận tràng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Mặc dù tạm thời có thể giải quyết vấn đề táo bón trước mắt, nhưng không phải là phương pháp chữa tận gốc mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng suy nhược, thậm chí dẫn đến dương khí hư suy, không có lợi cho việc giải quyết táo bón từ gốc rễ.

    images.thumb.e2ea8c76-48d9-4711-86b3-2f54dc50d900.jpg

    Tự uống phan tả diệp có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy nhược cơ thể.

    – Không sử dụng với liều quá lớn

    Nên bắt đầu bằng liều nhỏ và tăng dần. Dùng quá liều có thể gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và có thể gặp các triệu chứng như chóng mặt, đi lại không vững, tê mặt… Thông thường, liều dùng không nên vượt quá 6 gram/ngày.

    Antraglucozit trong phan tả diệp có thể được bài tiết qua sữa mẹ. Trẻ đang bú mẹ có sử dụng phan tả diệp cũng có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài phân lỏng. 

    Trẻ em có hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, Tỳ Vị còn non nớt, cùng với phụ nữ có thai cũng là những trường hợp nên cẩn trọng khi sử dụng phan tả diệp.

    3. Tác dụng phụ của phan tả diệp

    Rối loạn điện giải: Việc sử dụng quá nhiều phan tả diệp có thể dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải (đặc biệt là kali), gây mệt mỏi, yếu cơ, và trong trường hợp nặng, có thể gây loạn nhịp tim.

    Phản ứng ngộ độc hệ thần kinh: Chủ yếu biểu hiện là tê mặt, chóng mặt, không kiểm soát được tiểu tiện và đại tiện…

    Thay đổi huyết áp nguy hiểm: Sau khi uống phan tả diệp có thể xuất hiện đau đầu và nôn mửa thường xuyên, huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột, thậm chí sốc.

    Phụ thuộc thuốc: Việc sử dụng phan tả diệp liên tục có thể khiến người dùng phụ thuộc vào thuốc để duy trì nhu động ruột, từ đó làm tăng nguy cơ táo bón nghiêm trọng khi ngừng thuốc.

    Tổn hại chức năng gan: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng phan tả diệp lâu dài có thể gây hại cho gan, do tăng gánh nặng thải độc, dẫn đến viêm gan hoặc tổn thương gan.

    Bệnh đại tràng đen: Đối với những bệnh nhân dùng thuốc lâu dài, tác dụng phụ do quá liều nghiêm trọng hơn. Do phan tả diệp chứa anthraquinone, chất này có tác dụng kích thích niêm mạc ruột, sử dụng lâu dài sẽ gây ra những thay đổi bệnh lý ở niêm mạc ruột, được gọi là bệnh đại tràng đen trong lâm sàng. Bệnh đại tràng đen hiện nay được coi là một bệnh tiền ung thư, có thể gây ra ung thư đại tràng.

    Phan tả diệp thích hợp hơn để dùng trong điều trị táo bón cấp tính so với táo bón mạn tính. Việc sử dụng lâu dài cho táo bón mạn tính có thể dẫn đến phụ thuộc vào thuốc, và liều lượng phải tăng dần, cuối cùng dẫn đến việc thuốc không còn hiệu quả. Không nên sử dụng với bệnh nhân táo bón mạn tính, những người bị suy khí huyết, suy âm dương và táo bón do ung thư ruột giai đoạn cuối.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Dùng phan tả diệp trị táo bón cần lưu ý gì?

    1. Tác dụng của phan tả diệp

    Phan tả diệp vốn là một vị thuốc được dùng trong cả Đông y và Tây y. Theo các nghiên cứu y học hiện đại, phan tả diệp có thành phần chính là antraglucozit. Đây chính là thành phần tạo nên tác dụng nhuận tràng của phan tả diệp.

    Tác dụng nhuận tràng của phan tả diệp tùy thuộc vào liều lượng sử dụng mà có thể giúp phân mềm sau khi uống 5-7 giờ, đến tác dụng tẩy mạnh khi dùng liều cao hơn, thậm chí với liều cao hơn có thể gây đau bụng dữ dội, nôn mửa trong 3-4 giờ.

    Bên cạnh đó dịch chiết phan tả diệp có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn E. coli, Proteus, vi khuẩn lỵ, Streptococcus nhóm A, cũng như Candida albicans và một số loại nấm gây bệnh ở da.

    Theo Đông y, phan tả diệp có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy kinh Đại trường, có tác dụng tả hạ thanh nhiệt, chủ trị các trường hợp thực nhiệt dẫn đến bí đại tiện, các trường hợp phù thũng, đầy hơi.

    Phan tả diệp được khuyến cáo sử dụng với liều 1-2 gram/ngày với tác dụng làm thuốc giúp tiêu hóa; 3-4 gram/ngày với tác dụng nhuận tràng và 5-7 gram/ngày với tác dụng tẩy mạnh.

    La-phan-ta-diep-e1610173369649.jpeg

    Phan tả diệp cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

    2. Một số lưu ý khi sử dụng phan tả diệp

    – Sử dụng đúng bệnh 

    Theo cả Đông y và Tây y, táo bón là một tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra, mỗi nguyên nhân, trên từng người bệnh cụ thể lại có cách điều trị riêng.

    Phan tả diệp có tính hàn, chỉ thích hợp với những người bệnh táo bón do thực nhiệt, trong khi nhuận tràng vị thuốc này cũng có thể làm tổn thương chính khí. Vì vậy, người có cơ thể yếu, người tạng hàn và người táo bón mạn tính không nên dùng.

    Một số bệnh nhân cao tuổi tự uống phan tả diệp để nhuận tràng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Mặc dù tạm thời có thể giải quyết vấn đề táo bón trước mắt, nhưng không phải là phương pháp chữa tận gốc mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng suy nhược, thậm chí dẫn đến dương khí hư suy, không có lợi cho việc giải quyết táo bón từ gốc rễ.

    images.thumb.e2ea8c76-48d9-4711-86b3-2f54dc50d900.jpg

    Tự uống phan tả diệp có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy nhược cơ thể.

    – Không sử dụng với liều quá lớn

    Nên bắt đầu bằng liều nhỏ và tăng dần. Dùng quá liều có thể gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và có thể gặp các triệu chứng như chóng mặt, đi lại không vững, tê mặt… Thông thường, liều dùng không nên vượt quá 6 gram/ngày.

    Antraglucozit trong phan tả diệp có thể được bài tiết qua sữa mẹ. Trẻ đang bú mẹ có sử dụng phan tả diệp cũng có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài phân lỏng. 

    Trẻ em có hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, Tỳ Vị còn non nớt, cùng với phụ nữ có thai cũng là những trường hợp nên cẩn trọng khi sử dụng phan tả diệp.

    3. Tác dụng phụ của phan tả diệp

    Rối loạn điện giải: Việc sử dụng quá nhiều phan tả diệp có thể dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải (đặc biệt là kali), gây mệt mỏi, yếu cơ, và trong trường hợp nặng, có thể gây loạn nhịp tim.

    Phản ứng ngộ độc hệ thần kinh: Chủ yếu biểu hiện là tê mặt, chóng mặt, không kiểm soát được tiểu tiện và đại tiện…

    Thay đổi huyết áp nguy hiểm: Sau khi uống phan tả diệp có thể xuất hiện đau đầu và nôn mửa thường xuyên, huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột, thậm chí sốc.

    Phụ thuộc thuốc: Việc sử dụng phan tả diệp liên tục có thể khiến người dùng phụ thuộc vào thuốc để duy trì nhu động ruột, từ đó làm tăng nguy cơ táo bón nghiêm trọng khi ngừng thuốc.

    Tổn hại chức năng gan: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng phan tả diệp lâu dài có thể gây hại cho gan, do tăng gánh nặng thải độc, dẫn đến viêm gan hoặc tổn thương gan.

    Bệnh đại tràng đen: Đối với những bệnh nhân dùng thuốc lâu dài, tác dụng phụ do quá liều nghiêm trọng hơn. Do phan tả diệp chứa anthraquinone, chất này có tác dụng kích thích niêm mạc ruột, sử dụng lâu dài sẽ gây ra những thay đổi bệnh lý ở niêm mạc ruột, được gọi là bệnh đại tràng đen trong lâm sàng. Bệnh đại tràng đen hiện nay được coi là một bệnh tiền ung thư, có thể gây ra ung thư đại tràng.

    Phan tả diệp thích hợp hơn để dùng trong điều trị táo bón cấp tính so với táo bón mạn tính. Việc sử dụng lâu dài cho táo bón mạn tính có thể dẫn đến phụ thuộc vào thuốc, và liều lượng phải tăng dần, cuối cùng dẫn đến việc thuốc không còn hiệu quả. Không nên sử dụng với bệnh nhân táo bón mạn tính, những người bị suy khí huyết, suy âm dương và táo bón do ung thư ruột giai đoạn cuối.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.