spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Dùng thuốc trị mất ngủ ở người cao tuổi cần lưu ý gì?

    spot_img

    1. Tại sao dùng thuốc trị mất ngủ vẫn không ngủ được?

    Dùng thuốc trị mất ngủ ở người cao tuổi cần lưu ý gì?- Ảnh 1.

    TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền, Trưởng phòng Khám và Điều trị ngoại trú, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

    Trên thực tế cho thấy, cùng một loại thuốc trị mất ngủ, có người uống vào ngủ được, nhưng cũng có người dù uống thuốc vẫn không ngủ được. Có người uống thuốc này không ngủ được, chuyển sang thuốc khác lại ngủ được.

    Trao đổi về vấn đề này, TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền, Trưởng phòng Khám và Điều trị ngoại trú, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho tình trạng này. Thuốc khi đưa vào cơ thể qua đường uống sẽ trải qua các giai đoạn hấp thu, chuyển hóa thành chất phát huy tác dụng và sau đó thải trừ ra ngoài.

    Bởi vậy, việc uống thuốc có tác dụng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của cơ thể gây ảnh hưởng đến các quá trình nói trên. Ví dụ, có thể kể đến như hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến giai đoạn hấp thu thuốc, hoạt động của các men chuyển hóa thuốc, dùng chung các thuốc kết hợp gây cảm ứng men chuyển hóa, các bệnh lý như bệnh gan, thận…

    Các loại thuốc trị mất ngủ nếu phù hợp với người bệnh thường phát huy hiệu quả ngay trong ngày, có thể sau khi uống thuốc từ 30 phút đến 2 tiếng. Không phải chờ lâu như các thuốc chống trầm cảm.

    Dùng thuốc trị mất ngủ ở người cao tuổi cần lưu ý gì?- Ảnh 2.

    Các loại thuốc trị mất ngủ nếu phù hợp với người bệnh thường phát huy hiệu quả ngay trong ngày, có thể sau khi uống thuốc từ 30 phút đến 2 tiếng.

    2. Người cao tuổi mắc bệnh mạn tính kèm theo có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của thuốc không?

    Theo TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền, người cao tuổi thường mắc thêm các bệnh lý nền, chẳng hạn như đái tháo đường, tăng huyết áp… và phải sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc. Việc người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây tương tác thuốc, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa – có thể làm nhanh hoặc chậm quá trình phát huy tác dụng của thuốc trị mất ngủ.

    Ngoài ra, cũng có thể xảy ra trường hợp gây tăng độc tính hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. Một số bệnh lý mạn tính ở người cao tuổi cũng có thể làm nặng thêm tình trạng mất ngủ. Có thể kể đến như bệnh suy thận. Một trong những biến chứng của bệnh suy thận là gây mất ngủ.

    Tâm lý lo lắng ở người cao tuổi cũng là yếu tố cản trở giấc ngủ. Vì vậy, điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý nền cũng có thể cải thiện tình trạng mất ngủ, TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền khẳng định.

    Dùng thuốc trị mất ngủ ở người cao tuổi cần lưu ý gì?- Ảnh 3.

    Việc người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây tương tác thuốc, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa.

    3. Một số lưu ý gì khi dùng thuốc trị mất ngủ đối với người cao tuổi

    TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền khuyến cáo, người cao tuổi cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc. Cần trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị về tất cả thuốc đang sử dụng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn đến thời gian cũng như liều lượng dùng thuốc. Những nhóm thuốc gây ngủ nhưng làm giãn cơ như benzodiazepine không nên dùng cho người cao tuổi có bệnh lý về hô hấp. Khi sử dụng cần thận trọng bởi thuốc có thể gây ngã ở người cao tuổi, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Ngoài ra, người bệnh đang sử dụng thuốc trị mất ngủ cần lưu ý:

    – Không nên uống rượu khi đang sử dụng thuốc gây ngủ vì rượu có thể làm tăng tác dụng của thuốc dẫn đến liều độc. Nếu trường hợp cần phải uống thì chỉ nên uống từ 1 – 2 chén rượu hoặc tối đa 2 cốc bia và trước khi ngủ 6 giờ.

    – Không nên ăn quá no đối với người bị mất ngủ và đang sử dụng thuốc. Ăn quá no ở bất kỳ thời điểm nào cũng đều gây bất lợi đến giấc ngủ vì khi đó lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể thêm năng lượng sẽ gây ra tình trạng khó ngủ.

    – Giữ tinh thần ở trạng thái thư thái, tránh căng thẳng.

    – Đảm bảo không gian phòng ngủ thoải mái. Nếu sử dụng thuốc gây ngủ mà nằm trên một chiếc giường chật chội, lạ chỗ cũng có thể gây cản trở, khó ngủ. Vì vậy, cần chuẩn bị giường, nệm, gối phù hợp, không gian tối, yên tĩnh… để tạo sự thoái mái, dễ chịu, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Dùng thuốc trị mất ngủ ở người cao tuổi cần lưu ý gì?

    1. Tại sao dùng thuốc trị mất ngủ vẫn không ngủ được?

    Dùng thuốc trị mất ngủ ở người cao tuổi cần lưu ý gì?- Ảnh 1.

    TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền, Trưởng phòng Khám và Điều trị ngoại trú, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

    Trên thực tế cho thấy, cùng một loại thuốc trị mất ngủ, có người uống vào ngủ được, nhưng cũng có người dù uống thuốc vẫn không ngủ được. Có người uống thuốc này không ngủ được, chuyển sang thuốc khác lại ngủ được.

    Trao đổi về vấn đề này, TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền, Trưởng phòng Khám và Điều trị ngoại trú, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho tình trạng này. Thuốc khi đưa vào cơ thể qua đường uống sẽ trải qua các giai đoạn hấp thu, chuyển hóa thành chất phát huy tác dụng và sau đó thải trừ ra ngoài.

    Bởi vậy, việc uống thuốc có tác dụng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của cơ thể gây ảnh hưởng đến các quá trình nói trên. Ví dụ, có thể kể đến như hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến giai đoạn hấp thu thuốc, hoạt động của các men chuyển hóa thuốc, dùng chung các thuốc kết hợp gây cảm ứng men chuyển hóa, các bệnh lý như bệnh gan, thận…

    Các loại thuốc trị mất ngủ nếu phù hợp với người bệnh thường phát huy hiệu quả ngay trong ngày, có thể sau khi uống thuốc từ 30 phút đến 2 tiếng. Không phải chờ lâu như các thuốc chống trầm cảm.

    Dùng thuốc trị mất ngủ ở người cao tuổi cần lưu ý gì?- Ảnh 2.

    Các loại thuốc trị mất ngủ nếu phù hợp với người bệnh thường phát huy hiệu quả ngay trong ngày, có thể sau khi uống thuốc từ 30 phút đến 2 tiếng.

    2. Người cao tuổi mắc bệnh mạn tính kèm theo có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của thuốc không?

    Theo TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền, người cao tuổi thường mắc thêm các bệnh lý nền, chẳng hạn như đái tháo đường, tăng huyết áp… và phải sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc. Việc người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây tương tác thuốc, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa – có thể làm nhanh hoặc chậm quá trình phát huy tác dụng của thuốc trị mất ngủ.

    Ngoài ra, cũng có thể xảy ra trường hợp gây tăng độc tính hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. Một số bệnh lý mạn tính ở người cao tuổi cũng có thể làm nặng thêm tình trạng mất ngủ. Có thể kể đến như bệnh suy thận. Một trong những biến chứng của bệnh suy thận là gây mất ngủ.

    Tâm lý lo lắng ở người cao tuổi cũng là yếu tố cản trở giấc ngủ. Vì vậy, điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý nền cũng có thể cải thiện tình trạng mất ngủ, TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền khẳng định.

    Dùng thuốc trị mất ngủ ở người cao tuổi cần lưu ý gì?- Ảnh 3.

    Việc người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây tương tác thuốc, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa.

    3. Một số lưu ý gì khi dùng thuốc trị mất ngủ đối với người cao tuổi

    TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền khuyến cáo, người cao tuổi cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc. Cần trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị về tất cả thuốc đang sử dụng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn đến thời gian cũng như liều lượng dùng thuốc. Những nhóm thuốc gây ngủ nhưng làm giãn cơ như benzodiazepine không nên dùng cho người cao tuổi có bệnh lý về hô hấp. Khi sử dụng cần thận trọng bởi thuốc có thể gây ngã ở người cao tuổi, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Ngoài ra, người bệnh đang sử dụng thuốc trị mất ngủ cần lưu ý:

    – Không nên uống rượu khi đang sử dụng thuốc gây ngủ vì rượu có thể làm tăng tác dụng của thuốc dẫn đến liều độc. Nếu trường hợp cần phải uống thì chỉ nên uống từ 1 – 2 chén rượu hoặc tối đa 2 cốc bia và trước khi ngủ 6 giờ.

    – Không nên ăn quá no đối với người bị mất ngủ và đang sử dụng thuốc. Ăn quá no ở bất kỳ thời điểm nào cũng đều gây bất lợi đến giấc ngủ vì khi đó lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể thêm năng lượng sẽ gây ra tình trạng khó ngủ.

    – Giữ tinh thần ở trạng thái thư thái, tránh căng thẳng.

    – Đảm bảo không gian phòng ngủ thoải mái. Nếu sử dụng thuốc gây ngủ mà nằm trên một chiếc giường chật chội, lạ chỗ cũng có thể gây cản trở, khó ngủ. Vì vậy, cần chuẩn bị giường, nệm, gối phù hợp, không gian tối, yên tĩnh… để tạo sự thoái mái, dễ chịu, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.