spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Giữa đợt nắng nóng gay gắt, đi bộ thời điểm nào thích hợp?

    spot_img

    1. Khi nào là thời điểm thích hợp để đi bộ trong ngày nắng nóng?

    Sóng nhiệt là những đợt thời tiết nóng quá mức kéo dài, thường đi kèm với độ ẩm cao, có thể gây ra những rủi ro đáng kể cho sức khỏe. Tiếp xúc kéo dài với nhiệt độ cao có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến nhiệt như kiệt sức do nóng hoặc thậm chí say nắng, có thể đe dọa tính mạng.

    Theo đó, buổi sáng (trước 7 giờ sáng) và chiều tối (sau 6 giờ chiều) có xu hướng mát mẻ hơn trong ngày do nhiệt độ thấp hơn và giảm ánh nắng trực tiếp, là thời điểm thích hợp để đi bộ.

    Giữa đợt nắng nóng gay gắt, đâu là thời điểm thích hợp để đi bộ

    Sáng sớm và tối muộn thường được coi là thời điểm tốt nhất để đi bộ trong đợt nắng nóng.

    Vào buổi sáng, nhiệt độ thường thấp hơn, mặt trời ở vị trí thấp hơn ở đường chân trời, làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp và cường độ nhiệt, giúp việc đi bộ thoải mái và an toàn hơn. Bên cạnh đó, độ ẩm có xu hướng thấp hơn vào sáng sớm, giúp làm mát hiệu quả hơn thông qua đổ mồ hôi.

    Vào buổi tối, nhiệt độ bắt đầu giảm khi mặt trời lặn. Tương tự như sáng sớm, cường độ nắng thấp hơn, giảm nguy cơ quá nóng. Đi bộ sau khi mặt trời lặn có thể mang lại cảm giác êm dịu hơn trong ngày, giúp bạn thư giãn và dễ ngủ.

    2. Lợi ích của đi bộ hàng ngày

    Hoạt động thể chất không cần phải phức tạp, thậm chí chỉ là đi bộ hay đi bộ nhanh hàng ngày có thể giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

    • Duy trì cân nặng khỏe mạnhgiảm mỡ cơ thể.
    • Ngăn ngừa hoặc kiểm soát các tình trạng khác nhau, bao gồm bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao, ung thư, đái tháo đường type 2.
    • Cải thiện sức khỏe tim mạch
    • Tăng cường xương, cơ bắp và cải thiện sức bền cơ bắp
    • Tăng mức năng lượng, cải thiện tâm trạng, nhận thức, trí nhớ và giấc ngủ
    • Cải thiện sự cân bằng và phối hợp
    • Tăng cường hệ thống miễn dịch
    • Giảm căng thẳng…

    Bạn đi bộ càng nhanh, xa và thường xuyên thì lợi ích càng lớn. Có thể xen kẽ thời gian đi bộ nhanh với đi bộ nhàn nhã. Loại hình luyện tập xen kẽ này có nhiều lợi ích cải thiện sức khỏe tim mạch và đốt cháy nhiều calo hơn so với đi bộ thông thường.

    3. Làm thế nào để đi bộ an toàn trong đợt nắng nóng?

    – Uống nhiều nước trước, trong và sau khi đi bộ để giữ nước. Tránh đồ uống có đường và rượu vì chúng có thể làm cơ thể mất nước.

    – Chọn quần áo nhẹ, rộng rãi, sáng màu để thông gió và phản chiếu ánh sáng mặt trời.

    – Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF cao cho vùng da hở, đeo kính râm và đội mũ rộng vành để bảo vệ da mặt khỏi tia UV.

    – Hãy lắng nghe cơ thể và nhận biết các dấu hiệu của bệnh liên quan đến nhiệt như chóng mặt, buồn nôn hoặc đổ mồ hôi quá nhiều… Dừng đi bộ và tìm bóng mát nếu bạn cảm thấy không khỏe.

    – Chọn những con đường, tuyến đường có bóng râm.

    – Trong đợt nắng nóng, hãy cân nhắc giảm cường độ và thời gian đi bộ để tránh gắng sức quá mức.

    – Cập nhật thông tin về dự báo thời tiết địa phương (khu vực), tránh đi bộ vào những giờ nắng nóng cao điểm khi nhiệt độ lên cao nhất.

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Giữa đợt nắng nóng gay gắt, đi bộ thời điểm nào thích hợp?

    1. Khi nào là thời điểm thích hợp để đi bộ trong ngày nắng nóng?

    Sóng nhiệt là những đợt thời tiết nóng quá mức kéo dài, thường đi kèm với độ ẩm cao, có thể gây ra những rủi ro đáng kể cho sức khỏe. Tiếp xúc kéo dài với nhiệt độ cao có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến nhiệt như kiệt sức do nóng hoặc thậm chí say nắng, có thể đe dọa tính mạng.

    Theo đó, buổi sáng (trước 7 giờ sáng) và chiều tối (sau 6 giờ chiều) có xu hướng mát mẻ hơn trong ngày do nhiệt độ thấp hơn và giảm ánh nắng trực tiếp, là thời điểm thích hợp để đi bộ.

    Giữa đợt nắng nóng gay gắt, đâu là thời điểm thích hợp để đi bộ

    Sáng sớm và tối muộn thường được coi là thời điểm tốt nhất để đi bộ trong đợt nắng nóng.

    Vào buổi sáng, nhiệt độ thường thấp hơn, mặt trời ở vị trí thấp hơn ở đường chân trời, làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp và cường độ nhiệt, giúp việc đi bộ thoải mái và an toàn hơn. Bên cạnh đó, độ ẩm có xu hướng thấp hơn vào sáng sớm, giúp làm mát hiệu quả hơn thông qua đổ mồ hôi.

    Vào buổi tối, nhiệt độ bắt đầu giảm khi mặt trời lặn. Tương tự như sáng sớm, cường độ nắng thấp hơn, giảm nguy cơ quá nóng. Đi bộ sau khi mặt trời lặn có thể mang lại cảm giác êm dịu hơn trong ngày, giúp bạn thư giãn và dễ ngủ.

    2. Lợi ích của đi bộ hàng ngày

    Hoạt động thể chất không cần phải phức tạp, thậm chí chỉ là đi bộ hay đi bộ nhanh hàng ngày có thể giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

    • Duy trì cân nặng khỏe mạnhgiảm mỡ cơ thể.
    • Ngăn ngừa hoặc kiểm soát các tình trạng khác nhau, bao gồm bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao, ung thư, đái tháo đường type 2.
    • Cải thiện sức khỏe tim mạch
    • Tăng cường xương, cơ bắp và cải thiện sức bền cơ bắp
    • Tăng mức năng lượng, cải thiện tâm trạng, nhận thức, trí nhớ và giấc ngủ
    • Cải thiện sự cân bằng và phối hợp
    • Tăng cường hệ thống miễn dịch
    • Giảm căng thẳng…

    Bạn đi bộ càng nhanh, xa và thường xuyên thì lợi ích càng lớn. Có thể xen kẽ thời gian đi bộ nhanh với đi bộ nhàn nhã. Loại hình luyện tập xen kẽ này có nhiều lợi ích cải thiện sức khỏe tim mạch và đốt cháy nhiều calo hơn so với đi bộ thông thường.

    3. Làm thế nào để đi bộ an toàn trong đợt nắng nóng?

    – Uống nhiều nước trước, trong và sau khi đi bộ để giữ nước. Tránh đồ uống có đường và rượu vì chúng có thể làm cơ thể mất nước.

    – Chọn quần áo nhẹ, rộng rãi, sáng màu để thông gió và phản chiếu ánh sáng mặt trời.

    – Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF cao cho vùng da hở, đeo kính râm và đội mũ rộng vành để bảo vệ da mặt khỏi tia UV.

    – Hãy lắng nghe cơ thể và nhận biết các dấu hiệu của bệnh liên quan đến nhiệt như chóng mặt, buồn nôn hoặc đổ mồ hôi quá nhiều… Dừng đi bộ và tìm bóng mát nếu bạn cảm thấy không khỏe.

    – Chọn những con đường, tuyến đường có bóng râm.

    – Trong đợt nắng nóng, hãy cân nhắc giảm cường độ và thời gian đi bộ để tránh gắng sức quá mức.

    – Cập nhật thông tin về dự báo thời tiết địa phương (khu vực), tránh đi bộ vào những giờ nắng nóng cao điểm khi nhiệt độ lên cao nhất.

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!