spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?

    spot_img

    1. Hệ thống sinh sản nam giới là gì?

    TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh, chuyên gia sản phụ khoa cho biết, hệ thống sinh sản nam (hay cơ quan sinh dục của nam giới) có chức năng tạo ra tế bào sinh sản hay còn gọi là tế bào sinh dục (tinh trùng) và hormone sinh sản. Hai chức phận này có quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện chức năng sinh sản và duy trì nòi giống.

    Hệ thống sinh sản nam giới bao gồm các bộ phận cả bên trong và bên ngoài cơ thể nhưng chủ yếu tồn tại bên ngoài.

    1.1. Các cơ quan bên trong hệ thống sinh sản nam

    là một ống cơ dài chạy từ mào tinh hoàn vào khoang chậu, ngay sau bàng quang. Ống dẫn tinh là ống dẫn tinh trùng từ tinh hoàn lên túi tinh rồi đổ vào đoạn gốc của niệu đạo, đưa tinh trùng vào vị trí để tống xuất ra ngoài thông qua niệu đạo.

    Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang (bọng đái) ra ngoài. Khi xuất tinh, van ở cổ bàng quang đóng lại, do đó không có hiện tượng trộn lẫn nước tiểu với tinh dịch.

    Là những túi giống như túi dính vào ống dẫn tinh gần gốc bàng quang. Túi tinh có chức năng bài tiết tinh tương để nuôi dưỡng tinh trùng, tinh tương hòa lẫn với tinh trùng được gọi là tinh dịch có màu trắng đục như sữa.

    Tuyến tiền liệt là một tuyến có kích thước bằng quả óc chó nằm bên dưới bàng quang, trước trực tràng. Tuyến tiền liệt bổ sung thêm chất lỏng để xuất tinh, giúp nuôi dưỡng tinh trùng. Niệu đạo chạy qua trung tâm của tuyến tiền liệt.

    Tuyến hành niệu đạo là những cấu trúc có kích thước bằng hạt đậu ở hai bên niệu đạo, ngay bên dưới tuyến tiền liệt. Chúng tạo ra một chất lỏng trong suốt, trơn trượt đổ trực tiếp vào niệu đạo. Chất lỏng này bôi trơn niệu đạo và trung hòa bất kỳ acid nào có thể còn sót lại từ nước tiểu.

    Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?- Ảnh 2.

    Mô phỏng cấu trúc của hệ thống sinh sản nam.

    1.2. Các cơ quan bên ngoài hệ thống sinh sản nam

    Hầu hết hệ thống sinh sản nam nằm ở bên ngoài khoang bụng hoặc xương chậu. Các bộ phận bên ngoài cơ thể của hệ thống sinh sản nam bao gồm dương vật, bìu và tinh hoàn. Một tên gọi khác của các bộ phận này là bộ phận sinh dục hoặc cơ quan sinh dục.

    : Dương vật là cơ quan sinh dục của nam giới, chứa nhiều đầu dây thần kinh nhạy cảm và có ba phần là gốc, thân (trục), quy đầu. Cơ quan dùng để đi tiểu và giao hợp. Nó có mô xốp có thể chứa đầy máu để gây cương cứng. Cơ quan này chứa niệu đạo, dẫn cả nước tiểu và tinh dịch.

    Là một túi da lỏng lẻo treo bên ngoài cơ thể, phía sau dương vật để bảo vệ và giữ tinh hoàn ở đúng vị trí. Nó chứa tinh hoàn cũng như các dây thần kinh và mạch máu. Bìu giữ nhiệt độ cần thiết cho quá trình sản sinh và tồn tại của tinh trùng.

    Đây là một cặp tuyến hình bầu dục nằm trong bìu, ở bên ngoài cơ thể. Tinh hoàn sản xuất tinh trùng và testosterone, là hormone sinh dục nam chính. Dây tinh hoàn giữ tinh hoàn tại chỗ và cung cấp máu cho chúng. Bên trong tinh hoàn là các khối ống cuộn tròn, đây là các ống sinh tinh. Các ống sinh tinh sản xuất các tế bào tinh trùng thông qua quá trình sinh tinh.

    Một ống dài xoắn cao nằm ở phía sau của mỗi tinh hoàn. Nó mang và lưu trữ các tế bào tinh trùng mà tinh hoàn của nam giới tạo ra. Mào tinh hoàn cũng đưa tinh trùng đến trạng thái trưởng thành – tinh trùng xuất hiện từ tinh hoàn chưa trưởng thành và không có khả năng thụ tinh. Trong quá trình kích thích tình dục, các cơn co thắt cơ đẩy tinh trùng vào ống dẫn tinh.

    Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?- Ảnh 3.

    Hình ảnh giải phẫu học tinh hoàn. Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (dịch), Frank H.Nett.

    2. Hệ thống sinh sản của nam giới hoạt động như thế nào?

    Hệ thống sinh sản nam phụ thuộc vào hormone. Hormone là các chất hóa học kích thích hoặc điều chỉnh hoạt động trong các tế bào hoặc cơ quan. Các hormone chính giúp hệ thống sinh sản nam hoạt động bao gồm:

    • Hormone kích thích nang trứng (FSH) có tác dụng kích thích tế bào Sertoli sản sinh tinh trùng.
    • Hormone hoàng thể (LH). Tuyến yên cũng sản xuất LH – cần thiết để tiếp tục quá trình sinh tinh trùng.
    • Testosterone – hormone sinh dục chính ở nam giới. Hormone này giúp phát triển một số đặc điểm nhất định, bao gồm khối lượng và sức mạnh cơ bắp, phân bố mỡ, khối lượng xương và ham muốn tình dục.

    3. Những vấn đề thường gặp ở hệ thống sinh sản nam giới

    Giống như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể con người, đôi khi hệ thống sinh sản của nam giới cũng có thể gặp trục trặc. Các tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của nam giới bao gồm:

    • Ung thư tinh hoàn.
    • Ung thư dương vật.
    • Ung thư tuyến tiền liệt.
    • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs).
    • Xuất tinh sớm.
    • Vô sinh ở nam giới.
    • Rối loạn cương dương.
    • Chứng cương cứng kéo dài.
    Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?- Ảnh 4.

    Chăm sóc sức khỏe nam khoa định kỳ là việc nam giới nên làm để phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh tật.

    • Các khối u hoặc vết loét ở bộ phận sinh dục bên ngoài.
    • Đau hoặc sưng.
    • Đau nhức hoặc khó chịu xung quanh háng hoặc bụng dưới.
    • Có máu trong tinh dịch (xuất tinh ra máu).
    • Có máu trong nước tiểu (tiểu ra máu).
    • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu (tiểu khó).
    • Mất khả năng kiểm soát bàng quang (tiểu không tự chủ).
    • Không có khả năng đạt được và duy trì sự cương cứng đủ mạnh để giao hợp.

    BSCK2 Nguyễn Văn Phúc, Khoa Nam học, Bệnh viện TWQĐ 108 lưu ý, chăm sóc sức khỏe nam khoa không chỉ giúp nam giới duy trì sức khỏe tốt mà còn phòng ngừa được các bệnh lý ảnh hưởng đến cuộc sống và chất lượng phòng the. Việc thăm khám nam khoa định kỳ giúp ngăn ngừa các bệnh lý. Điều trị sớm có thể tránh được các vấn đề nghiêm trọng lâu dài.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?

    1. Hệ thống sinh sản nam giới là gì?

    TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh, chuyên gia sản phụ khoa cho biết, hệ thống sinh sản nam (hay cơ quan sinh dục của nam giới) có chức năng tạo ra tế bào sinh sản hay còn gọi là tế bào sinh dục (tinh trùng) và hormone sinh sản. Hai chức phận này có quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện chức năng sinh sản và duy trì nòi giống.

    Hệ thống sinh sản nam giới bao gồm các bộ phận cả bên trong và bên ngoài cơ thể nhưng chủ yếu tồn tại bên ngoài.

    1.1. Các cơ quan bên trong hệ thống sinh sản nam

    là một ống cơ dài chạy từ mào tinh hoàn vào khoang chậu, ngay sau bàng quang. Ống dẫn tinh là ống dẫn tinh trùng từ tinh hoàn lên túi tinh rồi đổ vào đoạn gốc của niệu đạo, đưa tinh trùng vào vị trí để tống xuất ra ngoài thông qua niệu đạo.

    Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang (bọng đái) ra ngoài. Khi xuất tinh, van ở cổ bàng quang đóng lại, do đó không có hiện tượng trộn lẫn nước tiểu với tinh dịch.

    Là những túi giống như túi dính vào ống dẫn tinh gần gốc bàng quang. Túi tinh có chức năng bài tiết tinh tương để nuôi dưỡng tinh trùng, tinh tương hòa lẫn với tinh trùng được gọi là tinh dịch có màu trắng đục như sữa.

    Tuyến tiền liệt là một tuyến có kích thước bằng quả óc chó nằm bên dưới bàng quang, trước trực tràng. Tuyến tiền liệt bổ sung thêm chất lỏng để xuất tinh, giúp nuôi dưỡng tinh trùng. Niệu đạo chạy qua trung tâm của tuyến tiền liệt.

    Tuyến hành niệu đạo là những cấu trúc có kích thước bằng hạt đậu ở hai bên niệu đạo, ngay bên dưới tuyến tiền liệt. Chúng tạo ra một chất lỏng trong suốt, trơn trượt đổ trực tiếp vào niệu đạo. Chất lỏng này bôi trơn niệu đạo và trung hòa bất kỳ acid nào có thể còn sót lại từ nước tiểu.

    Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?- Ảnh 2.

    Mô phỏng cấu trúc của hệ thống sinh sản nam.

    1.2. Các cơ quan bên ngoài hệ thống sinh sản nam

    Hầu hết hệ thống sinh sản nam nằm ở bên ngoài khoang bụng hoặc xương chậu. Các bộ phận bên ngoài cơ thể của hệ thống sinh sản nam bao gồm dương vật, bìu và tinh hoàn. Một tên gọi khác của các bộ phận này là bộ phận sinh dục hoặc cơ quan sinh dục.

    : Dương vật là cơ quan sinh dục của nam giới, chứa nhiều đầu dây thần kinh nhạy cảm và có ba phần là gốc, thân (trục), quy đầu. Cơ quan dùng để đi tiểu và giao hợp. Nó có mô xốp có thể chứa đầy máu để gây cương cứng. Cơ quan này chứa niệu đạo, dẫn cả nước tiểu và tinh dịch.

    Là một túi da lỏng lẻo treo bên ngoài cơ thể, phía sau dương vật để bảo vệ và giữ tinh hoàn ở đúng vị trí. Nó chứa tinh hoàn cũng như các dây thần kinh và mạch máu. Bìu giữ nhiệt độ cần thiết cho quá trình sản sinh và tồn tại của tinh trùng.

    Đây là một cặp tuyến hình bầu dục nằm trong bìu, ở bên ngoài cơ thể. Tinh hoàn sản xuất tinh trùng và testosterone, là hormone sinh dục nam chính. Dây tinh hoàn giữ tinh hoàn tại chỗ và cung cấp máu cho chúng. Bên trong tinh hoàn là các khối ống cuộn tròn, đây là các ống sinh tinh. Các ống sinh tinh sản xuất các tế bào tinh trùng thông qua quá trình sinh tinh.

    Một ống dài xoắn cao nằm ở phía sau của mỗi tinh hoàn. Nó mang và lưu trữ các tế bào tinh trùng mà tinh hoàn của nam giới tạo ra. Mào tinh hoàn cũng đưa tinh trùng đến trạng thái trưởng thành – tinh trùng xuất hiện từ tinh hoàn chưa trưởng thành và không có khả năng thụ tinh. Trong quá trình kích thích tình dục, các cơn co thắt cơ đẩy tinh trùng vào ống dẫn tinh.

    Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?- Ảnh 3.

    Hình ảnh giải phẫu học tinh hoàn. Nguồn: Nguyễn Quang Quyền (dịch), Frank H.Nett.

    2. Hệ thống sinh sản của nam giới hoạt động như thế nào?

    Hệ thống sinh sản nam phụ thuộc vào hormone. Hormone là các chất hóa học kích thích hoặc điều chỉnh hoạt động trong các tế bào hoặc cơ quan. Các hormone chính giúp hệ thống sinh sản nam hoạt động bao gồm:

    • Hormone kích thích nang trứng (FSH) có tác dụng kích thích tế bào Sertoli sản sinh tinh trùng.
    • Hormone hoàng thể (LH). Tuyến yên cũng sản xuất LH – cần thiết để tiếp tục quá trình sinh tinh trùng.
    • Testosterone – hormone sinh dục chính ở nam giới. Hormone này giúp phát triển một số đặc điểm nhất định, bao gồm khối lượng và sức mạnh cơ bắp, phân bố mỡ, khối lượng xương và ham muốn tình dục.

    3. Những vấn đề thường gặp ở hệ thống sinh sản nam giới

    Giống như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể con người, đôi khi hệ thống sinh sản của nam giới cũng có thể gặp trục trặc. Các tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của nam giới bao gồm:

    • Ung thư tinh hoàn.
    • Ung thư dương vật.
    • Ung thư tuyến tiền liệt.
    • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs).
    • Xuất tinh sớm.
    • Vô sinh ở nam giới.
    • Rối loạn cương dương.
    • Chứng cương cứng kéo dài.
    Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?- Ảnh 4.

    Chăm sóc sức khỏe nam khoa định kỳ là việc nam giới nên làm để phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh tật.

    • Các khối u hoặc vết loét ở bộ phận sinh dục bên ngoài.
    • Đau hoặc sưng.
    • Đau nhức hoặc khó chịu xung quanh háng hoặc bụng dưới.
    • Có máu trong tinh dịch (xuất tinh ra máu).
    • Có máu trong nước tiểu (tiểu ra máu).
    • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu (tiểu khó).
    • Mất khả năng kiểm soát bàng quang (tiểu không tự chủ).
    • Không có khả năng đạt được và duy trì sự cương cứng đủ mạnh để giao hợp.

    BSCK2 Nguyễn Văn Phúc, Khoa Nam học, Bệnh viện TWQĐ 108 lưu ý, chăm sóc sức khỏe nam khoa không chỉ giúp nam giới duy trì sức khỏe tốt mà còn phòng ngừa được các bệnh lý ảnh hưởng đến cuộc sống và chất lượng phòng the. Việc thăm khám nam khoa định kỳ giúp ngăn ngừa các bệnh lý. Điều trị sớm có thể tránh được các vấn đề nghiêm trọng lâu dài.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.