spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ

    spot_img

    Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế, năm 2024, Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ có chủ đề “Thu hẹp khoảng cách – Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ – Kết nối vòng tay yêu thương”.

    Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ được Liên minh Thế giới Hành động vì Nuôi con bằng sữa mẹ (WABA) từ năm 1991, diễn ra từ ngày 1/8 đến 7/8 hàng năm. Đây là một hoạt động thường niên nhằm khuyến khích sự chung tay hỗ trợ của toàn xã hội để mọi trẻ em đều có cơ hội hưởng nguồn dinh dưỡng không thể thay thế từ sữa mẹ.

    Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ- Ảnh 2.

    Đẩy mạnh hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ để giảm bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em.

    Sau 33 năm triển khai, Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ đã trở thành một sự kiện quan trọng tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam, với các hoạt động hưởng ứng đa dạng trên toàn thế giới.

    Trọng tâm của chiến dịch năm 2024 nhằm đẩy mạnh hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ để giảm bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, đặc biệt tập trung vào hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ trong các tình huống khẩn cấp; Không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là những bà mẹ dễ bị tổn thương, những người có thể cần thêm sự hỗ trợ để giảm bất bình đẳng trong việc nuôi con bằng sữa mẹ; Nhấn mạnh vai trò của nuôi con bằng sữa mẹ, đóng góp vào giá trị kinh tế toàn cầu, giảm thiểu phát thải khí nhà kính bên cạnh những lợi ích về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.

    Ủng hộ và thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ là bạn đang góp phần đẩy lùi bất bình đẳng. Bất bình đẳng tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau, bất bình đẳng trong dinh dưỡng là một trong số đó. Khi không được bú mẹ, trẻ em phải đối diện với nguy cơ suy dinh dưỡng và nhiều biến chứng sơ sinh nguy hiểm. Khi phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ không được tiếp cận dinh dưỡng và dịch vụ y tế đầy đủ, hệ lụy không chỉ dừng ở họ mà có thể kéo dài tới các thế hệ sau đó.

    Hãy hỗ trợ bất kì người phụ nữ nào đang nuôi con nhỏ bên cạnh bạn, động viên và giúp đỡ họ nuôi con bằng sữa mẹ. Như vậy, bạn đang mang lại sự bình đẳng về dinh dưỡng cho mọi trẻ em quanh mình.

    Hàng năm, có khoảng 90.000 trẻ sinh non, nhẹ cân, bệnh lý đang rất cần nguồn sữa mẹ hiến tặng để vượt qua các biến chứng sơ sinh nguy hiểm. Theo tổ chức Y tế thế giới, sữa mẹ hiến tặng thanh trùng là lựa chọn dinh dưỡng thứ hai sau sữa mẹ ruột.

    Bộ Y tế và Tổ chức Alive & Thrive đã xây dựng hệ thống Ngân hàng sữa mẹ với quy trình thu nhận, sàng lọc và thanh trùng sữa mẹ hiến tặng, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho trẻ khi sử dụng.

    Bộ Y tế và Tổ chức Alive & Thrive truyền tải 5 thông điệp về nuôi con bằng sữa mẹ. Đó là:

    Thông điệp 1: Ủng hộ và thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ là bạn đang góp phần đẩy lùi bất bình đẳng.

    Thông điệp 2: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    Thông điệp 3: Mẹ hãy thực hiện da kề da với con thật lâu ngay khi con chào đời để trẻ có cơ hội bú sớm.

    Thông điệp 4: Người chồng, gia đình và cộng đồng hãy ủng hộ, hỗ trợ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

    Thông điệp 5: Hãy cùng chung tay để cứu sống trẻ sinh non, bệnh lý bằng cách hiến tặng sữa mẹ cho hệ thống Ngân hàng sữa mẹ.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ

    Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế, năm 2024, Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ có chủ đề “Thu hẹp khoảng cách – Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ – Kết nối vòng tay yêu thương”.

    Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ được Liên minh Thế giới Hành động vì Nuôi con bằng sữa mẹ (WABA) từ năm 1991, diễn ra từ ngày 1/8 đến 7/8 hàng năm. Đây là một hoạt động thường niên nhằm khuyến khích sự chung tay hỗ trợ của toàn xã hội để mọi trẻ em đều có cơ hội hưởng nguồn dinh dưỡng không thể thay thế từ sữa mẹ.

    Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ- Ảnh 2.

    Đẩy mạnh hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ để giảm bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em.

    Sau 33 năm triển khai, Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ đã trở thành một sự kiện quan trọng tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam, với các hoạt động hưởng ứng đa dạng trên toàn thế giới.

    Trọng tâm của chiến dịch năm 2024 nhằm đẩy mạnh hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ để giảm bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, đặc biệt tập trung vào hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ trong các tình huống khẩn cấp; Không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là những bà mẹ dễ bị tổn thương, những người có thể cần thêm sự hỗ trợ để giảm bất bình đẳng trong việc nuôi con bằng sữa mẹ; Nhấn mạnh vai trò của nuôi con bằng sữa mẹ, đóng góp vào giá trị kinh tế toàn cầu, giảm thiểu phát thải khí nhà kính bên cạnh những lợi ích về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.

    Ủng hộ và thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ là bạn đang góp phần đẩy lùi bất bình đẳng. Bất bình đẳng tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau, bất bình đẳng trong dinh dưỡng là một trong số đó. Khi không được bú mẹ, trẻ em phải đối diện với nguy cơ suy dinh dưỡng và nhiều biến chứng sơ sinh nguy hiểm. Khi phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ không được tiếp cận dinh dưỡng và dịch vụ y tế đầy đủ, hệ lụy không chỉ dừng ở họ mà có thể kéo dài tới các thế hệ sau đó.

    Hãy hỗ trợ bất kì người phụ nữ nào đang nuôi con nhỏ bên cạnh bạn, động viên và giúp đỡ họ nuôi con bằng sữa mẹ. Như vậy, bạn đang mang lại sự bình đẳng về dinh dưỡng cho mọi trẻ em quanh mình.

    Hàng năm, có khoảng 90.000 trẻ sinh non, nhẹ cân, bệnh lý đang rất cần nguồn sữa mẹ hiến tặng để vượt qua các biến chứng sơ sinh nguy hiểm. Theo tổ chức Y tế thế giới, sữa mẹ hiến tặng thanh trùng là lựa chọn dinh dưỡng thứ hai sau sữa mẹ ruột.

    Bộ Y tế và Tổ chức Alive & Thrive đã xây dựng hệ thống Ngân hàng sữa mẹ với quy trình thu nhận, sàng lọc và thanh trùng sữa mẹ hiến tặng, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho trẻ khi sử dụng.

    Bộ Y tế và Tổ chức Alive & Thrive truyền tải 5 thông điệp về nuôi con bằng sữa mẹ. Đó là:

    Thông điệp 1: Ủng hộ và thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ là bạn đang góp phần đẩy lùi bất bình đẳng.

    Thông điệp 2: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    Thông điệp 3: Mẹ hãy thực hiện da kề da với con thật lâu ngay khi con chào đời để trẻ có cơ hội bú sớm.

    Thông điệp 4: Người chồng, gia đình và cộng đồng hãy ủng hộ, hỗ trợ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

    Thông điệp 5: Hãy cùng chung tay để cứu sống trẻ sinh non, bệnh lý bằng cách hiến tặng sữa mẹ cho hệ thống Ngân hàng sữa mẹ.

    Xem thêm video đang được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.