spot_img
28.1 C
Ho Chi Minh City
Thứ Ba, 1 Tháng 7, 2025
More

    Hội chứng HELLP điều trị như thế nào?

    spot_img

    1. Hội chứng HELLP là gì?

    Hội chứng HELLP là một biến chứng sản khoa đe dọa tính mạng, thường được coi là một biến thể của tiền sản giật. Khoảng 10% đến 20% phụ nữ bị tiền sản giật nặng sẽ phát triển hội chứng HELLP.

    Thông thường, HELLP xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba, nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ và xảy ra ở 0,5% đến 0,9% các trường hợp mang thai.

    HELLP bao gồm 3 hội chứng:

    Thiếu máu tan máu: Các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến cơ thể. Khi được chẩn đoán mắc HELLP, các tế bào hồng cầu này bị phá vỡ quá sớm và quá nhanh dẫn đến thiếu máu. Khi điều này xảy ra, máu không mang đủ oxy đến các bộ phận còn lại của cơ thể.

    Men gan tăng cao: Điều này cho thấy gan không hoạt động bình thường. Các tế bào gan bị kích thích hoặc bị tổn thương sẽ rò rỉ một lượng lớn một số hóa chất, bao gồm cả enzyme, vào máu.

    Số lượng tiểu cầu thấp: Tiểu cầu là thành phần của máu giúp đông máu. Khi lượng tiểu cầu thấp, nguy cơ chảy máu quá nhiều sẽ tăng lên.

    Hội chứng HELLP điều trị như thế nào?- Ảnh 1.

    Hội chứng HELLP là một biến chứng sản khoa đe dọa tính mạng.

    • HELLP trong những lần mang thai trước.
    • Huyết áp cao có từ trước.
    • Tiền sử tiền sản giật.
    • Tuổi mẹ cao.
    • Mang thai đôi.
    • Thừa cân.
    • Bệnh đái tháo đường…
    • Đau đầu dữ dội.
    • Những thay đổi về thị lực như mờ mắt hoặc có đốm trên thị lực.
    • Đau ở bụng.
    • Phù nề (sưng), đặc biệt là xung quanh mặt và tay.
    • Buồn nôn, nôn mửa và cảm thấy không khỏe nói chung.
    • Mệt mỏi.
    • Chảy máu.
    • Tăng cân quá mức và đột ngột.
    • Động kinh…

    Chẩn đoán hội chứng HELLP được bác sĩ sản khoa xác nhận dựa trên các triệu chứng biểu hiện và kết quả:

    • Đo huyết áp (mặc dù không phải lúc nào cũng tăng cao trong HELLP).
    • Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ công thức máu, chức năng gan, chức năng thận, hồ sơ đông máu.
    • Kiểm tra nước tiểu để biết mức độ protein..

    2. Điều trị hội chứng HELLP như thế nào?

    Hội chứng HELLP là một biến chứng thai kỳ đe dọa tính mạng nên khi đã chẩn đoán được, cần phải nhập viện do nguy cơ cao tình trạng bệnh sẽ xấu đi nhanh chóng. Việc điều trị Hội chứng HELLP chủ yếu dựa trên thời gian mang thai.

    Sau tuần thứ 34 của thai kỳ, bác sĩ sản khoa thường sẽ lựa chọn gây chuyển dạ nếu thai phụ ổn định. Có thể chỉ định sinh mổ để ngăn ngừa biến chứng cho mẹ và bé.

    Các phương pháp điều trị có thể được sử dụng để kiểm soát HELLP cho đến khi em bé được sinh ra bao gồm:

    Truyền máu được chỉ định khi thai phụ mắc hội chứng HELLP thiếu máu nặng và số lượng tiểu cầu thấp để bổ sung hồng cầu và số lượng tiểu cầu.

    – Dùng magiê sulfat ngay khi nhập viện để ngăn ngừa co giật ở mẹ và bảo vệ thần kinh thai nhi. Lượng truyền nên được chuẩn độ theo lượng nước tiểu và nồng độ magnesium. Bệnh nhân nên được theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc magnesium.

    – Dùng thuốc hạ huyết áp nếu huyết áp liên tục cao hơn 160/110 mm Hg mặc dù đã sử dụng magnesium sulfat. Điều này làm giảm nguy cơ xuất huyết não ở mẹ, bong nhau thai và co giật. Mục tiêu là duy trì huyết áp tâm trương trong khoảng 90 đến 100 mm Hg. Thuốc chống tăng huyết áp được sử dụng phổ biến nhất là: nifedipine uống hoặc nicardipine truyền tiêm tĩnh mạch…

    – Dùng thuốc corticosteroid (betamethasone hoặc dexamethasone ) để hỗ trợ sự trưởng thành phổi của thai nhi trong trường hợp đe dọa sinh non, giảm mức độ thương tổn gan.

    Huyết tương chứa kháng thể, được tách ra khỏi phần còn lại của máu. Sau đó, huyết tương từ người hiến tặng và phần máu còn lại được đưa trở lại cơ thể.

    Hội chứng HELLP điều trị như thế nào?- Ảnh 2.

    Duy trì lối sống lành mạnh trước và trong khi mang thai cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc nhiều biến chứng về sức khỏe và thai kỳ.

    3. Hội chứng HELLP có dự phòng được không?

    Do cơ chế bệnh sinh phức tạp và chưa rõ ràng, hơn nữa, bệnh lại xảy ra trên một đối tượng rất nhạy cảm là phụ nữ có thai cho nên tới nay, cách dự phòng tốt nhất vẫn là chăm sóc thật tốt sức khỏe thai phụ.

    Thai phụ cần khám định kỳ, thường xuyên kiểm tra, theo dõi các dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén, đặc biệt là những người có nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, bệnh thận, tiền sử tiền sản giật, sản giật…

    Đối với những sản phụ đã có tiền sử bị hội chứng HELLP có thể mang thai trở lại. Tuy nhiên, có nguy cơ tái phát hội chứng này trong những lần mang thai sau. Vì vậy, khi muốn tiếp tục có thai, nhất thiết phải được tư vấn và theo dõi, kiểm tra bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.

    Duy trì lối sống lành mạnh trước và trong khi mang thai cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc nhiều biến chứng về sức khỏe và thai kỳ.

    Một số khuyến nghị để giữ gìn sức khỏe bao gồm:

    • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng.
    • Uống đủ nước.
    • Ngủ đủ giấc.
    • Vận động phù hợp.
    • Kiểm soát các tình trạng khác, như bệnh đái tháo đường hoặc huyết áp cao.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Chảy máu chân răng do đâu?- Ảnh 2.

    Chảy máu chân răng do đâu?

    (Thông tin sức khỏe) - Chảy máu chân răng hay còn gọi là chảy máu nướu là tình trạng dễ gặp khi đánh răng....
    Dinh dưỡng thông minh 3 tháng đầu là 'chìa khóa vàng' cho trí tuệ thai nhi- Ảnh 1.

    Dinh dưỡng thông minh 3 tháng đầu là ‘chìa khóa vàng’ cho trí tuệ thai nhi

    (Thông tin sức khỏe) - Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện...
    Chảy máu chân răng do đâu?- Ảnh 2.

    Chảy máu chân răng do đâu?

    (Thông tin sức khỏe) - Chảy máu chân răng hay còn gọi là chảy máu nướu là tình trạng dễ gặp khi đánh răng....
    Dinh dưỡng thông minh 3 tháng đầu là 'chìa khóa vàng' cho trí tuệ thai nhi- Ảnh 1.

    Dinh dưỡng thông minh 3 tháng đầu là ‘chìa khóa vàng’ cho trí tuệ thai nhi

    (Thông tin sức khỏe) - Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện...
    Ù tai kéo dài có nguy hiểm không?- Ảnh 1.

    Ù tai kéo dài có nguy hiểm không?

    (Thông tin sức khỏe) - Ù tai là nghe hay cảm giác có tiếng ồn hoặc tiếng kêu trong tai như tiếng chuông, tiếng...

    bạn Nên đọc!

    Chảy máu chân răng do đâu?

    (Thông tin sức khỏe) - Chảy máu chân răng hay còn gọi là chảy máu nướu là tình trạng dễ gặp khi đánh răng. Vậy nguyên nhân chảy máu chân răng do đâu, cách điều trị như thế nào?

    Hội chứng HELLP điều trị như thế nào?

    1. Hội chứng HELLP là gì?

    Hội chứng HELLP là một biến chứng sản khoa đe dọa tính mạng, thường được coi là một biến thể của tiền sản giật. Khoảng 10% đến 20% phụ nữ bị tiền sản giật nặng sẽ phát triển hội chứng HELLP.

    Thông thường, HELLP xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba, nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ và xảy ra ở 0,5% đến 0,9% các trường hợp mang thai.

    HELLP bao gồm 3 hội chứng:

    Thiếu máu tan máu: Các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến cơ thể. Khi được chẩn đoán mắc HELLP, các tế bào hồng cầu này bị phá vỡ quá sớm và quá nhanh dẫn đến thiếu máu. Khi điều này xảy ra, máu không mang đủ oxy đến các bộ phận còn lại của cơ thể.

    Men gan tăng cao: Điều này cho thấy gan không hoạt động bình thường. Các tế bào gan bị kích thích hoặc bị tổn thương sẽ rò rỉ một lượng lớn một số hóa chất, bao gồm cả enzyme, vào máu.

    Số lượng tiểu cầu thấp: Tiểu cầu là thành phần của máu giúp đông máu. Khi lượng tiểu cầu thấp, nguy cơ chảy máu quá nhiều sẽ tăng lên.

    Hội chứng HELLP điều trị như thế nào?- Ảnh 1.

    Hội chứng HELLP là một biến chứng sản khoa đe dọa tính mạng.

    • HELLP trong những lần mang thai trước.
    • Huyết áp cao có từ trước.
    • Tiền sử tiền sản giật.
    • Tuổi mẹ cao.
    • Mang thai đôi.
    • Thừa cân.
    • Bệnh đái tháo đường…
    • Đau đầu dữ dội.
    • Những thay đổi về thị lực như mờ mắt hoặc có đốm trên thị lực.
    • Đau ở bụng.
    • Phù nề (sưng), đặc biệt là xung quanh mặt và tay.
    • Buồn nôn, nôn mửa và cảm thấy không khỏe nói chung.
    • Mệt mỏi.
    • Chảy máu.
    • Tăng cân quá mức và đột ngột.
    • Động kinh…

    Chẩn đoán hội chứng HELLP được bác sĩ sản khoa xác nhận dựa trên các triệu chứng biểu hiện và kết quả:

    • Đo huyết áp (mặc dù không phải lúc nào cũng tăng cao trong HELLP).
    • Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ công thức máu, chức năng gan, chức năng thận, hồ sơ đông máu.
    • Kiểm tra nước tiểu để biết mức độ protein..

    2. Điều trị hội chứng HELLP như thế nào?

    Hội chứng HELLP là một biến chứng thai kỳ đe dọa tính mạng nên khi đã chẩn đoán được, cần phải nhập viện do nguy cơ cao tình trạng bệnh sẽ xấu đi nhanh chóng. Việc điều trị Hội chứng HELLP chủ yếu dựa trên thời gian mang thai.

    Sau tuần thứ 34 của thai kỳ, bác sĩ sản khoa thường sẽ lựa chọn gây chuyển dạ nếu thai phụ ổn định. Có thể chỉ định sinh mổ để ngăn ngừa biến chứng cho mẹ và bé.

    Các phương pháp điều trị có thể được sử dụng để kiểm soát HELLP cho đến khi em bé được sinh ra bao gồm:

    Truyền máu được chỉ định khi thai phụ mắc hội chứng HELLP thiếu máu nặng và số lượng tiểu cầu thấp để bổ sung hồng cầu và số lượng tiểu cầu.

    – Dùng magiê sulfat ngay khi nhập viện để ngăn ngừa co giật ở mẹ và bảo vệ thần kinh thai nhi. Lượng truyền nên được chuẩn độ theo lượng nước tiểu và nồng độ magnesium. Bệnh nhân nên được theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc magnesium.

    – Dùng thuốc hạ huyết áp nếu huyết áp liên tục cao hơn 160/110 mm Hg mặc dù đã sử dụng magnesium sulfat. Điều này làm giảm nguy cơ xuất huyết não ở mẹ, bong nhau thai và co giật. Mục tiêu là duy trì huyết áp tâm trương trong khoảng 90 đến 100 mm Hg. Thuốc chống tăng huyết áp được sử dụng phổ biến nhất là: nifedipine uống hoặc nicardipine truyền tiêm tĩnh mạch…

    – Dùng thuốc corticosteroid (betamethasone hoặc dexamethasone ) để hỗ trợ sự trưởng thành phổi của thai nhi trong trường hợp đe dọa sinh non, giảm mức độ thương tổn gan.

    Huyết tương chứa kháng thể, được tách ra khỏi phần còn lại của máu. Sau đó, huyết tương từ người hiến tặng và phần máu còn lại được đưa trở lại cơ thể.

    Hội chứng HELLP điều trị như thế nào?- Ảnh 2.

    Duy trì lối sống lành mạnh trước và trong khi mang thai cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc nhiều biến chứng về sức khỏe và thai kỳ.

    3. Hội chứng HELLP có dự phòng được không?

    Do cơ chế bệnh sinh phức tạp và chưa rõ ràng, hơn nữa, bệnh lại xảy ra trên một đối tượng rất nhạy cảm là phụ nữ có thai cho nên tới nay, cách dự phòng tốt nhất vẫn là chăm sóc thật tốt sức khỏe thai phụ.

    Thai phụ cần khám định kỳ, thường xuyên kiểm tra, theo dõi các dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén, đặc biệt là những người có nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, bệnh thận, tiền sử tiền sản giật, sản giật…

    Đối với những sản phụ đã có tiền sử bị hội chứng HELLP có thể mang thai trở lại. Tuy nhiên, có nguy cơ tái phát hội chứng này trong những lần mang thai sau. Vì vậy, khi muốn tiếp tục có thai, nhất thiết phải được tư vấn và theo dõi, kiểm tra bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.

    Duy trì lối sống lành mạnh trước và trong khi mang thai cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc nhiều biến chứng về sức khỏe và thai kỳ.

    Một số khuyến nghị để giữ gìn sức khỏe bao gồm:

    • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng.
    • Uống đủ nước.
    • Ngủ đủ giấc.
    • Vận động phù hợp.
    • Kiểm soát các tình trạng khác, như bệnh đái tháo đường hoặc huyết áp cao.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Chảy máu chân răng do đâu?- Ảnh 2.

    Chảy máu chân răng do đâu?

    (Thông tin sức khỏe) - Chảy máu chân răng hay còn gọi là chảy máu nướu là tình trạng dễ gặp khi đánh răng....
    Dinh dưỡng thông minh 3 tháng đầu là 'chìa khóa vàng' cho trí tuệ thai nhi- Ảnh 1.

    Dinh dưỡng thông minh 3 tháng đầu là ‘chìa khóa vàng’ cho trí tuệ thai nhi

    (Thông tin sức khỏe) - Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện...
    Chảy máu chân răng do đâu?- Ảnh 2.

    Chảy máu chân răng do đâu?

    (Thông tin sức khỏe) - Chảy máu chân răng hay còn gọi là chảy máu nướu là tình trạng dễ gặp khi đánh răng....
    Dinh dưỡng thông minh 3 tháng đầu là 'chìa khóa vàng' cho trí tuệ thai nhi- Ảnh 1.

    Dinh dưỡng thông minh 3 tháng đầu là ‘chìa khóa vàng’ cho trí tuệ thai nhi

    (Thông tin sức khỏe) - Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện...
    Ù tai kéo dài có nguy hiểm không?- Ảnh 1.

    Ù tai kéo dài có nguy hiểm không?

    (Thông tin sức khỏe) - Ù tai là nghe hay cảm giác có tiếng ồn hoặc tiếng kêu trong tai như tiếng chuông, tiếng...

    bạn Nên đọc!

    Chảy máu chân răng do đâu?

    (Thông tin sức khỏe) - Chảy máu chân răng hay còn gọi là chảy máu nướu là tình trạng dễ gặp khi đánh răng. Vậy nguyên nhân chảy máu chân răng do đâu, cách điều trị như thế nào?