spot_img
32 C
Ho Chi Minh City
Thứ năm, 24 Tháng mười, 2024
More

    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?

    spot_img

    1. Hội chứng urê huyết tán huyết là gì?

    Hội chứng urê huyết tán huyết (HUS) đặc trưng bởi tình trạng thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu và suy thận cấp. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già; chia làm 3 loại: Nguyên phát, thứ phát và tái phát.

    – Trường hợp nguyên phát thường không rõ nguyên nhân.

    – Các trường hợp thứ phát có thể chia thành các loại sau:

    + Nhiễm trùng: Do nhiễm khuẩn E. coli sản sinh ra độc tố verocytotoxin. Shigella lỵ loại Ⅰ cũng có thể sản sinh ra độc tố này.

    + Thứ phát sau một số bệnh suy giảm miễn dịch như chứng bất sản tuyến ức bẩm sinh.

    + Di truyền: Bệnh di truyền theo kiểu gen lặn hoặc gen trội và xảy ra trong cùng một gia đình hoặc giữa các anh chị em.

    + Thuốc: Các thuốc như cyclosporine, mitomycin và thuốc tránh thai.

    + Những vấn đề khác: Mang thai, bệnh cầu thận, khối u…

    – Bệnh tái phát chủ yếu gặp ở trẻ em có khuynh hướng di truyền và sau ghép tạng.

    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?- Ảnh 1.

    Nhiễm khuẩn E. coli là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh.

    • Sốt
    • Đau bụng
    • Da nhợt nhạt
    • Mệt mỏi
    • Vết bầm tím nhỏ, không rõ nguyên nhân hoặc chảy máu ở mũi, miệng
    • Lượng nước tiểu giảm
    • Sưng mặt, tay, chân hoặc cơ thể
    • Đôi khi các triệu chứng thần kinh (như động kinh) cũng có thể xảy ra

    Gần một nửa số bệnh nhân mắc hội chứng urê huyết tán huyết sẽ bị suy thận cấp. Trên thực tế, hội chứng tan urê huyết tán huyết là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận cấp ở trẻ em. Các biến chứng khác có thể xảy ra bao gồm huyết áp cao, suy thận mạn tính, bệnh tim, đột quỵ, hôn mê.

    Nếu bạn hoặc con bạn bị bầm tím không rõ nguyên nhân, chảy máu bất thường, sưng chân tay, mệt mỏi nhiều hoặc lượng nước tiểu giảm sau vài ngày tiêu chảy, hãy đi khám ngay lập tức.

    Mặc dù hội chứng urê huyết tán huyết là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng việc điều trị kịp thời và thích hợp có thể giúp hầu hết người bệnh bình phục, đặc biệt là trẻ nhỏ.

    2. Điều trị hội chứng urê huyết tán huyết

    Hội chứng urê huyết tán huyết cần được điều trị kịp thời tại bệnh viện. Để làm giảm các triệu chứng hiện có và ngăn ngừa các biến chứng, điều trị hội chứng urê huyết tán huyết thường bao gồm:

    Truyền hồng cầu: Nếu thiếu hồng cầu, bệnh nhân có thể cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi, khó thở. Ngoài ra, còn có thể biểu hiện như nhịp tim tăng, màu da vàng, nước tiểu sẫm màu hơn. Trong trường hợp bình thường, liệu pháp truyền hồng cầu qua đường tĩnh mạch có thể giúp loại bỏ các triệu chứng trên.

    Truyền tiểu cầu: Nếu người bệnh bị chảy máu hoặc bầm tím, truyền tiểu cầu có thể giúp đông máu.

    Truyền huyết tương: Huyết tương là thành phần của máu giúp tế bào máu và tiểu cầu lưu thông. Bệnh nhân đôi khi cần thay thế bằng huyết tương tươi hoặc đông lạnh của người hiến tặng.

    Thuốc: Nếu tổn thương thận kéo dài bác sĩ có thể kê thuốc giảm huyết áp để ngăn ngừa hoặc trì hoãn tổn thương thận. Nếu bệnh nhân phát triển các biến chứng hoặc mang gen đột biến gây bệnh (hội chứng tán huyết tăng urê huyết không điển hình), bác sĩ có thể kê toa eculizumab giúp ngăn ngừa tổn thương các mạch máu.

    Lọc thận: Lọc thận là phương pháp điều trị tạm thời cho đến khi thận bắt đầu hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, nếu thận bị tổn thương quá nặng, người bệnh có thể phải lọc thận lâu dài.

    – Cấy ghép thận: Thay thế một quả thận bị hỏng bằng một quả thận khỏe mạnh từ nguồn hiến tặng, thường là một thành viên trong gia đình.

    Mặc dù hội chứng urê huyết tán huyết rất nghiêm trọng nhưng việc điều trị kịp thời, bệnh sẽ có tiến triển tốt ở hầu hết bệnh nhân.

    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?- Ảnh 2.

    Hội chứng urê huyết tán huyết cần được điều trị kịp thời tại bệnh viện.

    3. Phòng ngừa hội chứng urê huyết tán huyết

    Không có biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào đối với hội chứng tăng urê huyết tán huyết. Các biện pháp có thể làm là tránh nhiễm trùng E. coli, bao gồm:

    – Rửa tay thường xuyên, rửa trái cây, rau củ, dụng cụ nhà bếp cẩn thận.

    – Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín.

    – Khi rã đông thịt sống, tốt nhất nên rã đông trong lò vi sóng hoặc ngăn mát tủ lạnh thay vì rã đông ở nhiệt độ phòng.

    – Nấu chín kỹ thịt sống và nhiệt độ phải đạt ít nhất 71°C.

    – Tránh dùng sữa, nước trái cây chưa tiệt trùng

    – Không bơi trong nước có thể bị ô nhiễm

    – Rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ và trước khi ăn.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS- Ảnh 2.

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS

    (Thông tin sức khỏe) - Xoa bóp, bấm huyệt là một phương pháp y học cổ truyền an toàn, lành tính mang lại nhiều...
    Kem đánh răng Lacalut đồng hành cùng Bệnh viện Hồng Ngọc và Hệ thống Kids Plaza trong chuỗi sự kiện Lớp học tiền sản của mẹ bầu- Ảnh 1.

    Kem đánh răng Lacalut đồng hành cùng Bệnh viện Hồng Ngọc và Hệ thống Kids Plaza trong chuỗi sự kiện Lớp học tiền sản của mẹ bầu

    Tận tâm vì sứ mệnh chăm sóc răng miệng toàn diện cho phụ nữ mang thai, kem đánh răng Lacalut đồng hành cùng Bệnh...
    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS- Ảnh 2.

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS

    (Thông tin sức khỏe) - Xoa bóp, bấm huyệt là một phương pháp y học cổ truyền an toàn, lành tính mang lại nhiều...
    Kem đánh răng Lacalut đồng hành cùng Bệnh viện Hồng Ngọc và Hệ thống Kids Plaza trong chuỗi sự kiện Lớp học tiền sản của mẹ bầu- Ảnh 1.

    Kem đánh răng Lacalut đồng hành cùng Bệnh viện Hồng Ngọc và Hệ thống Kids Plaza trong chuỗi sự kiện Lớp học tiền sản của mẹ bầu

    Tận tâm vì sứ mệnh chăm sóc răng miệng toàn diện cho phụ nữ mang thai, kem đánh răng Lacalut đồng hành cùng Bệnh...
    Người bệnh hẹp ống sống nên tập luyện như thế nào?- Ảnh 1.

    Người bệnh hẹp ống sống nên tập luyện như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tình trạng hẹp ống sống có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là nữ...

    bạn Nên đọc!

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS

    (Thông tin sức khỏe) - Xoa bóp, bấm huyệt là một phương pháp y học cổ truyền an toàn, lành tính mang lại nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh HIV/AIDS, đặc biệt góp phần giảm đau và cải thiện giấc ngủ.

    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?

    1. Hội chứng urê huyết tán huyết là gì?

    Hội chứng urê huyết tán huyết (HUS) đặc trưng bởi tình trạng thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu và suy thận cấp. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già; chia làm 3 loại: Nguyên phát, thứ phát và tái phát.

    – Trường hợp nguyên phát thường không rõ nguyên nhân.

    – Các trường hợp thứ phát có thể chia thành các loại sau:

    + Nhiễm trùng: Do nhiễm khuẩn E. coli sản sinh ra độc tố verocytotoxin. Shigella lỵ loại Ⅰ cũng có thể sản sinh ra độc tố này.

    + Thứ phát sau một số bệnh suy giảm miễn dịch như chứng bất sản tuyến ức bẩm sinh.

    + Di truyền: Bệnh di truyền theo kiểu gen lặn hoặc gen trội và xảy ra trong cùng một gia đình hoặc giữa các anh chị em.

    + Thuốc: Các thuốc như cyclosporine, mitomycin và thuốc tránh thai.

    + Những vấn đề khác: Mang thai, bệnh cầu thận, khối u…

    – Bệnh tái phát chủ yếu gặp ở trẻ em có khuynh hướng di truyền và sau ghép tạng.

    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?- Ảnh 1.

    Nhiễm khuẩn E. coli là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh.

    • Sốt
    • Đau bụng
    • Da nhợt nhạt
    • Mệt mỏi
    • Vết bầm tím nhỏ, không rõ nguyên nhân hoặc chảy máu ở mũi, miệng
    • Lượng nước tiểu giảm
    • Sưng mặt, tay, chân hoặc cơ thể
    • Đôi khi các triệu chứng thần kinh (như động kinh) cũng có thể xảy ra

    Gần một nửa số bệnh nhân mắc hội chứng urê huyết tán huyết sẽ bị suy thận cấp. Trên thực tế, hội chứng tan urê huyết tán huyết là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận cấp ở trẻ em. Các biến chứng khác có thể xảy ra bao gồm huyết áp cao, suy thận mạn tính, bệnh tim, đột quỵ, hôn mê.

    Nếu bạn hoặc con bạn bị bầm tím không rõ nguyên nhân, chảy máu bất thường, sưng chân tay, mệt mỏi nhiều hoặc lượng nước tiểu giảm sau vài ngày tiêu chảy, hãy đi khám ngay lập tức.

    Mặc dù hội chứng urê huyết tán huyết là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng việc điều trị kịp thời và thích hợp có thể giúp hầu hết người bệnh bình phục, đặc biệt là trẻ nhỏ.

    2. Điều trị hội chứng urê huyết tán huyết

    Hội chứng urê huyết tán huyết cần được điều trị kịp thời tại bệnh viện. Để làm giảm các triệu chứng hiện có và ngăn ngừa các biến chứng, điều trị hội chứng urê huyết tán huyết thường bao gồm:

    Truyền hồng cầu: Nếu thiếu hồng cầu, bệnh nhân có thể cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi, khó thở. Ngoài ra, còn có thể biểu hiện như nhịp tim tăng, màu da vàng, nước tiểu sẫm màu hơn. Trong trường hợp bình thường, liệu pháp truyền hồng cầu qua đường tĩnh mạch có thể giúp loại bỏ các triệu chứng trên.

    Truyền tiểu cầu: Nếu người bệnh bị chảy máu hoặc bầm tím, truyền tiểu cầu có thể giúp đông máu.

    Truyền huyết tương: Huyết tương là thành phần của máu giúp tế bào máu và tiểu cầu lưu thông. Bệnh nhân đôi khi cần thay thế bằng huyết tương tươi hoặc đông lạnh của người hiến tặng.

    Thuốc: Nếu tổn thương thận kéo dài bác sĩ có thể kê thuốc giảm huyết áp để ngăn ngừa hoặc trì hoãn tổn thương thận. Nếu bệnh nhân phát triển các biến chứng hoặc mang gen đột biến gây bệnh (hội chứng tán huyết tăng urê huyết không điển hình), bác sĩ có thể kê toa eculizumab giúp ngăn ngừa tổn thương các mạch máu.

    Lọc thận: Lọc thận là phương pháp điều trị tạm thời cho đến khi thận bắt đầu hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, nếu thận bị tổn thương quá nặng, người bệnh có thể phải lọc thận lâu dài.

    – Cấy ghép thận: Thay thế một quả thận bị hỏng bằng một quả thận khỏe mạnh từ nguồn hiến tặng, thường là một thành viên trong gia đình.

    Mặc dù hội chứng urê huyết tán huyết rất nghiêm trọng nhưng việc điều trị kịp thời, bệnh sẽ có tiến triển tốt ở hầu hết bệnh nhân.

    Hội chứng urê huyết tán huyết dùng thuốc gì?- Ảnh 2.

    Hội chứng urê huyết tán huyết cần được điều trị kịp thời tại bệnh viện.

    3. Phòng ngừa hội chứng urê huyết tán huyết

    Không có biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào đối với hội chứng tăng urê huyết tán huyết. Các biện pháp có thể làm là tránh nhiễm trùng E. coli, bao gồm:

    – Rửa tay thường xuyên, rửa trái cây, rau củ, dụng cụ nhà bếp cẩn thận.

    – Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín.

    – Khi rã đông thịt sống, tốt nhất nên rã đông trong lò vi sóng hoặc ngăn mát tủ lạnh thay vì rã đông ở nhiệt độ phòng.

    – Nấu chín kỹ thịt sống và nhiệt độ phải đạt ít nhất 71°C.

    – Tránh dùng sữa, nước trái cây chưa tiệt trùng

    – Không bơi trong nước có thể bị ô nhiễm

    – Rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ và trước khi ăn.

    Mời xem thêm video được quan tâm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS- Ảnh 2.

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS

    (Thông tin sức khỏe) - Xoa bóp, bấm huyệt là một phương pháp y học cổ truyền an toàn, lành tính mang lại nhiều...
    Kem đánh răng Lacalut đồng hành cùng Bệnh viện Hồng Ngọc và Hệ thống Kids Plaza trong chuỗi sự kiện Lớp học tiền sản của mẹ bầu- Ảnh 1.

    Kem đánh răng Lacalut đồng hành cùng Bệnh viện Hồng Ngọc và Hệ thống Kids Plaza trong chuỗi sự kiện Lớp học tiền sản của mẹ bầu

    Tận tâm vì sứ mệnh chăm sóc răng miệng toàn diện cho phụ nữ mang thai, kem đánh răng Lacalut đồng hành cùng Bệnh...
    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS- Ảnh 2.

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS

    (Thông tin sức khỏe) - Xoa bóp, bấm huyệt là một phương pháp y học cổ truyền an toàn, lành tính mang lại nhiều...
    Kem đánh răng Lacalut đồng hành cùng Bệnh viện Hồng Ngọc và Hệ thống Kids Plaza trong chuỗi sự kiện Lớp học tiền sản của mẹ bầu- Ảnh 1.

    Kem đánh răng Lacalut đồng hành cùng Bệnh viện Hồng Ngọc và Hệ thống Kids Plaza trong chuỗi sự kiện Lớp học tiền sản của mẹ bầu

    Tận tâm vì sứ mệnh chăm sóc răng miệng toàn diện cho phụ nữ mang thai, kem đánh răng Lacalut đồng hành cùng Bệnh...
    Người bệnh hẹp ống sống nên tập luyện như thế nào?- Ảnh 1.

    Người bệnh hẹp ống sống nên tập luyện như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Tình trạng hẹp ống sống có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là nữ...

    bạn Nên đọc!

    Xoa bóp bấm huyệt giảm đau, hỗ trợ giấc ngủ cho người nhiễm HIV/AIDS

    (Thông tin sức khỏe) - Xoa bóp, bấm huyệt là một phương pháp y học cổ truyền an toàn, lành tính mang lại nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh HIV/AIDS, đặc biệt góp phần giảm đau và cải thiện giấc ngủ.