spot_img
26.2 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024
More

    Hướng dẫn cho trẻ uống nước ép trái cây đúng cách

    spot_img

    Nước ép trái cây có vị ngon, nhiều người nghĩ loại đồ uống này dễ tiêu hóa với trẻ em, tốt cho sức khỏe hơn nhiều so với nước ngọt. Tuy nhiên, nước ép trái cây có thực sự tốt cho trẻ nhỏ không? Tuổi nào nên cho bé uống nước trái cây thì phù hợp?

    1. Khi nào nên cho trẻ uống nước ép trái cây?

    Theo TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nước ép trái cây có giá trị dinh dưỡng và lượng chất xơ rất thấp. Không chỉ vậy, chúng còn chứa nhiều đường khiến trẻ dễ tăng cân. Nhiều khuyến nghị về dinh dưỡng cho rằng không nên cho trẻ sơ sinh uống nước ép trái cây. Trong 6 tháng đầu đời bé chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức là đủ.

    Hướng dẫn cho trẻ uống nước ép trái cây đúng cách- Ảnh 1.

    Trẻ dưới 6 tháng chỉ cần bú mẹ hoặc sữa công thức là đủ.

    Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết, nước ép trái cây có vẻ như là một món chủ yếu trong chế độ ăn của nhiều trẻ em và đó là điều đáng lo ngại. Các nhà dinh dưỡng đã thấy được vai trò của nước ép trái cây đối với tình trạng béo phì và sâu răng ở trẻ em. Do đó AAP đã thay đổi thời gian bắt đầu sử dụng nước trái cây với trẻ từ 6 tháng tuổi lên 1 tuổi khi họ đưa ra các khuyến nghị cập nhật vào năm 2017.

    2. Nên cho trẻ uống bao nhiêu nước trái cây mỗi ngày?

    Mặc dù có rất nhiều mối nguy hiểm khác quan trọng hơn đối với sức khỏe của con bạn, nhưng uống quá nhiều nước trái cây có thể là một vấn đề. Do nước ép trái cây chứa lượng đường khá cao nên có nguy cơ khiến trẻ bị thừa cân khi cho bé uống quá nhiều loại nước này. Với trẻ nhỏ, ngoài việc gây tăng cân và sâu răng, nước ép trái cây còn có thể góp phần gây ra tiêu chảy và các vấn đề về đường tiêu hóa khác, chẳng hạn như đầy hơi, chướng bụng và đau bụng.

    Theo AAP, uống quá nhiều nước trái cây làm trẻ no và làm giảm cảm giác thèm ăn các thực phẩm bổ dưỡng khác. Mặc dù con bạn vẫn sẽ nhận được nhiều calo từ nước trái cây, nhưng chúng chủ yếu đến từ đường hoặc carbohydrate và trẻ sẽ bị thiếu protein, chất xơ, dẫn đến chế độ ăn uống kém cân bằng. Ngoài ra, nếu con bạn uống nhiều nước trái cây thì trẻ sẽ không uống nhiều sữa, vốn là nguồn cung cấp canxi cũng như các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết khác.

    AAP vẫn khuyến khích trẻ từ 1 tuổi trở lên chỉ uống sữa và nước lọc, nhưng nếu bạn chọn cho trẻ uống nước trái cây thì nên tuân theo những khuyến nghị sau đây.

    Tuổi

    Lượng nước ép trái cây mỗi ngày

    Trẻ sơ sinh – dưới 1 tuổi

    Không uống (ngoại trừ một lượng nhỏ nếu bị táo bón)

    1 – 3 tuổi

    100ml hoặc ít hơn

    4 – 6 tuổi

    180ml

    7 – 18 tuổi

    Không quá 220ml mỗi ngày

    Thay vì nước trái cây, nên khuyến khích trẻ ăn cả trái cây và uống sữa hoặc nước. Hãy chắc chắn rằng con bạn đang ăn một chế độ ăn uống cân bằng trước khi bạn cho chúng uống thêm nước trái cây. Nếu bạn muốn bé uống nước ép trái cây thì hãy dùng trái cây tươi để ép và tốt hơn bạn nên tự pha nước trái cây tươi ở nhà bằng máy xay sinh tố.

    TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng lưu ý, cách mà bạn có thể đảm bảo trẻ có đủ dưỡng chất là thêm một phần nhỏ trái cây vào khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày. Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và carb phức hợp rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Khi trẻ được trên 8 tháng tuổi, bạn nên cho trẻ tập ăn nhiều loại trái cây và các loại rau khác nhau.

    Nói chung, nếu con bạn đang có một chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm một số loại trái cây và rau quả tươi; đang ăn các sản phẩm từ sữa và uống đủ nước mỗi ngày; trẻ không gặp vấn đề về sâu răng hoặc thừa cân, thì trẻ có thể không gặp vấn đề về nước trái cây và không cần cắt giảm nước ép trái cây. Nếu con bạn vượt quá giới hạn AAP nêu trên và gặp vấn đề tiêu hóa như kén ăn, tiêu chảy, đau bụng; có chế độ ăn uống kém cân bằng; bị sâu răng; trẻ thừa cân, thì bạn nên cân nhắc thực hiện các bước để hạn chế trẻ uống nước trái cây.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bệnh nấm miệng được đặc trưng bởi các mảng bám màu trắng dính chặt trên lưỡi

    Bị nấm miệng phải làm sao?

    (Thông tin sức khỏe) - Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát...
    nửa châu chấu

    Bài tập cho người mắc hội chứng đau thắt lưng

    (Thông tin sức khỏe) - Hội chứng đau thắt lưng có thể gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh việc...
    Bệnh nấm miệng được đặc trưng bởi các mảng bám màu trắng dính chặt trên lưỡi

    Bị nấm miệng phải làm sao?

    (Thông tin sức khỏe) - Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát...
    nửa châu chấu

    Bài tập cho người mắc hội chứng đau thắt lưng

    (Thông tin sức khỏe) - Hội chứng đau thắt lưng có thể gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh việc...
    Hội chứng siêu nữ có thuốc điều trị không?- Ảnh 1.

    Hội chứng siêu nữ có thuốc điều trị không?

    (Thông tin sức khỏe) - Hội chứng siêu nữ là một rối loạn di truyền, nhưng với sự chăm sóc, hỗ trợ y tế...

    bạn Nên đọc!

    Bị nấm miệng phải làm sao?

    (Thông tin sức khỏe) - Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.

    Hướng dẫn cho trẻ uống nước ép trái cây đúng cách

    Nước ép trái cây có vị ngon, nhiều người nghĩ loại đồ uống này dễ tiêu hóa với trẻ em, tốt cho sức khỏe hơn nhiều so với nước ngọt. Tuy nhiên, nước ép trái cây có thực sự tốt cho trẻ nhỏ không? Tuổi nào nên cho bé uống nước trái cây thì phù hợp?

    1. Khi nào nên cho trẻ uống nước ép trái cây?

    Theo TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nước ép trái cây có giá trị dinh dưỡng và lượng chất xơ rất thấp. Không chỉ vậy, chúng còn chứa nhiều đường khiến trẻ dễ tăng cân. Nhiều khuyến nghị về dinh dưỡng cho rằng không nên cho trẻ sơ sinh uống nước ép trái cây. Trong 6 tháng đầu đời bé chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức là đủ.

    Hướng dẫn cho trẻ uống nước ép trái cây đúng cách- Ảnh 1.

    Trẻ dưới 6 tháng chỉ cần bú mẹ hoặc sữa công thức là đủ.

    Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết, nước ép trái cây có vẻ như là một món chủ yếu trong chế độ ăn của nhiều trẻ em và đó là điều đáng lo ngại. Các nhà dinh dưỡng đã thấy được vai trò của nước ép trái cây đối với tình trạng béo phì và sâu răng ở trẻ em. Do đó AAP đã thay đổi thời gian bắt đầu sử dụng nước trái cây với trẻ từ 6 tháng tuổi lên 1 tuổi khi họ đưa ra các khuyến nghị cập nhật vào năm 2017.

    2. Nên cho trẻ uống bao nhiêu nước trái cây mỗi ngày?

    Mặc dù có rất nhiều mối nguy hiểm khác quan trọng hơn đối với sức khỏe của con bạn, nhưng uống quá nhiều nước trái cây có thể là một vấn đề. Do nước ép trái cây chứa lượng đường khá cao nên có nguy cơ khiến trẻ bị thừa cân khi cho bé uống quá nhiều loại nước này. Với trẻ nhỏ, ngoài việc gây tăng cân và sâu răng, nước ép trái cây còn có thể góp phần gây ra tiêu chảy và các vấn đề về đường tiêu hóa khác, chẳng hạn như đầy hơi, chướng bụng và đau bụng.

    Theo AAP, uống quá nhiều nước trái cây làm trẻ no và làm giảm cảm giác thèm ăn các thực phẩm bổ dưỡng khác. Mặc dù con bạn vẫn sẽ nhận được nhiều calo từ nước trái cây, nhưng chúng chủ yếu đến từ đường hoặc carbohydrate và trẻ sẽ bị thiếu protein, chất xơ, dẫn đến chế độ ăn uống kém cân bằng. Ngoài ra, nếu con bạn uống nhiều nước trái cây thì trẻ sẽ không uống nhiều sữa, vốn là nguồn cung cấp canxi cũng như các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết khác.

    AAP vẫn khuyến khích trẻ từ 1 tuổi trở lên chỉ uống sữa và nước lọc, nhưng nếu bạn chọn cho trẻ uống nước trái cây thì nên tuân theo những khuyến nghị sau đây.

    Tuổi

    Lượng nước ép trái cây mỗi ngày

    Trẻ sơ sinh – dưới 1 tuổi

    Không uống (ngoại trừ một lượng nhỏ nếu bị táo bón)

    1 – 3 tuổi

    100ml hoặc ít hơn

    4 – 6 tuổi

    180ml

    7 – 18 tuổi

    Không quá 220ml mỗi ngày

    Thay vì nước trái cây, nên khuyến khích trẻ ăn cả trái cây và uống sữa hoặc nước. Hãy chắc chắn rằng con bạn đang ăn một chế độ ăn uống cân bằng trước khi bạn cho chúng uống thêm nước trái cây. Nếu bạn muốn bé uống nước ép trái cây thì hãy dùng trái cây tươi để ép và tốt hơn bạn nên tự pha nước trái cây tươi ở nhà bằng máy xay sinh tố.

    TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng lưu ý, cách mà bạn có thể đảm bảo trẻ có đủ dưỡng chất là thêm một phần nhỏ trái cây vào khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày. Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và carb phức hợp rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Khi trẻ được trên 8 tháng tuổi, bạn nên cho trẻ tập ăn nhiều loại trái cây và các loại rau khác nhau.

    Nói chung, nếu con bạn đang có một chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm một số loại trái cây và rau quả tươi; đang ăn các sản phẩm từ sữa và uống đủ nước mỗi ngày; trẻ không gặp vấn đề về sâu răng hoặc thừa cân, thì trẻ có thể không gặp vấn đề về nước trái cây và không cần cắt giảm nước ép trái cây. Nếu con bạn vượt quá giới hạn AAP nêu trên và gặp vấn đề tiêu hóa như kén ăn, tiêu chảy, đau bụng; có chế độ ăn uống kém cân bằng; bị sâu răng; trẻ thừa cân, thì bạn nên cân nhắc thực hiện các bước để hạn chế trẻ uống nước trái cây.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bệnh nấm miệng được đặc trưng bởi các mảng bám màu trắng dính chặt trên lưỡi

    Bị nấm miệng phải làm sao?

    (Thông tin sức khỏe) - Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát...
    nửa châu chấu

    Bài tập cho người mắc hội chứng đau thắt lưng

    (Thông tin sức khỏe) - Hội chứng đau thắt lưng có thể gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh việc...
    Bệnh nấm miệng được đặc trưng bởi các mảng bám màu trắng dính chặt trên lưỡi

    Bị nấm miệng phải làm sao?

    (Thông tin sức khỏe) - Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát...
    nửa châu chấu

    Bài tập cho người mắc hội chứng đau thắt lưng

    (Thông tin sức khỏe) - Hội chứng đau thắt lưng có thể gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh việc...
    Hội chứng siêu nữ có thuốc điều trị không?- Ảnh 1.

    Hội chứng siêu nữ có thuốc điều trị không?

    (Thông tin sức khỏe) - Hội chứng siêu nữ là một rối loạn di truyền, nhưng với sự chăm sóc, hỗ trợ y tế...

    bạn Nên đọc!

    Bị nấm miệng phải làm sao?

    (Thông tin sức khỏe) - Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.