spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Hướng dẫn xoa bóp tập luyện khi bị áp xe vú

    spot_img

    Áp xe vú là tình trạng nhiễm trùng vú. Đây là biến chứng thường gặp nhất do viêm vú ở phụ nữ đang cho con bú. Vú chứa các tiểu thùy vú, mỗi tiểu thùy này thông qua ống dẫn sữa đổ ra núm vú.

    Các ống dẫn sữa có thể bị tắc bởi những yếu tố ảnh hưởng đến sự lưu thông sữa như bầu vú không được làm trống đủ và đúng sau các bữa bú, nâng đỡ vú không đúng cách, sức ép của trang phục…

    Hiện tượng này có thể gây ra phản ứng viêm không nhiễm trùng của mô vú. Bình thường trong sữa mẹ vẫn có vi khuẩn, khả năng gây bệnh của những vi khuẩn thường trú này bị ức chế bởi những yếu tố kiềm khuẩn có trong sữa mẹ.

    Tuy nhiên, khả năng kiềm khuẩn của sữa mẹ sẽ giảm khi sữa bị ứ đọng. Do đó các vi khuẩn có thể phục hồi khả năng gây bệnh và dẫn đến tình trạng viêm vú nhiễm trùng hay còn gọi là áp xe vú. Áp xe vú cũng có thể xảy ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài thông qua các điểm tổn thương trên núm vú.

    Các triệu chứng thường thấy của áp xe vú bao gồm:

    • Đau vú, vú sưng, nóng, đỏ
    • Chảy dịch mủ ở núm vú
    • Có một khối hoặc vùng dao động có thể sờ thấy được ở vú
    • Hạch nách
    • Có thể sốt, buồn nôn, nôn…

    1. Vai trò của tập luyện và xoa bóp với người bệnh áp xe vú

    Hướng dẫn xoa bóp tập luyện khi bị áp xe vú- Ảnh 1.

    Tập luyện chỉ được thực hiện khi tình trạng áp xe vú đã ổn định.

    Phần lớn các trường hợp điều trị áp xe vú thường có kết quả tốt. Tuy nhiên, người bệnh áp xe vú có nguy cơ nhiễm trùng tái phát hoặc mạn tính dẫn đến đau kéo dài.

    Việc xoa bóp và tập luyện giúp cải thiện trương lực cơ, giảm căng cơ ở vùng ngực và vai, có thể giải phóng tắc nghẽn, cải thiện lưu thông dòng sữa và hỗ trợ sức khỏe tổng thể của vú, từ đó giảm đau và hạn chế tình trạng nhiễm trùng tái phát.

    2. Hướng dẫn xoa bóp ngực đúng cách

    Tiến hành xoa bóp ngực trong 20 phút theo thứ tự các bước như sau:

    Bước 1: Bắt đầu với một bên ngực, đặt 4 ngón tay trên ngực và 4 ngón dưới chân ngực. Xoa bóp nhẹ nhàng theo vòng tròn chu vi ngực.

    Bước 2: Một bàn tay đặt dưới chân ngực để nâng đỡ, sử dụng 3 ngón giữa của bàn tay còn lại ấn nhẹ nhàng và day tại chỗ theo vòng tròn. Lần lượt day ấn xung quanh toàn bộ bầu vú, di chuyển từ gốc ngực đến quầng vú.

    Bước 3: Dùng ngón tay cái miết từ gốc ngực đến quầng vú. Khi miết đến quầng vú, ngón trỏ đặt ở phía đối diện của quầng vú, bóp nhẹ nhàng để vắt sữa.

    Bước 4: Lặp lại các bước với ngực bên còn lại.

    Hướng dẫn xoa bóp tập luyện khi bị áp xe vú- Ảnh 2.

    Xoa bóp ngực là biện pháp hiệu quả giảm đau do áp xe vú.

    3. Hướng dẫn tập luyện cho người bệnh áp xe vú

    Bài tập 1: Tập vận động vai

    Động tác 1: Đặt bàn tay lên vai. Nâng khuỷu tay về phía trước và hướng lên cao ngang vai.

    Động tác 2: Tay đặt lên vai. Nâng khuỷu tay sang hai bên và hướng lên cao ngang vai.

    Động tác 3: Cánh tay áp xuôi dọc thân mình, gấp khuỷu tay về phía sau lưng, cố gắng chạm xương bả vai bên đối diện.

    Động tác 4: Nâng khuỷu tay và đặt 2 bàn tay sau đầu, khuỷu tay chạm vào nhau trước mặt, sau đó từ từ đưa khuỷu tay ra ngoài sang hai bên, giữ tư thế này trong 10 giây, thở đều đặn và lặp lại động tác.

    Động tác 5: Di chuyển nhanh bàn tay từ vai đến đầu.

    Động tác 6: Đặt bàn tay lên vai. Xoay tròn khớp vai 10 lần và làm tương tự với chiều ngược lại.

    Lưu ý: Mỗi động tác lặp lại 10 lần

    Bài tập 2: Cầm tạ

    Đây là một trong các bài tập dưỡng sinh theo Y học cổ truyền. Khi thực hiện bài tập dưỡng sinh, bạn cần chú trọng vào việc thở đúng cách.

    Việc thở đúng cách trong tập luyện đóng vai trò quan trọng trong xoa dịu thần kinh, giảm stress, cung cấp oxy cho cơ bắp và cải thiện lưu thông tuần hoàn, giúp giảm đau trong quá trình phục hồi sau tập luyện.

    Lưu ý tuyệt đối không nín thở trong quá trình tập luyện. Thực hiện bài tập từ 2 đến 6 lần theo thứ tự sau:

    Đứng thẳng, hai bàn tay nắm chặt.

    Bước 1: Từ từ hít vào tối đa, đồng thời đưa hai tay lên trên và ra sau càng nhiều càng tốt.

    Bước 2: Giữ hơi bằng cách liên tục hít thêm và dao động thân trước sau từ 2 đến 6 lần.

    Bước 3: Thở ra triệt để có ép bụng đồng thời hạ tay xuống và đưa ra sau càng nhiều càng tốt, người hơi ngả ra trước khoảng 30°.

    Bước 4: Giữ tư thế ép bụng triệt để 2 đến 3 giây.

    Bước 5: Trở lại tư thế chuẩn bị.

    Hướng dẫn xoa bóp tập luyện khi bị áp xe vú- Ảnh 3.

    Đưa hai tay ra sau đầu càng xa càng tốt giúp cung cấp oxy cho cơ bắp, giảm đau khi tập luyện.

    Thực hiện bài tập từ 1 đến 3 lần theo thứ tự sau:

    Nằm ngửa, hai tay xuôi dọc theo thân, lòng bàn tay ngửa.

    Từ từ hít vào tối đa. Sử dụng vùng chẩm và mông làm điểm tựa, ưỡn cổ và vai lên.

    Cố gắng liên tục hít thêm. Đồng thời dao động vai theo phương ngang qua lại 4 lần.

    Hạ vai, đồng thời thở ra triệt để ép bụng.

    Trở lại tư thế chuẩn bị.

    4. Những lưu ý khi xoa bóp và tập luyện trên người áp xe vú

    Bên cạnh việc xoa bóp và tập luyện, người bệnh áp xe vú cần tuân thủ các điều trị tiêu chuẩn theo chỉ định của bác sĩ bao gồm kháng sinh, rạch và dẫn lưu áp xe. Hầu hết các trường hợp được điều trị sẽ hồi phục trong vòng 2 – 3 tuần sau khi viêm vú.

    Việc tập luyện nên được tiến hành khi vết thương đã ổn định, tức là sau phẫu thuật khoảng 2 tuần. Nên ưu tiên tập luyện vào buổi sáng, vì lúc này việc hoạt động sẽ khiến các tế bào tiêu thụ lượng oxy tối đa và tạo ra những thay đổi có lợi trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Do đó, tập luyện vào buổi sáng mang lại tác dụng hồi phục cao hơn so với khi tập luyện vào buổi chiều hoặc buổi tối.

    Các bà mẹ đang cho con bú có thể xoa bóp ngực bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, nên ưu tiên xoa bóp ngực khoảng 15 – 30 phút trước khi cho con bú hoặc trước khi làm trống bầu sữa bằng tay hoặc máy hút sữa. Việc xoa bóp tại thời điểm này sẽ hỗ trợ tạo sữa gần với lịch ăn của bé và tạo điều kiện thuận lợi nhất để hạn chế tối đa tình trạng tắc nghẽn ống dẫn sữa.

    Trong trường hợp nhận thấy vú sưng, nóng, đỏ, đau hoặc có các triệu chứng khác gợi ý viêm vú tái phát, nên tạm dừng tập luyện để đảm bảo sức khỏe, liên hệ với bác sĩ để nhận được các phương pháp điều trị tốt nhất.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Hướng dẫn xoa bóp tập luyện khi bị áp xe vú

    Áp xe vú là tình trạng nhiễm trùng vú. Đây là biến chứng thường gặp nhất do viêm vú ở phụ nữ đang cho con bú. Vú chứa các tiểu thùy vú, mỗi tiểu thùy này thông qua ống dẫn sữa đổ ra núm vú.

    Các ống dẫn sữa có thể bị tắc bởi những yếu tố ảnh hưởng đến sự lưu thông sữa như bầu vú không được làm trống đủ và đúng sau các bữa bú, nâng đỡ vú không đúng cách, sức ép của trang phục…

    Hiện tượng này có thể gây ra phản ứng viêm không nhiễm trùng của mô vú. Bình thường trong sữa mẹ vẫn có vi khuẩn, khả năng gây bệnh của những vi khuẩn thường trú này bị ức chế bởi những yếu tố kiềm khuẩn có trong sữa mẹ.

    Tuy nhiên, khả năng kiềm khuẩn của sữa mẹ sẽ giảm khi sữa bị ứ đọng. Do đó các vi khuẩn có thể phục hồi khả năng gây bệnh và dẫn đến tình trạng viêm vú nhiễm trùng hay còn gọi là áp xe vú. Áp xe vú cũng có thể xảy ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài thông qua các điểm tổn thương trên núm vú.

    Các triệu chứng thường thấy của áp xe vú bao gồm:

    • Đau vú, vú sưng, nóng, đỏ
    • Chảy dịch mủ ở núm vú
    • Có một khối hoặc vùng dao động có thể sờ thấy được ở vú
    • Hạch nách
    • Có thể sốt, buồn nôn, nôn…

    1. Vai trò của tập luyện và xoa bóp với người bệnh áp xe vú

    Hướng dẫn xoa bóp tập luyện khi bị áp xe vú- Ảnh 1.

    Tập luyện chỉ được thực hiện khi tình trạng áp xe vú đã ổn định.

    Phần lớn các trường hợp điều trị áp xe vú thường có kết quả tốt. Tuy nhiên, người bệnh áp xe vú có nguy cơ nhiễm trùng tái phát hoặc mạn tính dẫn đến đau kéo dài.

    Việc xoa bóp và tập luyện giúp cải thiện trương lực cơ, giảm căng cơ ở vùng ngực và vai, có thể giải phóng tắc nghẽn, cải thiện lưu thông dòng sữa và hỗ trợ sức khỏe tổng thể của vú, từ đó giảm đau và hạn chế tình trạng nhiễm trùng tái phát.

    2. Hướng dẫn xoa bóp ngực đúng cách

    Tiến hành xoa bóp ngực trong 20 phút theo thứ tự các bước như sau:

    Bước 1: Bắt đầu với một bên ngực, đặt 4 ngón tay trên ngực và 4 ngón dưới chân ngực. Xoa bóp nhẹ nhàng theo vòng tròn chu vi ngực.

    Bước 2: Một bàn tay đặt dưới chân ngực để nâng đỡ, sử dụng 3 ngón giữa của bàn tay còn lại ấn nhẹ nhàng và day tại chỗ theo vòng tròn. Lần lượt day ấn xung quanh toàn bộ bầu vú, di chuyển từ gốc ngực đến quầng vú.

    Bước 3: Dùng ngón tay cái miết từ gốc ngực đến quầng vú. Khi miết đến quầng vú, ngón trỏ đặt ở phía đối diện của quầng vú, bóp nhẹ nhàng để vắt sữa.

    Bước 4: Lặp lại các bước với ngực bên còn lại.

    Hướng dẫn xoa bóp tập luyện khi bị áp xe vú- Ảnh 2.

    Xoa bóp ngực là biện pháp hiệu quả giảm đau do áp xe vú.

    3. Hướng dẫn tập luyện cho người bệnh áp xe vú

    Bài tập 1: Tập vận động vai

    Động tác 1: Đặt bàn tay lên vai. Nâng khuỷu tay về phía trước và hướng lên cao ngang vai.

    Động tác 2: Tay đặt lên vai. Nâng khuỷu tay sang hai bên và hướng lên cao ngang vai.

    Động tác 3: Cánh tay áp xuôi dọc thân mình, gấp khuỷu tay về phía sau lưng, cố gắng chạm xương bả vai bên đối diện.

    Động tác 4: Nâng khuỷu tay và đặt 2 bàn tay sau đầu, khuỷu tay chạm vào nhau trước mặt, sau đó từ từ đưa khuỷu tay ra ngoài sang hai bên, giữ tư thế này trong 10 giây, thở đều đặn và lặp lại động tác.

    Động tác 5: Di chuyển nhanh bàn tay từ vai đến đầu.

    Động tác 6: Đặt bàn tay lên vai. Xoay tròn khớp vai 10 lần và làm tương tự với chiều ngược lại.

    Lưu ý: Mỗi động tác lặp lại 10 lần

    Bài tập 2: Cầm tạ

    Đây là một trong các bài tập dưỡng sinh theo Y học cổ truyền. Khi thực hiện bài tập dưỡng sinh, bạn cần chú trọng vào việc thở đúng cách.

    Việc thở đúng cách trong tập luyện đóng vai trò quan trọng trong xoa dịu thần kinh, giảm stress, cung cấp oxy cho cơ bắp và cải thiện lưu thông tuần hoàn, giúp giảm đau trong quá trình phục hồi sau tập luyện.

    Lưu ý tuyệt đối không nín thở trong quá trình tập luyện. Thực hiện bài tập từ 2 đến 6 lần theo thứ tự sau:

    Đứng thẳng, hai bàn tay nắm chặt.

    Bước 1: Từ từ hít vào tối đa, đồng thời đưa hai tay lên trên và ra sau càng nhiều càng tốt.

    Bước 2: Giữ hơi bằng cách liên tục hít thêm và dao động thân trước sau từ 2 đến 6 lần.

    Bước 3: Thở ra triệt để có ép bụng đồng thời hạ tay xuống và đưa ra sau càng nhiều càng tốt, người hơi ngả ra trước khoảng 30°.

    Bước 4: Giữ tư thế ép bụng triệt để 2 đến 3 giây.

    Bước 5: Trở lại tư thế chuẩn bị.

    Hướng dẫn xoa bóp tập luyện khi bị áp xe vú- Ảnh 3.

    Đưa hai tay ra sau đầu càng xa càng tốt giúp cung cấp oxy cho cơ bắp, giảm đau khi tập luyện.

    Thực hiện bài tập từ 1 đến 3 lần theo thứ tự sau:

    Nằm ngửa, hai tay xuôi dọc theo thân, lòng bàn tay ngửa.

    Từ từ hít vào tối đa. Sử dụng vùng chẩm và mông làm điểm tựa, ưỡn cổ và vai lên.

    Cố gắng liên tục hít thêm. Đồng thời dao động vai theo phương ngang qua lại 4 lần.

    Hạ vai, đồng thời thở ra triệt để ép bụng.

    Trở lại tư thế chuẩn bị.

    4. Những lưu ý khi xoa bóp và tập luyện trên người áp xe vú

    Bên cạnh việc xoa bóp và tập luyện, người bệnh áp xe vú cần tuân thủ các điều trị tiêu chuẩn theo chỉ định của bác sĩ bao gồm kháng sinh, rạch và dẫn lưu áp xe. Hầu hết các trường hợp được điều trị sẽ hồi phục trong vòng 2 – 3 tuần sau khi viêm vú.

    Việc tập luyện nên được tiến hành khi vết thương đã ổn định, tức là sau phẫu thuật khoảng 2 tuần. Nên ưu tiên tập luyện vào buổi sáng, vì lúc này việc hoạt động sẽ khiến các tế bào tiêu thụ lượng oxy tối đa và tạo ra những thay đổi có lợi trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Do đó, tập luyện vào buổi sáng mang lại tác dụng hồi phục cao hơn so với khi tập luyện vào buổi chiều hoặc buổi tối.

    Các bà mẹ đang cho con bú có thể xoa bóp ngực bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, nên ưu tiên xoa bóp ngực khoảng 15 – 30 phút trước khi cho con bú hoặc trước khi làm trống bầu sữa bằng tay hoặc máy hút sữa. Việc xoa bóp tại thời điểm này sẽ hỗ trợ tạo sữa gần với lịch ăn của bé và tạo điều kiện thuận lợi nhất để hạn chế tối đa tình trạng tắc nghẽn ống dẫn sữa.

    Trong trường hợp nhận thấy vú sưng, nóng, đỏ, đau hoặc có các triệu chứng khác gợi ý viêm vú tái phát, nên tạm dừng tập luyện để đảm bảo sức khỏe, liên hệ với bác sĩ để nhận được các phương pháp điều trị tốt nhất.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!