spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Kháng thuốc HIV nguy hiểm như thế nào?

    spot_img

    Kháng thuốc HIV xảy ra khi nào?

    Với nhiều người dùng thuốc điều trị HIV hơn, tình trạng kháng thuốc HIV cũng gia tăng hơn. Tất cả các loại thuốc kháng virus đều có khả năng trở nên không hiệu quả hoàn toàn hoặc một phần.

    Một cách để điều này xảy ra là thông qua “kháng thuốc HIV mắc phải”. Đây là khi virus sinh sôi (tạo ra các bản sao của chính nó) trong khi bạn đang dùng hoặc chỉ dùng một phần thuốc kháng virus. Tình trạng này có thể xảy ra nếu bạn không tuân thủ chế độ dùng thuốc điều trị HIV, nhưng nó cũng có thể xảy ra nếu cơ thể bạn không hấp thụ thuốc đúng cách hoặc nếu tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng, khiến thuốc điều trị HIV kém hiệu quả hơn. Trong những trường hợp này, HIV có thể đột biến thành dạng ảnh hưởng đến khả năng chống lại virus của thuốc.

    Bạn cũng có thể bắt đầu với một loại virus HIV đã kháng thuốc, khi được truyền từ người khác cho bạn. Các chuyên gia gọi đây là “kháng thuốc HIV lây truyền”. Điều này có nghĩa là, mặc dù bạn chưa từng dùng thuốc kháng virus trước đây, nhưng HIV của bạn đã kháng với một số loại thuốc điều trị HIV.

    Kháng thuốc HIV nguy hiểm như thế nào?- Ảnh 1.

    Loại kháng thuốc mà bạn mắc sẽ phụ thuộc vào đột biến kháng thuốc trong virus HIV của bạn.

    Một dạng khác là “kháng thuốc HIV trước khi điều trị”, có thể xảy ra nếu bạn tiếp xúc với thuốc điều trị HIV tại thời điểm bạn bị nhiễm HIV. Virus trở nên kháng thuốc trước khi bạn có thể bắt đầu điều trị. Tình trạng này có thể xảy ra:

    • Nếu người mẹ dùng thuốc để ngăn ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con nhưng em bé vẫn bị nhiễm bệnh.
    • Bạn bị nhiễm bệnh khi đang dùng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) để ngăn ngừa HIV.

    Loại kháng thuốc mà bạn mắc sẽ phụ thuộc vào đột biến kháng thuốc trong virus HIV của bạn. Ví dụ về điều này bao gồm:

    • Nếu bạn có đột biến protease hoặc đột biến (một số loại), HIV có thể kháng hoặc kháng một phần với thuốc ức chế protease. Các loại thuốc như darunavir (prezista) có thể không có tác dụng với bạn.
    • Nếu bạn có đột biến phiên mã ngược, bạn có thể kháng thuốc ức chế phiên mã ngược, chẳng hạn như emtricitabine/TDF (truvada) hoặc efavirenz (sustiva).

    Thuốc điều trị HIV cùng nhóm sẽ ngăn chặn sự sao chép của HIV theo cùng một cách. Điều này có nghĩa là nếu bạn trở nên kháng thuốc với một loại thuốc trong một nhóm nhất định, bạn có thể kháng thuốc hoàn toàn hoặc một phần với các loại thuốc khác trong cùng nhóm đó.

    Xét nghiệm kháng thuốc được thực hiện như thế nào?

    Xét nghiệm kháng thuốc đòi hỏi phải lấy mẫu máu. Có hai loại xét nghiệm:

    – Xét nghiệm kiểu gen: Tìm ra đột biến kháng thuốc trong các gen của HIV, xem xét các gen phiên mã ngược (RT), protease (PR) và integrase (IN). Các xét nghiệm này kiểm tra xem có đột biến nào phổ biến trong tình trạng kháng thuốc không.

    Người nhiễm HIV nên thực hiện loại xét nghiệm này trước khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt (như nếu bạn đang mang thai bị nhiễm HIV hoặc vừa mới bị nhiễm HIV), điều quan trọng là phải bắt đầu điều trị ngay lập tức thay vì chờ xét nghiệm kiểu gen.

    – Xét nghiệm kiểu hình: Xét nghiệm này đo khả năng HIV của bạn sinh sôi ở các nồng độ thuốc kháng virus khác nhau. Thông thường, bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm này nếu đã được điều trị..

    Bạn có thể làm gì nếu bị kháng thuốc điều trị HIV?

    – Nếu phát hiện mình bị kháng thuốc, điều đầu tiên bạn nên làm là tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này để tìm cách khắc phục.

    – Có thể cần phải dùng thuốc phác đồ bậc 2 giúp ngăn chặn virus kháng thuốc.

    – Kháng thuốc đa thuốc là không phổ biến, nhưng nếu bạn bị tình trạng này, một số loại thuốc vẫn có thể có tác dụng. Thuốc điều trị HIV của bạn vẫn có thể ức chế HIV, chỉ là kém hiệu quả hơn. Bác sĩ có thể kết hợp các loại thuốc để giúp ích nhiều hơn.

    – Hiện các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu nhiều loại thuốc HIV mới có hiệu quả chống lại các chủng HIV kháng thuốc.

    Nếu thuốc điều trị HIV không được dùng theo chỉ định, virus HIV có thể “học” cách thích nghi và sinh sôi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, có nghĩa là:

    • Các phương pháp điều trị HIV hiện tại có thể không còn hiệu quả. Điều này có thể khiến lượng virus tăng lên và số lượng tế bào CD4+ giảm xuống, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.
    • Các lựa chọn điều trị trong tương lai có thể bị hạn chế.
    • Các chủng HIV kháng thuốc có thể lây truyền cho người khác…

    Tải lượng virus càng thấp thì khả năng virus HIV phát triển khả năng kháng thuốc càng thấp. Cách tốt nhất để duy trì tải lượng virus luôn ở mức thấp là uống thuốc điều trị HIV theo chỉ định và đúng lịch trình, mỗi ngày.

    Khi tải lượng virus của bạn ở mức thấp hoặc không phát hiện được, sẽ giúp bạn khỏe mạnh và bảo vệ người khác. Bằng cách dùng thuốc theo chỉ định, bạn có thể:

    • Duy trì hiệu quả điều trị.
    • Giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
    • Giảm nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch và mắc bệnh.

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Kháng thuốc HIV nguy hiểm như thế nào?

    Kháng thuốc HIV xảy ra khi nào?

    Với nhiều người dùng thuốc điều trị HIV hơn, tình trạng kháng thuốc HIV cũng gia tăng hơn. Tất cả các loại thuốc kháng virus đều có khả năng trở nên không hiệu quả hoàn toàn hoặc một phần.

    Một cách để điều này xảy ra là thông qua “kháng thuốc HIV mắc phải”. Đây là khi virus sinh sôi (tạo ra các bản sao của chính nó) trong khi bạn đang dùng hoặc chỉ dùng một phần thuốc kháng virus. Tình trạng này có thể xảy ra nếu bạn không tuân thủ chế độ dùng thuốc điều trị HIV, nhưng nó cũng có thể xảy ra nếu cơ thể bạn không hấp thụ thuốc đúng cách hoặc nếu tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng, khiến thuốc điều trị HIV kém hiệu quả hơn. Trong những trường hợp này, HIV có thể đột biến thành dạng ảnh hưởng đến khả năng chống lại virus của thuốc.

    Bạn cũng có thể bắt đầu với một loại virus HIV đã kháng thuốc, khi được truyền từ người khác cho bạn. Các chuyên gia gọi đây là “kháng thuốc HIV lây truyền”. Điều này có nghĩa là, mặc dù bạn chưa từng dùng thuốc kháng virus trước đây, nhưng HIV của bạn đã kháng với một số loại thuốc điều trị HIV.

    Kháng thuốc HIV nguy hiểm như thế nào?- Ảnh 1.

    Loại kháng thuốc mà bạn mắc sẽ phụ thuộc vào đột biến kháng thuốc trong virus HIV của bạn.

    Một dạng khác là “kháng thuốc HIV trước khi điều trị”, có thể xảy ra nếu bạn tiếp xúc với thuốc điều trị HIV tại thời điểm bạn bị nhiễm HIV. Virus trở nên kháng thuốc trước khi bạn có thể bắt đầu điều trị. Tình trạng này có thể xảy ra:

    • Nếu người mẹ dùng thuốc để ngăn ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con nhưng em bé vẫn bị nhiễm bệnh.
    • Bạn bị nhiễm bệnh khi đang dùng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) để ngăn ngừa HIV.

    Loại kháng thuốc mà bạn mắc sẽ phụ thuộc vào đột biến kháng thuốc trong virus HIV của bạn. Ví dụ về điều này bao gồm:

    • Nếu bạn có đột biến protease hoặc đột biến (một số loại), HIV có thể kháng hoặc kháng một phần với thuốc ức chế protease. Các loại thuốc như darunavir (prezista) có thể không có tác dụng với bạn.
    • Nếu bạn có đột biến phiên mã ngược, bạn có thể kháng thuốc ức chế phiên mã ngược, chẳng hạn như emtricitabine/TDF (truvada) hoặc efavirenz (sustiva).

    Thuốc điều trị HIV cùng nhóm sẽ ngăn chặn sự sao chép của HIV theo cùng một cách. Điều này có nghĩa là nếu bạn trở nên kháng thuốc với một loại thuốc trong một nhóm nhất định, bạn có thể kháng thuốc hoàn toàn hoặc một phần với các loại thuốc khác trong cùng nhóm đó.

    Xét nghiệm kháng thuốc được thực hiện như thế nào?

    Xét nghiệm kháng thuốc đòi hỏi phải lấy mẫu máu. Có hai loại xét nghiệm:

    – Xét nghiệm kiểu gen: Tìm ra đột biến kháng thuốc trong các gen của HIV, xem xét các gen phiên mã ngược (RT), protease (PR) và integrase (IN). Các xét nghiệm này kiểm tra xem có đột biến nào phổ biến trong tình trạng kháng thuốc không.

    Người nhiễm HIV nên thực hiện loại xét nghiệm này trước khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt (như nếu bạn đang mang thai bị nhiễm HIV hoặc vừa mới bị nhiễm HIV), điều quan trọng là phải bắt đầu điều trị ngay lập tức thay vì chờ xét nghiệm kiểu gen.

    – Xét nghiệm kiểu hình: Xét nghiệm này đo khả năng HIV của bạn sinh sôi ở các nồng độ thuốc kháng virus khác nhau. Thông thường, bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm này nếu đã được điều trị..

    Bạn có thể làm gì nếu bị kháng thuốc điều trị HIV?

    – Nếu phát hiện mình bị kháng thuốc, điều đầu tiên bạn nên làm là tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này để tìm cách khắc phục.

    – Có thể cần phải dùng thuốc phác đồ bậc 2 giúp ngăn chặn virus kháng thuốc.

    – Kháng thuốc đa thuốc là không phổ biến, nhưng nếu bạn bị tình trạng này, một số loại thuốc vẫn có thể có tác dụng. Thuốc điều trị HIV của bạn vẫn có thể ức chế HIV, chỉ là kém hiệu quả hơn. Bác sĩ có thể kết hợp các loại thuốc để giúp ích nhiều hơn.

    – Hiện các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu nhiều loại thuốc HIV mới có hiệu quả chống lại các chủng HIV kháng thuốc.

    Nếu thuốc điều trị HIV không được dùng theo chỉ định, virus HIV có thể “học” cách thích nghi và sinh sôi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, có nghĩa là:

    • Các phương pháp điều trị HIV hiện tại có thể không còn hiệu quả. Điều này có thể khiến lượng virus tăng lên và số lượng tế bào CD4+ giảm xuống, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.
    • Các lựa chọn điều trị trong tương lai có thể bị hạn chế.
    • Các chủng HIV kháng thuốc có thể lây truyền cho người khác…

    Tải lượng virus càng thấp thì khả năng virus HIV phát triển khả năng kháng thuốc càng thấp. Cách tốt nhất để duy trì tải lượng virus luôn ở mức thấp là uống thuốc điều trị HIV theo chỉ định và đúng lịch trình, mỗi ngày.

    Khi tải lượng virus của bạn ở mức thấp hoặc không phát hiện được, sẽ giúp bạn khỏe mạnh và bảo vệ người khác. Bằng cách dùng thuốc theo chỉ định, bạn có thể:

    • Duy trì hiệu quả điều trị.
    • Giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
    • Giảm nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch và mắc bệnh.

    Mời độc giả xem thêm:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!