spot_img
27.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ sáu, 20 Tháng chín, 2024
More

    Khi nào nên đi khám và nội soi đại tràng?

    spot_img

    Polyp là bệnh hay gặp ở đại trực tràng, có thể gặp từ 10-15% ở người trưởng thành. Hầu hết các polyp đại tràng là lành tính, tuy nhiên một số polyp đại tràng có thể phát triển thành ung thư đại tràng, gây tử vong khi được tìm thấy ở giai đoạn muộn.

    Polyp đại tràng thường không gây ra triệu chứng. Bác sĩ có thể phát hiện khi đang kiểm tra nội soi định kỳ hoặc để chẩn đoán bệnh lý khác. Tuy nhiên, khi các triệu chứng xuất hiện có thể bao gồm:

    • Đi ngoài ra máu, có máu trong phân hoặc phân đen. Đây là triệu chứng phổ biến nhất của polyp, mặc dù nó cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng khác, chẳng hạn như bệnh trĩ hoặc vết rách nhỏ ở hậu môn.
    • Thay đổi thói quen đại tiện: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần.
    • Thiếu máu: Chảy máu từ polyp có thể xảy ra từ từ mà không thể nhìn thấy máu trong phân, nếu kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu.
    • Đau bụng. Polyp lớn chặn một phần ruột có thể gây đau quặn bụng và đau.
    Khi nào nên đi khám và nội soi đại tràng?- Ảnh 1.

    Hầu hết các polyp là lành tính, chỉ một số ít polyp đặc biệt mới có nguy cơ chuyển dạng thành ung thư và trong 1 khoảng thời gian dài từ 5-10 năm

    Có nhiều phương pháp chẩn đoán polyp đại tràng, trong đó phổ biến nhất đó là nội soi đại tràng. Bác sĩ sẽ đưa dây soi từ hậu môn vào đại trực tràng để quan sát và chẩn đoán bệnh lý của đại tràng. Nếu phát hiện polyp, bác sĩ có thể cắt bỏ polyp của bạn trong quá trình nội soi mà không cần thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ các polyp nếu chúng lớn và không thể cắt bỏ qua nội soi. Polyp sau khi cắt sẽ đưa đi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh để biết lành tính hay ác tính.

    Ai có nguy cơ mắc bệnh polyp đại tràng?

    Mặc dù nguyên nhân cụ thể của polyp đại trực tràng không được biết rõ, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển polyp đại trực tràng, bao gồm:

    • Trên 50 tuổi
    • Thừa cân
    • Tiền sử gia đình có polyp hoặc ung thư đại trực tràng
    • Có tiền sử mắc polyp
    • Tiền sử mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
    • Mắc bệnh tiểu đường type 2 không kiểm soát
    • Mắc chứng rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Lynch hoặc hội chứng Gardner

    Cần làm gì để phòng ngừa polyp đại tràng?

    Để phòng ngừa căn bệnh này, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp với lối sống lành mạnh và chế độ ăn phù hợp. Dưới đây là một số những lưu ý mà người bệnh nên quan tâm:

    • Tránh xa rượu bia,thuốc lá và các chất kích thích khác
    • Duy trì cân nặng phù hợp, không để béo phì
    • Ăn nhiều rau củ quả và chất xơ, hạn chế ăn thịt và các chất béo bão hòa (chất béo có trong mỡ động vật).

    Ngoài chế độ ăn uống phù hợp, bạn cũng nên tạo cho mình một chế độ tập luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi khoa học để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật.

    Bênh cạnh đó, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là tầm soát ung thư đại tràng để phát hiện các polyp, hoặc ung thư đại tràng sớm. Nếu phát hiện sớm các polyp và loại bỏ, có thể giúp phòng ngừa ung thư đại tràng một cách hiệu quả.

    Khi nào nên đi khám và nội soi đại tràng?- Ảnh 2.

    Polyp lớn chặn một phần ruột có thể gây đau quặn bụng 

    Khi nào nên đi khám và nội soi đại tràng?

    Thông thường các biểu hiện của bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nói chung, đại tràng nói riêng thường diễn tiến âm thầm, thậm chí không có triệu chứng rõ rệt.

    Tuy vậy, có một số triệu chứng điển hình mà nếu gặp tình trạng này, người bệnh nên nghĩ tới các vấn đề liên quan đến đại tràng như: Đi ngoài phân có máu; Đại tiện phân lỏng hoặc táo bón kéo dài liên tục khoảng 1 tuần hoặc hơn; Đau bụng…

    Lúc này, nội soi đại tràng sẽ nhằm mục đích xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng nêu trên. Đồng thời, nội soi giúp phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn ở đại tràng, tầm soát ung thư đại tràng, tìm kiếm polyp đại tràng để có hướng xử lý, cắt bỏ kịp thời.

    Đối với người dù không có triệu chứng nào cũng cần tầm soát polyp đại tràng khi:

    – Người có tuổi > 50

    – Người có yếu tố nguy cơ: hút thuốc, nghiện rượu, thừa cân béo phì, đái tháo đường type 2

    – Người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư đại tràng, polyp đại tràng, bị khối u khác như ung thư buồng trứng, ung thư tử cung trước 50 tuổi

    – Người có bệnh lý polyp di truyền: hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình, hội chứng Peutz – Jeghers

    – Hội chứng đa polyp tuổi thiếu niên…

    Điều trị polyp đại tràng như nào?

    Khi có polyp đại tràng nhiều người lo lắng sẽ tiến triển thành ung thư và đây là mối quan tâm lớn nhất của cộng đồng. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, bản thân từ polyp nghĩa lành tính.

    Hầu hết các polyp là lành tính, chỉ một số ít polyp đặc biệt mới có nguy cơ chuyển dạng thành ung thư và trong 1 khoảng thời gian dài từ 5-10 năm. Vì vậy nên nội soi đại tràng để trong trường hợp phát hiện có polyp thì hướng xử lý là cắt bỏ kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!

    Khi nào nên đi khám và nội soi đại tràng?

    Polyp là bệnh hay gặp ở đại trực tràng, có thể gặp từ 10-15% ở người trưởng thành. Hầu hết các polyp đại tràng là lành tính, tuy nhiên một số polyp đại tràng có thể phát triển thành ung thư đại tràng, gây tử vong khi được tìm thấy ở giai đoạn muộn.

    Polyp đại tràng thường không gây ra triệu chứng. Bác sĩ có thể phát hiện khi đang kiểm tra nội soi định kỳ hoặc để chẩn đoán bệnh lý khác. Tuy nhiên, khi các triệu chứng xuất hiện có thể bao gồm:

    • Đi ngoài ra máu, có máu trong phân hoặc phân đen. Đây là triệu chứng phổ biến nhất của polyp, mặc dù nó cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng khác, chẳng hạn như bệnh trĩ hoặc vết rách nhỏ ở hậu môn.
    • Thay đổi thói quen đại tiện: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần.
    • Thiếu máu: Chảy máu từ polyp có thể xảy ra từ từ mà không thể nhìn thấy máu trong phân, nếu kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu.
    • Đau bụng. Polyp lớn chặn một phần ruột có thể gây đau quặn bụng và đau.
    Khi nào nên đi khám và nội soi đại tràng?- Ảnh 1.

    Hầu hết các polyp là lành tính, chỉ một số ít polyp đặc biệt mới có nguy cơ chuyển dạng thành ung thư và trong 1 khoảng thời gian dài từ 5-10 năm

    Có nhiều phương pháp chẩn đoán polyp đại tràng, trong đó phổ biến nhất đó là nội soi đại tràng. Bác sĩ sẽ đưa dây soi từ hậu môn vào đại trực tràng để quan sát và chẩn đoán bệnh lý của đại tràng. Nếu phát hiện polyp, bác sĩ có thể cắt bỏ polyp của bạn trong quá trình nội soi mà không cần thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ các polyp nếu chúng lớn và không thể cắt bỏ qua nội soi. Polyp sau khi cắt sẽ đưa đi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh để biết lành tính hay ác tính.

    Ai có nguy cơ mắc bệnh polyp đại tràng?

    Mặc dù nguyên nhân cụ thể của polyp đại trực tràng không được biết rõ, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển polyp đại trực tràng, bao gồm:

    • Trên 50 tuổi
    • Thừa cân
    • Tiền sử gia đình có polyp hoặc ung thư đại trực tràng
    • Có tiền sử mắc polyp
    • Tiền sử mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
    • Mắc bệnh tiểu đường type 2 không kiểm soát
    • Mắc chứng rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Lynch hoặc hội chứng Gardner

    Cần làm gì để phòng ngừa polyp đại tràng?

    Để phòng ngừa căn bệnh này, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp với lối sống lành mạnh và chế độ ăn phù hợp. Dưới đây là một số những lưu ý mà người bệnh nên quan tâm:

    • Tránh xa rượu bia,thuốc lá và các chất kích thích khác
    • Duy trì cân nặng phù hợp, không để béo phì
    • Ăn nhiều rau củ quả và chất xơ, hạn chế ăn thịt và các chất béo bão hòa (chất béo có trong mỡ động vật).

    Ngoài chế độ ăn uống phù hợp, bạn cũng nên tạo cho mình một chế độ tập luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi khoa học để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật.

    Bênh cạnh đó, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là tầm soát ung thư đại tràng để phát hiện các polyp, hoặc ung thư đại tràng sớm. Nếu phát hiện sớm các polyp và loại bỏ, có thể giúp phòng ngừa ung thư đại tràng một cách hiệu quả.

    Khi nào nên đi khám và nội soi đại tràng?- Ảnh 2.

    Polyp lớn chặn một phần ruột có thể gây đau quặn bụng 

    Khi nào nên đi khám và nội soi đại tràng?

    Thông thường các biểu hiện của bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nói chung, đại tràng nói riêng thường diễn tiến âm thầm, thậm chí không có triệu chứng rõ rệt.

    Tuy vậy, có một số triệu chứng điển hình mà nếu gặp tình trạng này, người bệnh nên nghĩ tới các vấn đề liên quan đến đại tràng như: Đi ngoài phân có máu; Đại tiện phân lỏng hoặc táo bón kéo dài liên tục khoảng 1 tuần hoặc hơn; Đau bụng…

    Lúc này, nội soi đại tràng sẽ nhằm mục đích xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng nêu trên. Đồng thời, nội soi giúp phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn ở đại tràng, tầm soát ung thư đại tràng, tìm kiếm polyp đại tràng để có hướng xử lý, cắt bỏ kịp thời.

    Đối với người dù không có triệu chứng nào cũng cần tầm soát polyp đại tràng khi:

    – Người có tuổi > 50

    – Người có yếu tố nguy cơ: hút thuốc, nghiện rượu, thừa cân béo phì, đái tháo đường type 2

    – Người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư đại tràng, polyp đại tràng, bị khối u khác như ung thư buồng trứng, ung thư tử cung trước 50 tuổi

    – Người có bệnh lý polyp di truyền: hội chứng đa polyp tuyến có tính chất gia đình, hội chứng Peutz – Jeghers

    – Hội chứng đa polyp tuổi thiếu niên…

    Điều trị polyp đại tràng như nào?

    Khi có polyp đại tràng nhiều người lo lắng sẽ tiến triển thành ung thư và đây là mối quan tâm lớn nhất của cộng đồng. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, bản thân từ polyp nghĩa lành tính.

    Hầu hết các polyp là lành tính, chỉ một số ít polyp đặc biệt mới có nguy cơ chuyển dạng thành ung thư và trong 1 khoảng thời gian dài từ 5-10 năm. Vì vậy nên nội soi đại tràng để trong trường hợp phát hiện có polyp thì hướng xử lý là cắt bỏ kịp thời.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

    Lao xương: Nguyên nhân, triệu chứng, lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    (Thông tin sức khỏe) - Lao xương có khả năng lây truyền thấp hơn lao phổi. Tuy nhiên ở người bệnh mắc lao xương...
    2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa- Ảnh 1.

    2 thói quen chăm sóc ‘vùng kín’ sai cách dễ gây viêm phụ khoa

    (Thông tin sức khỏe) - Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ...
    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển- Ảnh 1.

    Chế độ ăn giúp người mất thính lực ngăn ngừa bệnh tiến triển

    (Thông tin sức khỏe) - Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm...

    bạn Nên đọc!