spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Khoai lang có tác dụng gì, ai không nên dùng?

    spot_img

    1. Dinh dưỡng của khoai lang

    Dinh dưỡng (trên 1 cốc, nấu chín):

    • Lượng calo: 180
    • Chất béo: 0 g (Chất béo bão hòa: 0 g)
    • Natri: 72 mg
    • Carbs: 41 g
    • Chất xơ: 7 g
    • Đường: 13 g
    • Protein: 4 g

    2. Lợi ích của khoai lang

    2.1 Khoai lang tốt cho sức khỏe tim mạch

    Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ và kali dồi dào. Đây là hai trong số những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sức khỏe tim mạch. Một cốc khoai lang nướng cung cấp khoảng 24% giá trị chất xơ và 20% giá trị kali hàng ngày.

    Chất xơ ngăn chất béo hấp thụ vào máu, do đó giúp giảm LDL, hay cholesterol “xấu”. Trong khi đó, kali giúp giảm huyết áp bằng cách làm giãn thành mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn.

    Kiểm soát cholesterol và huyết áp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

    Khoai lang

    Người bị sỏi thận không nên ăn nhiều khoai lang.

    2.2 Bảo vệ thị lực

    Khoai lang giàu beta-carotene (sắc tố thực vật tạo nên màu sắc tươi sáng của khoai lang). Một củ khoai lang khoảng 100g nấu chín chứa khoảng 213% giá trị beta-carotene hàng ngày, tốt cho thị lực.

    Chất chống oxy hóa beta-carotene được chứng minh là có thể giúp ngăn ngừa sự tiến triển của các bệnh về mắt, bằng cách giúp ngăn chặn các gốc tự do để ngăn ngừa tổn thương võng mạc. Gan chuyển đổi một số beta-carotene thành vitamin A, một chất dinh dưỡng cần thiết cho thị lực bình thường.

    Hãy kết hợp khoai lang với một lượng nhỏ chất béo lành mạnh, như dầu ô liu nguyên chất hoặc quả bơ… giúp cơ thể hấp thụ beta-carotene thành vitamin A tốt hơn.

    2.3 Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

    Khoai lang chứa hỗn hợp nhiều hợp chất thực vật khác nhau có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Khoai lang có hàm lượng chất xơ cao, với 4 gam cho mỗi 1 cốc thái hạt lựu. Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa để giải phóng đường đều đặn vào máu, tránh tình trạng tăng đột biến lượng đường trong máu.

    Khoai lang chứa các hợp chất flavonoid và polyphenol… có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ glucose và cải thiện quá trình tiết insulin, giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh.

    Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít có khả năng gây ra sự gia tăng đột biến và sụt giảm lượng đường trong máu. Tùy thuộc vào cách chế biến, khoai lang có thể có chỉ số đường huyết khác nhau: Khoai lang luộc sẽ có chỉ số GI từ thấp đến trung bình (luộc càng lâu thì chỉ số GI càng thấp), trong khi khoai lang nướng và chiên có chỉ số GI cao hơn.

    2.4 Hỗ trợ khả năng miễn dịch

    Một củ khoai lang nướng chứa 156% giá trị vitamin A hàng ngày, một chất dinh dưỡng thiết yếu cho chức năng miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin A tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể và đang được nghiên cứu để sử dụng như một phương pháp điều trị các bệnh truyền nhiễm.

    Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, thiếu hụt vitamin A hệ thống miễn dịch có thể bị suy giảm và nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn. Ăn khoai lang thường xuyên có thể giúp bạn đáp ứng nhu cầu vitamin A và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

    2.5 Hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh

    Chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe đường ruột và khoai lang là một cách tuyệt vời để cung cấp chất xơ hàng ngày cho cơ thể.

    Chất xơ đi qua đường tiêu hóa và lên men trong ruột kết. Quá trình này tạo ra vi khuẩn có lợi (probiotic) và các chất chuyển hóa khác, chẳng hạn như axit béo chuỗi ngắn (hay SCFA). Probiotic và SCFA giúp thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột đa dạng, duy trì hàng rào ruột khỏe mạnh.

    Ăn nhiều chất xơ có thể giúp bạn đi tiêu đều đặn. Đối với người bị táo bón, hãy thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang vào chế độ ăn uống, sẽ rát hữu ích.

    3. Tác dụng phụ tiềm ẩn của việc ăn quá nhiều khoai lang

    – Có thể gây vàng da: Ăn quá nhiều beta-carotene từ các loại thực phẩm như khoai lang có thể gây vàng da.

    – Có thể gây sỏi thận: Khoai lang rất giàu oxalate nên những người cần tuân theo chế độ ăn ít oxalat, chẳng hạn như những người bị sỏi thận (sỏi canxi oxalate- loại sỏi thận phổ biến nhất), nên tránh ăn nhiều khoai lang.

    Tuy nhiên, nếu bạn không có nguy cơ mắc sỏi thận cao, nên ăn những thực phẩm giàu oxalat, chẳng hạn như khoai lang, vì chúng rất bổ dưỡng.

    Để giảm nguy cơ sỏi canxi oxalat, hãy uống nhiều nước và ăn đủ canxi (có thể lấy canxi từ các sản phẩm từ sữa). Uống đủ chất lỏng là cách tốt nhất để ngăn ngừa sỏi thận vì nó làm loãng nước tiểu và ngăn ngừa các hóa chất tích tụ và hình thành sỏi. Ăn đủ canxi rất quan trọng vì canxi liên kết với oxalat trong hệ tiêu hóa, do đó chúng sẽ được bài tiết qua nước tiểu.

    Mời độc giả xem thêm:

      Thu Hương
      Thu Hương
      Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
      - Advertisement -spot_img

      Bài viết liên quan

      Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

      Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

      Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

      Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

      (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
      Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

      Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

      Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

      Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

      (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
      Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

      Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

      (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

      bạn Nên đọc!

      Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

      Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

      Khoai lang có tác dụng gì, ai không nên dùng?

      1. Dinh dưỡng của khoai lang

      Dinh dưỡng (trên 1 cốc, nấu chín):

      • Lượng calo: 180
      • Chất béo: 0 g (Chất béo bão hòa: 0 g)
      • Natri: 72 mg
      • Carbs: 41 g
      • Chất xơ: 7 g
      • Đường: 13 g
      • Protein: 4 g

      2. Lợi ích của khoai lang

      2.1 Khoai lang tốt cho sức khỏe tim mạch

      Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ và kali dồi dào. Đây là hai trong số những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sức khỏe tim mạch. Một cốc khoai lang nướng cung cấp khoảng 24% giá trị chất xơ và 20% giá trị kali hàng ngày.

      Chất xơ ngăn chất béo hấp thụ vào máu, do đó giúp giảm LDL, hay cholesterol “xấu”. Trong khi đó, kali giúp giảm huyết áp bằng cách làm giãn thành mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn.

      Kiểm soát cholesterol và huyết áp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

      Khoai lang

      Người bị sỏi thận không nên ăn nhiều khoai lang.

      2.2 Bảo vệ thị lực

      Khoai lang giàu beta-carotene (sắc tố thực vật tạo nên màu sắc tươi sáng của khoai lang). Một củ khoai lang khoảng 100g nấu chín chứa khoảng 213% giá trị beta-carotene hàng ngày, tốt cho thị lực.

      Chất chống oxy hóa beta-carotene được chứng minh là có thể giúp ngăn ngừa sự tiến triển của các bệnh về mắt, bằng cách giúp ngăn chặn các gốc tự do để ngăn ngừa tổn thương võng mạc. Gan chuyển đổi một số beta-carotene thành vitamin A, một chất dinh dưỡng cần thiết cho thị lực bình thường.

      Hãy kết hợp khoai lang với một lượng nhỏ chất béo lành mạnh, như dầu ô liu nguyên chất hoặc quả bơ… giúp cơ thể hấp thụ beta-carotene thành vitamin A tốt hơn.

      2.3 Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

      Khoai lang chứa hỗn hợp nhiều hợp chất thực vật khác nhau có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Khoai lang có hàm lượng chất xơ cao, với 4 gam cho mỗi 1 cốc thái hạt lựu. Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa để giải phóng đường đều đặn vào máu, tránh tình trạng tăng đột biến lượng đường trong máu.

      Khoai lang chứa các hợp chất flavonoid và polyphenol… có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ glucose và cải thiện quá trình tiết insulin, giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh.

      Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít có khả năng gây ra sự gia tăng đột biến và sụt giảm lượng đường trong máu. Tùy thuộc vào cách chế biến, khoai lang có thể có chỉ số đường huyết khác nhau: Khoai lang luộc sẽ có chỉ số GI từ thấp đến trung bình (luộc càng lâu thì chỉ số GI càng thấp), trong khi khoai lang nướng và chiên có chỉ số GI cao hơn.

      2.4 Hỗ trợ khả năng miễn dịch

      Một củ khoai lang nướng chứa 156% giá trị vitamin A hàng ngày, một chất dinh dưỡng thiết yếu cho chức năng miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin A tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể và đang được nghiên cứu để sử dụng như một phương pháp điều trị các bệnh truyền nhiễm.

      Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, thiếu hụt vitamin A hệ thống miễn dịch có thể bị suy giảm và nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn. Ăn khoai lang thường xuyên có thể giúp bạn đáp ứng nhu cầu vitamin A và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

      2.5 Hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh

      Chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe đường ruột và khoai lang là một cách tuyệt vời để cung cấp chất xơ hàng ngày cho cơ thể.

      Chất xơ đi qua đường tiêu hóa và lên men trong ruột kết. Quá trình này tạo ra vi khuẩn có lợi (probiotic) và các chất chuyển hóa khác, chẳng hạn như axit béo chuỗi ngắn (hay SCFA). Probiotic và SCFA giúp thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột đa dạng, duy trì hàng rào ruột khỏe mạnh.

      Ăn nhiều chất xơ có thể giúp bạn đi tiêu đều đặn. Đối với người bị táo bón, hãy thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang vào chế độ ăn uống, sẽ rát hữu ích.

      3. Tác dụng phụ tiềm ẩn của việc ăn quá nhiều khoai lang

      – Có thể gây vàng da: Ăn quá nhiều beta-carotene từ các loại thực phẩm như khoai lang có thể gây vàng da.

      – Có thể gây sỏi thận: Khoai lang rất giàu oxalate nên những người cần tuân theo chế độ ăn ít oxalat, chẳng hạn như những người bị sỏi thận (sỏi canxi oxalate- loại sỏi thận phổ biến nhất), nên tránh ăn nhiều khoai lang.

      Tuy nhiên, nếu bạn không có nguy cơ mắc sỏi thận cao, nên ăn những thực phẩm giàu oxalat, chẳng hạn như khoai lang, vì chúng rất bổ dưỡng.

      Để giảm nguy cơ sỏi canxi oxalat, hãy uống nhiều nước và ăn đủ canxi (có thể lấy canxi từ các sản phẩm từ sữa). Uống đủ chất lỏng là cách tốt nhất để ngăn ngừa sỏi thận vì nó làm loãng nước tiểu và ngăn ngừa các hóa chất tích tụ và hình thành sỏi. Ăn đủ canxi rất quan trọng vì canxi liên kết với oxalat trong hệ tiêu hóa, do đó chúng sẽ được bài tiết qua nước tiểu.

      Mời độc giả xem thêm:

        Thu Hương
        Thu Hương
        Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
        - Advertisement -spot_img

        Bài viết liên quan

        Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

        Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

        Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

        Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

        (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
        Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

        Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

        Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

        Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

        (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
        Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

        Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

        (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

        bạn Nên đọc!

        Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

        Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.