spot_img
30.5 C
Ho Chi Minh City
Chủ Nhật, 27 Tháng 7, 2025
More

    Không chủ quan với hội chứng ngừng thở khi ngủ

    spot_img

    Những trường hợp có nguy cơ cao mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ

    Sau khi bị ngừng thở khi ngủ, nam bệnh nhân (25 tuổi, Hà Nội) được đưa đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương cấp cứu. Khi nhập viện, bệnh nhân có các triệu chứng: Khó thở, suy tim, phù to hai chân dẫn đến không thể di chuyển được.

    Bệnh nhân P. là một trong những trường hợp điển hình bị ngừng thở khi ngủ trên nền mắc nhiều bệnh lý mạn tính như béo phì (nặng nặng 175kg), bệnh gout mạn tính, đái tháo đường… Đặc biệt, trong 2 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân P. tăng cân hơn 10kg không kiểm soát do sử dụng nhiều các đồ uống như trà sữa, nước ngọt…

    Theo ThS.BS. Nguyễn Đăng Quân, Phó Trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: “Thông qua thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm, bệnh nhân P. được chẩn đoán mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ. Hội chứng này thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa như béo phì, gout, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, suy tim, tai biến mạch máu não…”.

    Cũng theo BS. Quân, người thừa cân – béo phì, lượng mỡ được phân bố nhiều xung quanh khu vực đường hô hấp trên dẫn tới hẹp đường thở. Điều này đã góp phần làm tăng chèn ép đường thở khi ngủ. Ngoài ra, lượng mỡ tập trung tại vùng ngực và vùng bụng cũng là nguyên nhân làm giảm dung tích phổi và làm tăng nhu cầu oxy. Do đó, ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn là bệnh thường gặp nhất đặc biệt là những bệnh nhân thừa cân và béo phì, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Không chủ quan với hội chứng ngừng thở khi ngủ- Ảnh 1.

    Ngáy to, thở phì phò, hổn hển trong lúc ngủ là một trong những dấu hiệu ngừng thở khi ngủ…

    Ngoài yếu tố trên, các đối tượng có nguy cơ cao bị ngừng thở khi ngủ khác, bao gồm:

    – Người có cổ dày: Những người có cổ dày hơn có thể có đường thở hẹp hơn.

    – Đường thở hẹp do viêm amidan có thể to ra và chặn đường thở, đặc biệt là ở trẻ em.

    – Nam giới có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ cao gấp 2 đến 3 lần so với phụ nữ.

    – Người cao tuổi có nguy cơ bị ngừng thở khi ngủ cao hơn ở người trẻ tuổi.

    – Tiền sử gia đình: Có thành viên trong gia đình mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

    – Người lạm dụng rượu, thuốc an thần có thể làm chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn trở nên trầm trọng hơn.

    – Người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cao gấp ba lần so với những người chưa bao giờ hút thuốc.

    – Nghẹt mũi do cấu trúc mũi, hoặc dị ứng có nhiều khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn…

    Các triệu chứng ngừng thở khi ngủ

    ThS.BS. Nguyễn Đăng Quân cho biết, các triệu chứng thường gặp của chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn bao gồm:

    • Bệnh nhân thường ngủ ngáy to, thở phì phò, hổn hển và cuối kỳ ngừng thở.
    • Ban ngày thường mệt mỏi, khó tập trung trong công việc, suy giảm trí nhớ, thay đổi tính tình, dễ cáu gắt.
    • Buồn ngủ vào ban ngày, ngủ gật trong khi đang làm việc, thậm chí khi đang lái xe.
    • Đau đầu khi thức dậy do giảm nồng độ oxy não trong đêm.

    Những biến chứng nguy hiểm của ngừng thở khi ngủ

    Người bị ngừng thở khi ngủ có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng như dẫn tới thiếu oxy mạn tính sẽ dẫn đến thiếu ngủ, thiếu máu não, đau đầu, chóng mặt; có nguy cơ ngủ gật vào ban ngày và dễ xảy ra tai nạn trong khi lao động, lái xe. Về lâu dài, ngừng thở khi ngủ có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…

    Dựa vào tần suất ngưng thở khi ngủ xảy ra mỗi giờ để đánh giá mức độ nguy hiểm. Ở người lớn có sức khỏe bình thường, được chẩn đoán ngừng thở khi ngủ khi gặp phải tình trạng này dưới 5 lần mỗi giờ khi ngủ, còn ở trẻ em là 1 lần mỗi giờ. Nếu tần suất xảy ra cao hơn, cần đi khám và đo đa ký hô hấp trong lúc ngủ để chẩn đoán khả năng mắc chứng ngưng thở khi và mức độ của bệnh.

    Không chủ quan với hội chứng ngừng thở khi ngủ- Ảnh 3.

    Người bị hội chứng ngừng thở khi ngủ thường bị thiếu oxy dẫn đến nhiều biến chứng…

    Khi được chẩn đoán mức độ bệnh, bác sĩ sẽ cho theo dõi mức độ thiếu oxy trong những lần ngưng thở. Theo dõi này rất quan trọng, nếu mức oxy giảm xuống dưới 90%, tình trạng này được gọi là thiếu oxy máu.

    Lời khuyên cho người bị hội chứng ngừng thở khi ngủ

    Để phòng ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ, cần lưu ý:

    • Kiểm soát cân nặng, giữ cân nặng ở mức tiêu chuẩn, giảm cân nếu có thừa cân, đặc biệt là béo phì.
    • Lựa chọn tư thế ngủ để không phát ra tiếng ngáy.
    • Bỏ thuốc lá vì đây là một trong các yếu tố nguy cơ cao của chứng ngừng thở khi ngủ.
    • Người có các yếu tố nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần để sớm phát hiện bệnh.

    Để hạn chế những triệu chứng khó chịu và phòng bệnh tiến triển, cần lưu ý:

    • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên gia về giấc ngủ.
    • Ghi lại bất kỳ triệu chứng và khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị và kịp thời thông báo với bác sĩ.
    • Do có nguy cơ buồn ngủ vào ban ngày, nên tránh các hoạt động như lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng.
    • Hạn chế uống rượu, bia vì các loại đồ uống này có nguy cơ làm trầm trọng thêm các vấn đề về hô hấp vào ban đêm.

    Một số triệu chứng ngưng thở lúc ngủ thường không rõ ràng, có thể nhầm lần với các bệnh lý khác nên không được nhận biết sớm và dễ bị bỏ qua. Do đó, người có yếu tố nguy cơ cao cần đi khám bệnh để phát hiện sớm hội chứng này nhằm hạn chế những tai biến không đáng có.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Cần làm gì khi bị ‘say’ cà phê?- Ảnh 1.

    Cần làm gì khi bị ‘say’ cà phê?

    (Thông tin sức khỏe) - Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp người uống cà phê tỉnh táo và tràn đầy năng...
    Một loại quả có thể giúp tăng cân hoặc giảm cân theo ý muốn- Ảnh 1.

    Một loại quả có thể giúp tăng cân hoặc giảm cân theo ý muốn

    (Thông tin sức khỏe) - Chuối là trái cây quen thuộc, rẻ tiền nhưng có giá trị dinh dưỡng cao. Cách ăn chuối có...
    Cần làm gì khi bị ‘say’ cà phê?- Ảnh 1.

    Cần làm gì khi bị ‘say’ cà phê?

    (Thông tin sức khỏe) - Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp người uống cà phê tỉnh táo và tràn đầy năng...
    Một loại quả có thể giúp tăng cân hoặc giảm cân theo ý muốn- Ảnh 1.

    Một loại quả có thể giúp tăng cân hoặc giảm cân theo ý muốn

    (Thông tin sức khỏe) - Chuối là trái cây quen thuộc, rẻ tiền nhưng có giá trị dinh dưỡng cao. Cách ăn chuối có...
    Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng- Ảnh 1.

    Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng

    (Thông tin sức khỏe) - Sở Y tế TP Huế đã triển khai đồng bộ, đẩy nhanh tiến độ, khắc phục các khó khăn...

    bạn Nên đọc!

    Cần làm gì khi bị ‘say’ cà phê?

    (Thông tin sức khỏe) - Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp người uống cà phê tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, một số người lại nhạy cảm hơn với caffeine và bị say khi uống cà phê.

    Không chủ quan với hội chứng ngừng thở khi ngủ

    Những trường hợp có nguy cơ cao mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ

    Sau khi bị ngừng thở khi ngủ, nam bệnh nhân (25 tuổi, Hà Nội) được đưa đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương cấp cứu. Khi nhập viện, bệnh nhân có các triệu chứng: Khó thở, suy tim, phù to hai chân dẫn đến không thể di chuyển được.

    Bệnh nhân P. là một trong những trường hợp điển hình bị ngừng thở khi ngủ trên nền mắc nhiều bệnh lý mạn tính như béo phì (nặng nặng 175kg), bệnh gout mạn tính, đái tháo đường… Đặc biệt, trong 2 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân P. tăng cân hơn 10kg không kiểm soát do sử dụng nhiều các đồ uống như trà sữa, nước ngọt…

    Theo ThS.BS. Nguyễn Đăng Quân, Phó Trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: “Thông qua thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm, bệnh nhân P. được chẩn đoán mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ. Hội chứng này thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa như béo phì, gout, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, suy tim, tai biến mạch máu não…”.

    Cũng theo BS. Quân, người thừa cân – béo phì, lượng mỡ được phân bố nhiều xung quanh khu vực đường hô hấp trên dẫn tới hẹp đường thở. Điều này đã góp phần làm tăng chèn ép đường thở khi ngủ. Ngoài ra, lượng mỡ tập trung tại vùng ngực và vùng bụng cũng là nguyên nhân làm giảm dung tích phổi và làm tăng nhu cầu oxy. Do đó, ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn là bệnh thường gặp nhất đặc biệt là những bệnh nhân thừa cân và béo phì, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Không chủ quan với hội chứng ngừng thở khi ngủ- Ảnh 1.

    Ngáy to, thở phì phò, hổn hển trong lúc ngủ là một trong những dấu hiệu ngừng thở khi ngủ…

    Ngoài yếu tố trên, các đối tượng có nguy cơ cao bị ngừng thở khi ngủ khác, bao gồm:

    – Người có cổ dày: Những người có cổ dày hơn có thể có đường thở hẹp hơn.

    – Đường thở hẹp do viêm amidan có thể to ra và chặn đường thở, đặc biệt là ở trẻ em.

    – Nam giới có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ cao gấp 2 đến 3 lần so với phụ nữ.

    – Người cao tuổi có nguy cơ bị ngừng thở khi ngủ cao hơn ở người trẻ tuổi.

    – Tiền sử gia đình: Có thành viên trong gia đình mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

    – Người lạm dụng rượu, thuốc an thần có thể làm chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn trở nên trầm trọng hơn.

    – Người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cao gấp ba lần so với những người chưa bao giờ hút thuốc.

    – Nghẹt mũi do cấu trúc mũi, hoặc dị ứng có nhiều khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn…

    Các triệu chứng ngừng thở khi ngủ

    ThS.BS. Nguyễn Đăng Quân cho biết, các triệu chứng thường gặp của chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn bao gồm:

    • Bệnh nhân thường ngủ ngáy to, thở phì phò, hổn hển và cuối kỳ ngừng thở.
    • Ban ngày thường mệt mỏi, khó tập trung trong công việc, suy giảm trí nhớ, thay đổi tính tình, dễ cáu gắt.
    • Buồn ngủ vào ban ngày, ngủ gật trong khi đang làm việc, thậm chí khi đang lái xe.
    • Đau đầu khi thức dậy do giảm nồng độ oxy não trong đêm.

    Những biến chứng nguy hiểm của ngừng thở khi ngủ

    Người bị ngừng thở khi ngủ có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng như dẫn tới thiếu oxy mạn tính sẽ dẫn đến thiếu ngủ, thiếu máu não, đau đầu, chóng mặt; có nguy cơ ngủ gật vào ban ngày và dễ xảy ra tai nạn trong khi lao động, lái xe. Về lâu dài, ngừng thở khi ngủ có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…

    Dựa vào tần suất ngưng thở khi ngủ xảy ra mỗi giờ để đánh giá mức độ nguy hiểm. Ở người lớn có sức khỏe bình thường, được chẩn đoán ngừng thở khi ngủ khi gặp phải tình trạng này dưới 5 lần mỗi giờ khi ngủ, còn ở trẻ em là 1 lần mỗi giờ. Nếu tần suất xảy ra cao hơn, cần đi khám và đo đa ký hô hấp trong lúc ngủ để chẩn đoán khả năng mắc chứng ngưng thở khi và mức độ của bệnh.

    Không chủ quan với hội chứng ngừng thở khi ngủ- Ảnh 3.

    Người bị hội chứng ngừng thở khi ngủ thường bị thiếu oxy dẫn đến nhiều biến chứng…

    Khi được chẩn đoán mức độ bệnh, bác sĩ sẽ cho theo dõi mức độ thiếu oxy trong những lần ngưng thở. Theo dõi này rất quan trọng, nếu mức oxy giảm xuống dưới 90%, tình trạng này được gọi là thiếu oxy máu.

    Lời khuyên cho người bị hội chứng ngừng thở khi ngủ

    Để phòng ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ, cần lưu ý:

    • Kiểm soát cân nặng, giữ cân nặng ở mức tiêu chuẩn, giảm cân nếu có thừa cân, đặc biệt là béo phì.
    • Lựa chọn tư thế ngủ để không phát ra tiếng ngáy.
    • Bỏ thuốc lá vì đây là một trong các yếu tố nguy cơ cao của chứng ngừng thở khi ngủ.
    • Người có các yếu tố nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần để sớm phát hiện bệnh.

    Để hạn chế những triệu chứng khó chịu và phòng bệnh tiến triển, cần lưu ý:

    • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên gia về giấc ngủ.
    • Ghi lại bất kỳ triệu chứng và khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị và kịp thời thông báo với bác sĩ.
    • Do có nguy cơ buồn ngủ vào ban ngày, nên tránh các hoạt động như lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng.
    • Hạn chế uống rượu, bia vì các loại đồ uống này có nguy cơ làm trầm trọng thêm các vấn đề về hô hấp vào ban đêm.

    Một số triệu chứng ngưng thở lúc ngủ thường không rõ ràng, có thể nhầm lần với các bệnh lý khác nên không được nhận biết sớm và dễ bị bỏ qua. Do đó, người có yếu tố nguy cơ cao cần đi khám bệnh để phát hiện sớm hội chứng này nhằm hạn chế những tai biến không đáng có.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Cần làm gì khi bị ‘say’ cà phê?- Ảnh 1.

    Cần làm gì khi bị ‘say’ cà phê?

    (Thông tin sức khỏe) - Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp người uống cà phê tỉnh táo và tràn đầy năng...
    Một loại quả có thể giúp tăng cân hoặc giảm cân theo ý muốn- Ảnh 1.

    Một loại quả có thể giúp tăng cân hoặc giảm cân theo ý muốn

    (Thông tin sức khỏe) - Chuối là trái cây quen thuộc, rẻ tiền nhưng có giá trị dinh dưỡng cao. Cách ăn chuối có...
    Cần làm gì khi bị ‘say’ cà phê?- Ảnh 1.

    Cần làm gì khi bị ‘say’ cà phê?

    (Thông tin sức khỏe) - Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp người uống cà phê tỉnh táo và tràn đầy năng...
    Một loại quả có thể giúp tăng cân hoặc giảm cân theo ý muốn- Ảnh 1.

    Một loại quả có thể giúp tăng cân hoặc giảm cân theo ý muốn

    (Thông tin sức khỏe) - Chuối là trái cây quen thuộc, rẻ tiền nhưng có giá trị dinh dưỡng cao. Cách ăn chuối có...
    Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng- Ảnh 1.

    Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng

    (Thông tin sức khỏe) - Sở Y tế TP Huế đã triển khai đồng bộ, đẩy nhanh tiến độ, khắc phục các khó khăn...

    bạn Nên đọc!

    Cần làm gì khi bị ‘say’ cà phê?

    (Thông tin sức khỏe) - Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp người uống cà phê tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, một số người lại nhạy cảm hơn với caffeine và bị say khi uống cà phê.