spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Lần đầu Việt Nam thực hiện ca ghép gan bị hội chứng hiếm gặp

    spot_img

    Chiều 10/7, tại buổi gặp gỡ báo chí chủ đề Ghép gan tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, đây là trường hợp ghép gan cho bệnh nhi mắc hội chứng hiếm gặp Budd Chiari đầu tiên tại Việt Nam và là ca ghép gan thứ 36 do Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện. 

    Chia sẻ về trường hợp ghép gan hội chứng hiếm gặp này, bác sĩ Nguyễn Hồng Vân Khánh – Phó khoa Gan – Mật – Tụy và Ghép gan, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, từ tháng 5 đến tháng 7/2024, bệnh viện đã thực hiện được 3 ca ghép gan, trong đó ca ghép gan thuộc trường hợp hiếm gặp được thực hiện vào ngày 1/7/2024. Sau 8 ngày ghép gan, bệnh nhi có sự hồi phục ổn định, đã ăn được bằng đường miệng không cần hỗ trợ.

    Lần đầu Việt Nam thực hiện ca ghép gan bị hội chứng hiếm gặp- Ảnh 1.

    Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện ghép gan cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC

    “Bệnh nhi này được chẩn đoán bị hội chứng Budd Chiari, xuất huyết tiêu hóa 3 lần, truyền máu khối lượng lớn, nhập viện nhiều lần. Từ năm 2022, bệnh viện thực hiện điều trị nội khoa bảo tồn, đến năm 2024 thì bệnh nhi chuyển sang giai đoạn xơ gan, suy gan nên chỉ định ghép gan”, bác sĩ Vân Khánh cho biết.

    Điều gây xúc động trong trường hợp ghép gan này là người cho gan chính là mẹ của bé. Dù biết có thể gặp nhiều nguy cơ cũng như những biến chứng khó lường, người mẹ vẫn quyết định cho đi phần cơ thể để cứu sống con gái của mình. 

    Mẹ của bệnh nhi – chị Huỳnh Thị Thu Tuyền, sinh năm 2002, quê Bình Thuận – cho biết, chị rất xúc động khi con gái được thực hiện ghép gan và đang hồi phục, như được tái sinh lần thứ 2.

    Lần đầu Việt Nam thực hiện ca ghép gan bị hội chứng hiếm gặp- Ảnh 2.

    Người mẹ 22 tuổi đã hiến gan để cứu sống con gái của mình. Ảnh: Xuân Dự

    Chị Thu Tuyền cho biết: “Trước khi thực hiện ghép gan, gia đình tôi đã nhiều lần đưa con nhập viện, nhìn con đau đớn trong những đợt điều trị mà lòng người mẹ như tôi cảm thấy xót xa vô cùng. Gia đình chúng tôi thực sự cảm ơn đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tạo mọi điều kiện để cứu sống con, gia đình tôi mừng vui vì được đón con hồi phục trở về trong vòng tay yêu thương của mọi người”.

    Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Vân Khánh, ca ghép gan đầu tiên tại Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện vào tháng 5/2005, ca ghép thứ 36 vừa thực hiện. Mục tiêu bệnh viện đặt ra là đến 30/4/2025 thực hiện được 50 ca ghép gan.

    Được biết, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 hiện nay có khoảng 200 trường hợp cần thực ghép gan, trong đó có một số trường hợp rất bức thiết vì nếu không tiến hành ghép gan thì bệnh nhân có nguy cơ không qua khỏi. Qua đó, ngoài nguồn ghép từ người thân của bệnh nhân, bệnh viện cũng mong muốn có các nguồn ghép từ nhiều trường hợp khác, trong đó có các trường hợp chết não.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Lần đầu Việt Nam thực hiện ca ghép gan bị hội chứng hiếm gặp

    Chiều 10/7, tại buổi gặp gỡ báo chí chủ đề Ghép gan tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, đây là trường hợp ghép gan cho bệnh nhi mắc hội chứng hiếm gặp Budd Chiari đầu tiên tại Việt Nam và là ca ghép gan thứ 36 do Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện. 

    Chia sẻ về trường hợp ghép gan hội chứng hiếm gặp này, bác sĩ Nguyễn Hồng Vân Khánh – Phó khoa Gan – Mật – Tụy và Ghép gan, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, từ tháng 5 đến tháng 7/2024, bệnh viện đã thực hiện được 3 ca ghép gan, trong đó ca ghép gan thuộc trường hợp hiếm gặp được thực hiện vào ngày 1/7/2024. Sau 8 ngày ghép gan, bệnh nhi có sự hồi phục ổn định, đã ăn được bằng đường miệng không cần hỗ trợ.

    Lần đầu Việt Nam thực hiện ca ghép gan bị hội chứng hiếm gặp- Ảnh 1.

    Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện ghép gan cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC

    “Bệnh nhi này được chẩn đoán bị hội chứng Budd Chiari, xuất huyết tiêu hóa 3 lần, truyền máu khối lượng lớn, nhập viện nhiều lần. Từ năm 2022, bệnh viện thực hiện điều trị nội khoa bảo tồn, đến năm 2024 thì bệnh nhi chuyển sang giai đoạn xơ gan, suy gan nên chỉ định ghép gan”, bác sĩ Vân Khánh cho biết.

    Điều gây xúc động trong trường hợp ghép gan này là người cho gan chính là mẹ của bé. Dù biết có thể gặp nhiều nguy cơ cũng như những biến chứng khó lường, người mẹ vẫn quyết định cho đi phần cơ thể để cứu sống con gái của mình. 

    Mẹ của bệnh nhi – chị Huỳnh Thị Thu Tuyền, sinh năm 2002, quê Bình Thuận – cho biết, chị rất xúc động khi con gái được thực hiện ghép gan và đang hồi phục, như được tái sinh lần thứ 2.

    Lần đầu Việt Nam thực hiện ca ghép gan bị hội chứng hiếm gặp- Ảnh 2.

    Người mẹ 22 tuổi đã hiến gan để cứu sống con gái của mình. Ảnh: Xuân Dự

    Chị Thu Tuyền cho biết: “Trước khi thực hiện ghép gan, gia đình tôi đã nhiều lần đưa con nhập viện, nhìn con đau đớn trong những đợt điều trị mà lòng người mẹ như tôi cảm thấy xót xa vô cùng. Gia đình chúng tôi thực sự cảm ơn đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tạo mọi điều kiện để cứu sống con, gia đình tôi mừng vui vì được đón con hồi phục trở về trong vòng tay yêu thương của mọi người”.

    Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Vân Khánh, ca ghép gan đầu tiên tại Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện vào tháng 5/2005, ca ghép thứ 36 vừa thực hiện. Mục tiêu bệnh viện đặt ra là đến 30/4/2025 thực hiện được 50 ca ghép gan.

    Được biết, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 hiện nay có khoảng 200 trường hợp cần thực ghép gan, trong đó có một số trường hợp rất bức thiết vì nếu không tiến hành ghép gan thì bệnh nhân có nguy cơ không qua khỏi. Qua đó, ngoài nguồn ghép từ người thân của bệnh nhân, bệnh viện cũng mong muốn có các nguồn ghép từ nhiều trường hợp khác, trong đó có các trường hợp chết não.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.