spot_img
26.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 18 Tháng 7, 2025
More

    Liệu pháp hormone có thể làm chậm lão hóa?

    spot_img

    Một nghiên cứu mới được công bố trên JAMA Network Open cho thấy, những phụ nữ đã sử dụng liệu pháp hormone, trẻ hơn về mặt sinh học so với những người chưa từng sử dụng liệu pháp này. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, tốc độ lão hóa sinh học chậm hơn ở những phụ nữ bắt đầu sử dụng liệu pháp hormone sau 55 tuổi hoặc sử dụng liệu pháp này trong 4-8 năm.

    Mãn kinh là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa và đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Điều này thường xảy ra ở độ tuổi 51, sau thời gian chuyển tiếp (tiền mãn kinh) có thể kéo dài từ 7-14 năm.

    Trong thời gian này, nồng độ hormone dao động, gây ra các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, trầm cảm, đau khi quan hệ tình dục và rối loạn giấc ngủ. Sử dụng liệu pháp hormone (hay liệu pháp thay thế hormon – HRT) hoặc liệu pháp hormone mãn kinh (MHT) giúp làm giảm các triệu chứng mãn kinh này.

    Tuy nhiên, liệu pháp hormone có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, cục máu đông, đau tim và đột quỵ, do đó, những phương pháp điều trị này không được khuyến khích cho tất cả mọi người.

    TS. Chenglong Li, Viện Khoa học Dữ liệu Y tế Quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, mặc dù có những lo ngại về liệu pháp hormone (HT) ở phụ nữ sau mãn kinh, nhưng những phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh rằng, đây có thể là một lựa chọn để đạt được quá trình lão hóa khỏe mạnh toàn diện.

    Liệu pháp hormone có thể làm chậm lão hóa?- Ảnh 1.

    Thời kỳ mãn kinh có thể gây ra nhiều thay đổi sinh học làm giảm chất lượng cuộc sống.

    Bạn có già đi nhanh hơn sau thời kỳ mãn kinh không?

    Trong thời kỳ mãn kinh, buồng trứng ngừng sản xuất trứng và hormone (estrogen và progesterone). Các nghiên cứu trước đó đã liên kết những thay đổi hormone này với quá trình lão hóa sinh học diễn ra nhanh hơn và phát hiện ra rằng việc mãn kinh sớm hơn cũng làm tăng tốc quá trình lão hóa.

    Thời kỳ mãn kinh có thể gây ra nhiều thay đổi sinh học làm giảm chất lượng cuộc sống của một người, bao gồm các vấn đề về trí nhớ, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh tim và loãng xương (mất mật độ xương) cao hơn.

    Mặc dù bằng chứng về lợi ích của liệu pháp hormone đối với bệnh tim còn chưa rõ ràng, nhưng nó được biết là có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh loãng xương. Độ dày của xương đạt mức tối đa vào khoảng 18 – 20 tuổi và giảm dần đều sau đó. Quá trình này diễn ra nhanh hơn khi mãn kinh nếu không có HRT, TS. Robert P. Kauffman, chuyên gia sản phụ khoa, Trung tâm Khoa học Sức khỏe, Đại học Texas Tech cho biết.

    Liệu pháp hormone có thể làm chậm lão hóa, giúp bạn trẻ hơn không?

    Đối với nhiều người, thời kỳ mãn kinh và mức estrogen thấp dẫn đến da khô, chảy xệ và rụng tóc. Các nghiên cứu quan sát cho thấy, liệu pháp hormone có thể giúp đảo ngược các dấu hiệu lão hóa da, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận điều này.

    TS. Kauffman cho biết, sẽ không phù hợp trong thực hành hiện tại khi kê đơn HRT để ngăn ngừa nếp nhăn hoặc để trông trẻ hơn. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng một số phụ nữ đã cải thiện sức khỏe làn da với liệu pháp này.

    Liệu pháp hormone có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh, giúp cải thiện giấc ngủ và tâm trạng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho một số người. Phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ do bốc hỏa hoặc đau xương sau khi dùng HRT thấy suy nghĩ minh mẫn hơn, chất lượng giấc ngủ được cải thiện.

    Hiện nay, liệu pháp hormone vẫn là một lựa chọn điều trị cho thời kỳ mãn kinh chứ không phải là thuốc phòng ngừa các tình trạng liên quan đến tuổi tác. Hướng dẫn hiện tại của Hoa Kỳ cũng khuyến cáo, không nên sử dụng liệu pháp hormone để ngăn ngừa các tình trạng bệnh mạn tính ở những người sau mãn kinh.

    Mãn kinh có thể đi kèm với các triệu chứng và thay đổi khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Liệu pháp hormone có thể làm giảm một số triệu chứng này, nhưng liệu pháp này có thể đi kèm với nhiều rủi ro. Do đó, hãy cân nhắc trao đổi với bác sĩ để xác định liệu phương pháp điều trị này có phù hợp với bạn không.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    [LIVE] Vì sao nặn mụn có thể gây tử vong?

    (Thông tin sức khỏe) - Chắc chắn ai cũng đã từng bị mụn, nhất là các nốt mụn cám, mụn trứng cá, mụn viêm...
    10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim- Ảnh 1.

    10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

    (Thông tin sức khỏe) - Một số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những...

    [LIVE] Vì sao nặn mụn có thể gây tử vong?

    (Thông tin sức khỏe) - Chắc chắn ai cũng đã từng bị mụn, nhất là các nốt mụn cám, mụn trứng cá, mụn viêm...
    10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim- Ảnh 1.

    10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

    (Thông tin sức khỏe) - Một số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những...
    Dùng thuốc gây rụng tóc, chữa thế nào?- Ảnh 2.

    Dùng thuốc gây rụng tóc, chữa thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể là nguyên nhân gây rụng tóc. Việc điều trị sớm,...

    bạn Nên đọc!

    [LIVE] Vì sao nặn mụn có thể gây tử vong?

    (Thông tin sức khỏe) - Chắc chắn ai cũng đã từng bị mụn, nhất là các nốt mụn cám, mụn trứng cá, mụn viêm trên mặt. Và nhiều người vẫn có thói quen tự nặn mụn tại nhà, thế nhưng, đây lại là thói quen tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

    Liệu pháp hormone có thể làm chậm lão hóa?

    Một nghiên cứu mới được công bố trên JAMA Network Open cho thấy, những phụ nữ đã sử dụng liệu pháp hormone, trẻ hơn về mặt sinh học so với những người chưa từng sử dụng liệu pháp này. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, tốc độ lão hóa sinh học chậm hơn ở những phụ nữ bắt đầu sử dụng liệu pháp hormone sau 55 tuổi hoặc sử dụng liệu pháp này trong 4-8 năm.

    Mãn kinh là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa và đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Điều này thường xảy ra ở độ tuổi 51, sau thời gian chuyển tiếp (tiền mãn kinh) có thể kéo dài từ 7-14 năm.

    Trong thời gian này, nồng độ hormone dao động, gây ra các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, trầm cảm, đau khi quan hệ tình dục và rối loạn giấc ngủ. Sử dụng liệu pháp hormone (hay liệu pháp thay thế hormon – HRT) hoặc liệu pháp hormone mãn kinh (MHT) giúp làm giảm các triệu chứng mãn kinh này.

    Tuy nhiên, liệu pháp hormone có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, cục máu đông, đau tim và đột quỵ, do đó, những phương pháp điều trị này không được khuyến khích cho tất cả mọi người.

    TS. Chenglong Li, Viện Khoa học Dữ liệu Y tế Quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, mặc dù có những lo ngại về liệu pháp hormone (HT) ở phụ nữ sau mãn kinh, nhưng những phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh rằng, đây có thể là một lựa chọn để đạt được quá trình lão hóa khỏe mạnh toàn diện.

    Liệu pháp hormone có thể làm chậm lão hóa?- Ảnh 1.

    Thời kỳ mãn kinh có thể gây ra nhiều thay đổi sinh học làm giảm chất lượng cuộc sống.

    Bạn có già đi nhanh hơn sau thời kỳ mãn kinh không?

    Trong thời kỳ mãn kinh, buồng trứng ngừng sản xuất trứng và hormone (estrogen và progesterone). Các nghiên cứu trước đó đã liên kết những thay đổi hormone này với quá trình lão hóa sinh học diễn ra nhanh hơn và phát hiện ra rằng việc mãn kinh sớm hơn cũng làm tăng tốc quá trình lão hóa.

    Thời kỳ mãn kinh có thể gây ra nhiều thay đổi sinh học làm giảm chất lượng cuộc sống của một người, bao gồm các vấn đề về trí nhớ, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh tim và loãng xương (mất mật độ xương) cao hơn.

    Mặc dù bằng chứng về lợi ích của liệu pháp hormone đối với bệnh tim còn chưa rõ ràng, nhưng nó được biết là có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh loãng xương. Độ dày của xương đạt mức tối đa vào khoảng 18 – 20 tuổi và giảm dần đều sau đó. Quá trình này diễn ra nhanh hơn khi mãn kinh nếu không có HRT, TS. Robert P. Kauffman, chuyên gia sản phụ khoa, Trung tâm Khoa học Sức khỏe, Đại học Texas Tech cho biết.

    Liệu pháp hormone có thể làm chậm lão hóa, giúp bạn trẻ hơn không?

    Đối với nhiều người, thời kỳ mãn kinh và mức estrogen thấp dẫn đến da khô, chảy xệ và rụng tóc. Các nghiên cứu quan sát cho thấy, liệu pháp hormone có thể giúp đảo ngược các dấu hiệu lão hóa da, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận điều này.

    TS. Kauffman cho biết, sẽ không phù hợp trong thực hành hiện tại khi kê đơn HRT để ngăn ngừa nếp nhăn hoặc để trông trẻ hơn. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng một số phụ nữ đã cải thiện sức khỏe làn da với liệu pháp này.

    Liệu pháp hormone có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh, giúp cải thiện giấc ngủ và tâm trạng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho một số người. Phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ do bốc hỏa hoặc đau xương sau khi dùng HRT thấy suy nghĩ minh mẫn hơn, chất lượng giấc ngủ được cải thiện.

    Hiện nay, liệu pháp hormone vẫn là một lựa chọn điều trị cho thời kỳ mãn kinh chứ không phải là thuốc phòng ngừa các tình trạng liên quan đến tuổi tác. Hướng dẫn hiện tại của Hoa Kỳ cũng khuyến cáo, không nên sử dụng liệu pháp hormone để ngăn ngừa các tình trạng bệnh mạn tính ở những người sau mãn kinh.

    Mãn kinh có thể đi kèm với các triệu chứng và thay đổi khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Liệu pháp hormone có thể làm giảm một số triệu chứng này, nhưng liệu pháp này có thể đi kèm với nhiều rủi ro. Do đó, hãy cân nhắc trao đổi với bác sĩ để xác định liệu phương pháp điều trị này có phù hợp với bạn không.

    Mời bạn đọc xem tiếp video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    [LIVE] Vì sao nặn mụn có thể gây tử vong?

    (Thông tin sức khỏe) - Chắc chắn ai cũng đã từng bị mụn, nhất là các nốt mụn cám, mụn trứng cá, mụn viêm...
    10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim- Ảnh 1.

    10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

    (Thông tin sức khỏe) - Một số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những...

    [LIVE] Vì sao nặn mụn có thể gây tử vong?

    (Thông tin sức khỏe) - Chắc chắn ai cũng đã từng bị mụn, nhất là các nốt mụn cám, mụn trứng cá, mụn viêm...
    10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim- Ảnh 1.

    10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

    (Thông tin sức khỏe) - Một số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những...
    Dùng thuốc gây rụng tóc, chữa thế nào?- Ảnh 2.

    Dùng thuốc gây rụng tóc, chữa thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể là nguyên nhân gây rụng tóc. Việc điều trị sớm,...

    bạn Nên đọc!

    [LIVE] Vì sao nặn mụn có thể gây tử vong?

    (Thông tin sức khỏe) - Chắc chắn ai cũng đã từng bị mụn, nhất là các nốt mụn cám, mụn trứng cá, mụn viêm trên mặt. Và nhiều người vẫn có thói quen tự nặn mụn tại nhà, thế nhưng, đây lại là thói quen tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.