spot_img
26.7 C
Ho Chi Minh City
Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
More

    Loại thuốc giảm đau phổ biến có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ

    spot_img

    Đối với cơn đau đầu, đau cơ hoặc sốt… paracetamol dùng theo liều lượng khuyến cáo có tác dụng kỳ diệu trong việc loại bỏ cơn đau nhức và hạ sốt. Tuy nhiên, các vấn đề lâu dài và tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra bao gồm khó thở, thiếu máu, tổn thương gan, tổn thương thận và mệt mỏi…

    Song, đây không phải là các tác dụng phụ duy nhất. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy thực tế là những người dùng paracetamol thường xuyên trong thời gian dài có thể bị tăng huyết áp – yếu tố nguy cơ của bệnh tim và đột quỵ.

    Các nhà nghiên cứu cho biết tác dụng đối với huyết áp tương tự như tác dụng của thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen.

    Người phụ nữ dùng thuốc Paracetamol

    Dùng thuốc giảm đau paracetamol lâu dài tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

    Là một phần của nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh, 110 bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao được kê đơn 1g paracetamol, bốn lần một ngày hoặc dùng giả dược, trong hai tuần. 4g paracetamol mỗi ngày là liều lượng được kê đơn thường xuyên ở những bệnh nhân bị đau mạn tính. Những người được kê đơn thuốc có huyết áp tăng đáng kể so với những người dùng giả dược.

    Sự gia tăng này tương tự như mức tăng đối với thuốc chống viêm không steroid và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ lên khoảng 20%.

    Do đó, nhóm nghiên cứu cho biết những bệnh nhân được kê đơn thuốc giảm đau dài hạn nên được dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

    Giáo sư James Dear, Chủ tịch Khoa Dược lâm sàng tại Đại học Edinburgh, giải thích: “Nghiên cứu này cho thấy rõ ràng rằng acetaminophen (paracetamol), loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, làm tăng huyết áp, một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Do đó, bác sĩ và bệnh nhân nên cùng nhau xem xét rủi ro so với lợi ích, đặc biệt là khi bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chúng tôi đã chỉ ra rằng hai tuần điều trị bằng acetaminophen làm tăng huyết áp ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp (huyết áp cao),

    Để điều trị đau đầu hoặc sốt trong thời gian ngắn hạn, thì không gây vấn đề, nhưng nó cho thấy một nguy cơ mới được phát hiện đối với những người dùng thuốc này thường xuyên trong thời gian dài hơn, thường là cho cơn đau mạn tính.

    Giáo sư Sir Nilesh Samani, giám đốc y tế tại Quỹ Tim mạch Anh cho biết, những phát hiện này nhấn mạnh lý do tại sao các bác sĩ và bệnh nhân nên thường xuyên xem xét liệu có nhu cầu sử dụng thuốc liên tục hay không và luôn cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi dùng.

    Paracetamol có ở các dạng thuốc:

    – Viên nén – 500mg hoặc 1g

    – Viên nang – 500mg

    – Xi-rô để uống: 120mg, 250mg hoặc 500mg trong 5ml

    – Bột pha vào nước để uống…

    Đối với người lớn, liều thông thường là 500mg – 1g/lần. Các liều dùng cách nhau 4-6 giờ. Đối với trẻ em, hãy kiểm tra hướng dẫn trên nhãn để biết liều lượng cần dùng.

    Nếu bạn lo lắng về huyết áp và bất kỳ loại thuốc nào bạn dùng thường xuyên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.

    Loại thuốc giảm đau phổ biến có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ

    Đối với cơn đau đầu, đau cơ hoặc sốt… paracetamol dùng theo liều lượng khuyến cáo có tác dụng kỳ diệu trong việc loại bỏ cơn đau nhức và hạ sốt. Tuy nhiên, các vấn đề lâu dài và tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra bao gồm khó thở, thiếu máu, tổn thương gan, tổn thương thận và mệt mỏi…

    Song, đây không phải là các tác dụng phụ duy nhất. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy thực tế là những người dùng paracetamol thường xuyên trong thời gian dài có thể bị tăng huyết áp – yếu tố nguy cơ của bệnh tim và đột quỵ.

    Các nhà nghiên cứu cho biết tác dụng đối với huyết áp tương tự như tác dụng của thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen.

    Người phụ nữ dùng thuốc Paracetamol

    Dùng thuốc giảm đau paracetamol lâu dài tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

    Là một phần của nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh, 110 bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao được kê đơn 1g paracetamol, bốn lần một ngày hoặc dùng giả dược, trong hai tuần. 4g paracetamol mỗi ngày là liều lượng được kê đơn thường xuyên ở những bệnh nhân bị đau mạn tính. Những người được kê đơn thuốc có huyết áp tăng đáng kể so với những người dùng giả dược.

    Sự gia tăng này tương tự như mức tăng đối với thuốc chống viêm không steroid và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ lên khoảng 20%.

    Do đó, nhóm nghiên cứu cho biết những bệnh nhân được kê đơn thuốc giảm đau dài hạn nên được dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

    Giáo sư James Dear, Chủ tịch Khoa Dược lâm sàng tại Đại học Edinburgh, giải thích: “Nghiên cứu này cho thấy rõ ràng rằng acetaminophen (paracetamol), loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, làm tăng huyết áp, một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Do đó, bác sĩ và bệnh nhân nên cùng nhau xem xét rủi ro so với lợi ích, đặc biệt là khi bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chúng tôi đã chỉ ra rằng hai tuần điều trị bằng acetaminophen làm tăng huyết áp ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp (huyết áp cao),

    Để điều trị đau đầu hoặc sốt trong thời gian ngắn hạn, thì không gây vấn đề, nhưng nó cho thấy một nguy cơ mới được phát hiện đối với những người dùng thuốc này thường xuyên trong thời gian dài hơn, thường là cho cơn đau mạn tính.

    Giáo sư Sir Nilesh Samani, giám đốc y tế tại Quỹ Tim mạch Anh cho biết, những phát hiện này nhấn mạnh lý do tại sao các bác sĩ và bệnh nhân nên thường xuyên xem xét liệu có nhu cầu sử dụng thuốc liên tục hay không và luôn cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi dùng.

    Paracetamol có ở các dạng thuốc:

    – Viên nén – 500mg hoặc 1g

    – Viên nang – 500mg

    – Xi-rô để uống: 120mg, 250mg hoặc 500mg trong 5ml

    – Bột pha vào nước để uống…

    Đối với người lớn, liều thông thường là 500mg – 1g/lần. Các liều dùng cách nhau 4-6 giờ. Đối với trẻ em, hãy kiểm tra hướng dẫn trên nhãn để biết liều lượng cần dùng.

    Nếu bạn lo lắng về huyết áp và bất kỳ loại thuốc nào bạn dùng thường xuyên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ...

    Trẻ ho sặc sụa, quấy khóc, đừng chủ quan với nguy cơ mắc dị vật

    (Thông tin sức khỏe) - Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan khi thấy trẻ ho, quấy khóc chỉ nghĩ trẻ đùa nghịch,...
    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?- Ảnh 2.

    Khi mắc sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi những gì?

    (Thông tin sức khỏe) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường gặp vào mùa mưa. Hiện bệnh...

    bạn Nên đọc!

    Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.