spot_img
28.2 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 18 Tháng 7, 2025
More

    Lợi và hại của tia cực tím đến sức khỏe

    spot_img

    Đây là tia có bước sóng thấp, tần số cao và không nhìn được bằng mắt thường.

    Cường độ tia cực tím (Ultraviolet Index – UVI) thay đổi theo thời gian trong ngày và theo mùa bởi nhiều yếu tố. Các khu vực càng gần xích đạo, mặt trời lên càng cao, trời càng ít mây… thì UVI càng cao. Giữa trưa mùa hè là thời điểm UVI đạt tối đa. Chỉ số này càng cao càng có khả năng gây tổn thương cho da sớm.

    Tia cực tím không chỉ xuất hiện nhiều ở những ngày nắng nóng mà còn tồn tại kể cả khi trời mưa hay âm u.

    Tia cực tím không chỉ xuất hiện nhiều ở những ngày nắng nóng mà còn tồn tại kể cả khi trời mưa hay âm u.

    Tia UV là gì? Có bao nhiêu loại tia UV?

    Tia UV có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, chống còi xương, chữa một số bệnh ngoài da… Tuy nhiên nếu cường độ lớn và thường xuyên phải tiếp xúc với tia UV có thể gây tác hại cho cơ thể.

    Tia UV gồm ba loại A, B và C, trong đó tia UVC là tia có năng lượng lớn nhất gây hại cho cơ thể nhất, tuy nhiên do sự hấp thụ của tầng ozone nên gần như toàn bộ tia UVC bị ngăn chặn. Tia UVA chiếm 95% lượng tia cực tím xuống trái đất và tia UVB chiếm 5%.

    • Tia UVA: có bước sóng ánh sáng dài nhất, dao động từ 380 – 315 nm. Loại tia này chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất trong ánh sáng mặt trời, chiếm từ 95% – 97%. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhăn da và lão hóa da, nhất là ở phụ nữ.
    • Tia UVB: có bước sóng ánh sáng ở mức trung bình, dao động từ 315 – 280 nm. Đây là loại tia có năng lượng nhiều hơn tia UVA ở phía trên. Tia UVB tác động mạnh lên bề mặt của làn da và gây ra hiện tượng đỏ da, cháy nắng và tệ hơn nữa là bệnh ung thư da.
    • Tia UVC: có bước sóng ánh sáng ngắn nhất trong các loại tia UV, dao động từ 280 – 100 nm. Loại tia này có năng lượng nhiều nhất trong các tia UV. Đồng thời là loại tia duy nhất bị ngăn chặn hoàn toàn bởi tầng khí quyển ozon. Vì vậy, loại tia này chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến làn da và đôi mắt của con người.

    Lợi và hại của tia UV đến sức khỏe con người

    Các đối tượng dễ bị tổn thương do tia UV

    Trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị tổn thương trước tác hại của tia UV do sự khác biệt về đặc điểm cấu trúc da ở độ tuổi này. Người bị cháy nắng khi còn nhỏ có nguy cơ ung thư da cao hơn về sau.

    Người thường xuyên làm việc ngoài trời như nông dân, thợ điện, shipper, lao công, người bán hàng rong… thuộc nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh da liễu do tia UV và nắng nóng. Ngoài các tác động lên da, tia UV còn có ảnh hưởng nhiều đến mắt và hệ miễn dịch của người bệnh.

    Lợi ích của tia UV

    • Giúp kích hoạt vitamin D.
    • Điều trị một số bệnh liên quan đến da.
    • Có công dụng thúc đẩy các quá trình hoạt động chính của cơ thể.

    Tác hại của tia UV

    • Bên cạnh một số lợi ích kể trên, tia UV lại gây ra khá nhiều tác hại đến con người.
    • Ung thư da. Da tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời thì có thể gây ra hiện tượng ung thư da. Ngoài ra, tia UV còn làm tăng nguy cơ lão hóa da, có khả năng phá hủy collagen ở lớp trên cùng của da.
    • Cháy nắng da. Hầu hết mọi người khi đi ra biển vào mùa hè, nếu ở ngoài nắng quá lâu mà không có các biện pháp chống nắng thì sẽ gây ra hiện tượng cháy nắng da.
    • Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
    • Tổn thương mắt như: đục thủy tinh thể, suy hoại đến võng mạc và cườm mắt, thậm chí gây ra tình trạng lòa hay mù mắt.
    Tia UV có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D, chống còi xương, chữa một số bệnh ngoài da... Tuy nhiên nếu cường độ lớn và thường xuyên phải tiếp xúc với tia UV có thể gây tác hại cho cơ thể. Ảnh minh họa

    Nếu cường độ lớn và thường xuyên phải tiếp xúc với tia UV có thể gây tác hại cho cơ thể. Ảnh minh họa.

    Các biện pháp ngăn chặn tác hại của tia UV

    Để phòng tránh tác hại của tia UV, bác sĩ khuyến cáo:

    • Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian 10h-16h, nhất là khoảng 11h-14h hàng ngày.
    • Nếu phải ra ngoài, nên mặc các loại quần áo dài tay, đeo khẩu trang, đội mũ nón rộng vành có chất liệu dày dặn, thấm mồ hôi, thoáng mát. Ngoài ra, có thể mặc một số trang phục chuyên nghiệp, trong đó chứa nhiều hợp chất có công dụng chống nắng
    • Đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng nhằm bảo vệ mắt và vùng da quanh mắt. Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 và PA từ 3+ trở lên.
    • Sử dụng kem chống nắng: Dùng những loại kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên để có thể ngăn chặn 2 loại tia UVA và UVB.
    • Tránh ăn các đồ chua, thức ăn nhiều dầu mỡ. Tăng cường bổ sung rau và các loại trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày.

    Tia UV bao nhiêu là có hại?

    • Tia cực tím UVA (380-315 nm): có thể xuyên qua mây mù, không khí và gây lão hóa da.
    • Tia cực tím UVB (315-280 nm): vẫn có khả năng xuyên một phần qua lớp Ozone và khí quyển, gây say nắng, tổn thương và làm đen da.
    • Tia cực tím UVC (280-100 nm): là tia UV có năng lượng cao nhất, bị tầng Ozone chặn lại, gây ung thư da mà hại mắt.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bản Tin Y Tế 13/7: Nối lại thành công bàn tay bị chém lìa của nam TikToker ở Thái Nguyên

    (Thông tin sức khỏe) - Nối lại thành công bàn tay bị chém lìa của nam TikToker ở Thái Nguyên; Bật báo động đỏ...
    Ăn quả bơ có giúp giảm cân không?- Ảnh 1.

    Ăn quả bơ có giúp giảm cân không?

    (Thông tin sức khỏe) – Quả bơ có nguồn dinh dưỡng dồi dào, giàu vitamin, khoáng chất cùng hàm lượng cao chất béo lành...

    Bản Tin Y Tế 13/7: Nối lại thành công bàn tay bị chém lìa của nam TikToker ở Thái Nguyên

    (Thông tin sức khỏe) - Nối lại thành công bàn tay bị chém lìa của nam TikToker ở Thái Nguyên; Bật báo động đỏ...
    Ăn quả bơ có giúp giảm cân không?- Ảnh 1.

    Ăn quả bơ có giúp giảm cân không?

    (Thông tin sức khỏe) – Quả bơ có nguồn dinh dưỡng dồi dào, giàu vitamin, khoáng chất cùng hàm lượng cao chất béo lành...
    Ăn quả bơ thế nào giúp giảm cân ở người béo?- Ảnh 1.

    Ăn quả bơ thế nào giúp giảm cân ở người béo?

    (Thông tin sức khỏe) – Để đạt được mục tiêu giảm cân từ quả bơ cần cân bằng lượng calo mục tiêu trong kế...

    bạn Nên đọc!

    Bản Tin Y Tế 13/7: Nối lại thành công bàn tay bị chém lìa của nam TikToker ở Thái Nguyên

    (Thông tin sức khỏe) - Nối lại thành công bàn tay bị chém lìa của nam TikToker ở Thái Nguyên; Bật báo động đỏ mổ cấp cứu người đàn ông bị xiên vịt nướng cắm xuyên cổ; Thai phụ 29 tuổi rơi vào nguy kịch sau vài giờ mổ sinh phải thay máu toàn bộ cơ thể,... Đây đều là những thông tin có trong bản tin y tế ngày hôm nay.

    Lợi và hại của tia cực tím đến sức khỏe

    Đây là tia có bước sóng thấp, tần số cao và không nhìn được bằng mắt thường.

    Cường độ tia cực tím (Ultraviolet Index – UVI) thay đổi theo thời gian trong ngày và theo mùa bởi nhiều yếu tố. Các khu vực càng gần xích đạo, mặt trời lên càng cao, trời càng ít mây… thì UVI càng cao. Giữa trưa mùa hè là thời điểm UVI đạt tối đa. Chỉ số này càng cao càng có khả năng gây tổn thương cho da sớm.

    Tia cực tím không chỉ xuất hiện nhiều ở những ngày nắng nóng mà còn tồn tại kể cả khi trời mưa hay âm u.

    Tia cực tím không chỉ xuất hiện nhiều ở những ngày nắng nóng mà còn tồn tại kể cả khi trời mưa hay âm u.

    Tia UV là gì? Có bao nhiêu loại tia UV?

    Tia UV có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, chống còi xương, chữa một số bệnh ngoài da… Tuy nhiên nếu cường độ lớn và thường xuyên phải tiếp xúc với tia UV có thể gây tác hại cho cơ thể.

    Tia UV gồm ba loại A, B và C, trong đó tia UVC là tia có năng lượng lớn nhất gây hại cho cơ thể nhất, tuy nhiên do sự hấp thụ của tầng ozone nên gần như toàn bộ tia UVC bị ngăn chặn. Tia UVA chiếm 95% lượng tia cực tím xuống trái đất và tia UVB chiếm 5%.

    • Tia UVA: có bước sóng ánh sáng dài nhất, dao động từ 380 – 315 nm. Loại tia này chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất trong ánh sáng mặt trời, chiếm từ 95% – 97%. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhăn da và lão hóa da, nhất là ở phụ nữ.
    • Tia UVB: có bước sóng ánh sáng ở mức trung bình, dao động từ 315 – 280 nm. Đây là loại tia có năng lượng nhiều hơn tia UVA ở phía trên. Tia UVB tác động mạnh lên bề mặt của làn da và gây ra hiện tượng đỏ da, cháy nắng và tệ hơn nữa là bệnh ung thư da.
    • Tia UVC: có bước sóng ánh sáng ngắn nhất trong các loại tia UV, dao động từ 280 – 100 nm. Loại tia này có năng lượng nhiều nhất trong các tia UV. Đồng thời là loại tia duy nhất bị ngăn chặn hoàn toàn bởi tầng khí quyển ozon. Vì vậy, loại tia này chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến làn da và đôi mắt của con người.

    Lợi và hại của tia UV đến sức khỏe con người

    Các đối tượng dễ bị tổn thương do tia UV

    Trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị tổn thương trước tác hại của tia UV do sự khác biệt về đặc điểm cấu trúc da ở độ tuổi này. Người bị cháy nắng khi còn nhỏ có nguy cơ ung thư da cao hơn về sau.

    Người thường xuyên làm việc ngoài trời như nông dân, thợ điện, shipper, lao công, người bán hàng rong… thuộc nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh da liễu do tia UV và nắng nóng. Ngoài các tác động lên da, tia UV còn có ảnh hưởng nhiều đến mắt và hệ miễn dịch của người bệnh.

    Lợi ích của tia UV

    • Giúp kích hoạt vitamin D.
    • Điều trị một số bệnh liên quan đến da.
    • Có công dụng thúc đẩy các quá trình hoạt động chính của cơ thể.

    Tác hại của tia UV

    • Bên cạnh một số lợi ích kể trên, tia UV lại gây ra khá nhiều tác hại đến con người.
    • Ung thư da. Da tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời thì có thể gây ra hiện tượng ung thư da. Ngoài ra, tia UV còn làm tăng nguy cơ lão hóa da, có khả năng phá hủy collagen ở lớp trên cùng của da.
    • Cháy nắng da. Hầu hết mọi người khi đi ra biển vào mùa hè, nếu ở ngoài nắng quá lâu mà không có các biện pháp chống nắng thì sẽ gây ra hiện tượng cháy nắng da.
    • Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
    • Tổn thương mắt như: đục thủy tinh thể, suy hoại đến võng mạc và cườm mắt, thậm chí gây ra tình trạng lòa hay mù mắt.
    Tia UV có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D, chống còi xương, chữa một số bệnh ngoài da... Tuy nhiên nếu cường độ lớn và thường xuyên phải tiếp xúc với tia UV có thể gây tác hại cho cơ thể. Ảnh minh họa

    Nếu cường độ lớn và thường xuyên phải tiếp xúc với tia UV có thể gây tác hại cho cơ thể. Ảnh minh họa.

    Các biện pháp ngăn chặn tác hại của tia UV

    Để phòng tránh tác hại của tia UV, bác sĩ khuyến cáo:

    • Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian 10h-16h, nhất là khoảng 11h-14h hàng ngày.
    • Nếu phải ra ngoài, nên mặc các loại quần áo dài tay, đeo khẩu trang, đội mũ nón rộng vành có chất liệu dày dặn, thấm mồ hôi, thoáng mát. Ngoài ra, có thể mặc một số trang phục chuyên nghiệp, trong đó chứa nhiều hợp chất có công dụng chống nắng
    • Đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng nhằm bảo vệ mắt và vùng da quanh mắt. Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 và PA từ 3+ trở lên.
    • Sử dụng kem chống nắng: Dùng những loại kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên để có thể ngăn chặn 2 loại tia UVA và UVB.
    • Tránh ăn các đồ chua, thức ăn nhiều dầu mỡ. Tăng cường bổ sung rau và các loại trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày.

    Tia UV bao nhiêu là có hại?

    • Tia cực tím UVA (380-315 nm): có thể xuyên qua mây mù, không khí và gây lão hóa da.
    • Tia cực tím UVB (315-280 nm): vẫn có khả năng xuyên một phần qua lớp Ozone và khí quyển, gây say nắng, tổn thương và làm đen da.
    • Tia cực tím UVC (280-100 nm): là tia UV có năng lượng cao nhất, bị tầng Ozone chặn lại, gây ung thư da mà hại mắt.

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Bản Tin Y Tế 13/7: Nối lại thành công bàn tay bị chém lìa của nam TikToker ở Thái Nguyên

    (Thông tin sức khỏe) - Nối lại thành công bàn tay bị chém lìa của nam TikToker ở Thái Nguyên; Bật báo động đỏ...
    Ăn quả bơ có giúp giảm cân không?- Ảnh 1.

    Ăn quả bơ có giúp giảm cân không?

    (Thông tin sức khỏe) – Quả bơ có nguồn dinh dưỡng dồi dào, giàu vitamin, khoáng chất cùng hàm lượng cao chất béo lành...

    Bản Tin Y Tế 13/7: Nối lại thành công bàn tay bị chém lìa của nam TikToker ở Thái Nguyên

    (Thông tin sức khỏe) - Nối lại thành công bàn tay bị chém lìa của nam TikToker ở Thái Nguyên; Bật báo động đỏ...
    Ăn quả bơ có giúp giảm cân không?- Ảnh 1.

    Ăn quả bơ có giúp giảm cân không?

    (Thông tin sức khỏe) – Quả bơ có nguồn dinh dưỡng dồi dào, giàu vitamin, khoáng chất cùng hàm lượng cao chất béo lành...
    Ăn quả bơ thế nào giúp giảm cân ở người béo?- Ảnh 1.

    Ăn quả bơ thế nào giúp giảm cân ở người béo?

    (Thông tin sức khỏe) – Để đạt được mục tiêu giảm cân từ quả bơ cần cân bằng lượng calo mục tiêu trong kế...

    bạn Nên đọc!

    Bản Tin Y Tế 13/7: Nối lại thành công bàn tay bị chém lìa của nam TikToker ở Thái Nguyên

    (Thông tin sức khỏe) - Nối lại thành công bàn tay bị chém lìa của nam TikToker ở Thái Nguyên; Bật báo động đỏ mổ cấp cứu người đàn ông bị xiên vịt nướng cắm xuyên cổ; Thai phụ 29 tuổi rơi vào nguy kịch sau vài giờ mổ sinh phải thay máu toàn bộ cơ thể,... Đây đều là những thông tin có trong bản tin y tế ngày hôm nay.